Tích hợp phê bình sinh thái trong các hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 71 - 84)

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4,

2.2.3. Tích hợp phê bình sinh thái trong các hoạt động ngoại khóa

 Vị trí

Hoạt động ngoại khóa là hình thức học tập Tiếng Việt ngoài giờ lên lớp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những kiến thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú và góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.

Tham gia hoạt động ngoại khóa về Tiếng Việt, học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Nội dung hoạt động ngoại khoá thường liên quan tới nội dung học tập trong chương trình, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm các em tham gia. Do đó

nó không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, các hoạt động này còn giúp các em có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế, được trực tiếp giao lưu với môi trường xung quanh. Đây được xem là một trong những con đường hữu hiệu để vận dụng quan điểm phê bình sinh thái vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.

 Khả năng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt.

Hoạt động này được tiến hành tương đối thuận lợi và có hiệu quả vì:

- Dễ chủ động về mọi phương diện tổ chức, không bị ràng buộc nhiều bởi thời khoá biểu các môn học trong chương trình thực tế hiện nay.

- Các vấn đề môi trường diễn ra xung quang học sinh hết sức đa dạng và sinh động. Bản thân các cơ hội giáo dục môi trường trong chương trình dạy chưa đủ phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trường ra khỏi cuộc sống thực tại đang chi phối đến quá trình phát triển nhân cách người học. - Học sinh cần có được cơ hội thực tiễn để thực hiện trách nhiệm công dân, việc tích luỹ kinh nghiệm sống là một yếu tố quan trọng trong giáo dục. - Sự thay đổi thái độ, hành vi và việc định hình các giá trị môi trường trong học sinh chỉ thực sự có ý nghĩa giáo dục khi những điều này xảy ra trong bối cảnh có thực.

 Các hình thức hoạt động ngoại khóa

Hình thức hoạt động ngoại khóa có thể dử dụng khi dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái rất phong phú và đa dạng. Thông thường nó được chia thành hai loại lớn:

+ Các hoạt động ngoại khóa trong phạm vi lớp học, trường học + Các hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường

2.2.3.1. Các hoạt động ngoại khóa trong phạm vi lớp học, trường học

Báo tường

Có nhiều hình thức làm báo trong trường học: báo tường, báo băng, báo quyển… Ở Tiểu học, hình thức thông dụng là báo tường.

Báo tường là tờ báo chung của một tổ, một lớp. Mọi thành viên trong tổ hoặc lớp đều có quyền tham gia viết bài theo các chủ đề do lớp, Sao nhi đồng hay Đội thiếu niên nêu ra.

Thi viết báo tường, học sinh được tập dượt trên nhiều thể loại: làm thơ, viết chuyện, tiểu phẩm, bình luận về một vấn đề, phát biểu ý kiến,… Thực chất mỗi bài báo là một bài làm văn mà người viết được tự do chọn đề tài và thể loại. Vì thế khi tham gia viết báo, học sinh được rèn luyện cách dùng từ, đặt câu, khả năng sử dụng ngôn ngữ. Cùng với đó, khi làm báo tường để viết ra một bài báo hay học sinh cần đi sâu tìm hiểu chủ đề của tờ báo, qua đó sẽ tích lũy cho các em một lượng kiến thức không nhỏ xung quanh chủ đề đó.

 Ví dụ:

Thiết kế một cuộc thi làm báo tường với chủ đề “Bảo vệ môi trường”

KẾ HOẠCH

Tổ chức cuộc thi làm báo tường chào mừng ngày môi trường thế giới 05/06 I. Mục đích - yêu cầu

1. Mục đích

- Chào mừng ngày môi trường thế giới 05/06/2019

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh cho học sinh - Tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Cung cấp cho học sinh các kiến thức về thiên nhiên, phát huy khả năng sáng tạo, bày tỏ quan điểm của bản thân trước các vấn đề về môi trường sống hiện nay.

2. Yêu cầu: Mỗi một tập thể lớp hoàn thành 1 sản phẩm để tham gia cuộc thi đảm bảo chất lượng và thời gian. Các bài báo phải được trình bày đúng thể lệ cuộc thi.

II. Thời gian - Địa điểm

- Thời gian bắt đầu: 10/05/2019 - Thời gian thu sản phẩm: 18/05/2019

- Trưng bày sản phẩm và công bố kết quả ngày 20/05/2019 - Địa điểm thu sản phẩm: Văn phòng Đội

1. Nội dung

- Chủ đề: Chào mừng ngày môi trường thế giới 05/06/2019 - Nhan đề tờ báo: Hay, có ý nghĩa, sáng tạo, phù hợp với chủ đề

- Nội dung bài viết: Có thể viết về các nội dung liên quan về môi trường, các danh lam thắng cảnh thiên nhiên, các tấm gương bảo vệ môi trường,…

- Thể loại: Xã luận, truyện ngắn, thơ, truyện cười, châm ngôn, bài hát,… 2. Hình thức

- Trình bày trên khổ giấy A0, viết trên một mặt giấy theo khổ dọc - Chữ viết tay. Trang trí đẹp, trình bày khoa học, có tính sáng tạo 3. Thể lệ

Ban tổ chức đánh giá cao các bài viết đầu tư công phu, phong phú, nhiều thể loại, nêu được những vấn đề thiết thực với môi trường hiện nay, tự sáng tác và có chất lượng tốt.

- Đầu báo: Phải có tên lớp, huy hiệu Đội, nhan đề tờ báo

- Thân báo: Phù hợp với chủ đề và được trình bày bằng chữ viết tay

- Chuyên mục: Có 3 thể loại bắt buộc theo quy định: Xã luận, truyện ngắn, thơ - Hình thức trang trí: Trang trí vẽ bằng tay, màu sắc hài hòa

4. Tiêu chí chấm điểm : cụ thể như sau: Tổng 100 điểm 4.1. Đầu báo (20 điểm)

- Đầy đủ theo quy định, cân đối, hài hòa, ấn tượng (10 điểm) - Tiêu đề có ý nghĩa với chủ đề, sáng tạo (10 điểm)

4.2. Nội dung (60 điểm)

- Lời ngỏ, tựa đề có ý nghĩa với chủ đề môi trường (10 điểm)

- Đủ chuyên mục, các bài viết tự sáng tác là chủ yếu, hạn chế sưu tầm (10 điểm) - Các bài viết đúng nội dung chủ để cuộc thi (10 điểm)

- Nội dung các bài viết hay, có ý nghĩa, có cảm xúc (10 điểm)

- Bố cục trình bày hài hòa, cân đối rõ ràng, màu sắc trang nhã, phù hợp, trang trí đẹp (5 điểm).

- Chữ viết tay đẹp, rõ ràng, dễ đọc (10 điểm) - Có sự sáng tạo (5 điểm)

5. Quy định xét giải thưởng

- Xét các cuốn báo có tổng số điểm từ 50 điểm trở lên theo thứ tự cao nhất từ trên xuống dưới theo thứ tự giải.

- Các cuốn báo không đúng quy định, không đủ các thể loại, thiếu tiêu chí, vi phạm bản quyền, các bài viết chủ yếu sưu tầm đều bị loại khỏi cuộc thi. IV. Cơ cấu giải thưởng: Ban tổ chức sẽ chấm điểm và chọn ra: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích.

Thi đọc thơ, kể chuyện, thuyết trình,…

Các cuộc thi này góp phần rèn luyện các kĩ năng được hình thành và phát triển qua các tiết tập đọc, kể chuyện. Đồng thời nó có tác dụng bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tình yêu đối với văn học và chương trình Tiếng Việt.

Các cuộc thi này có thể tổ chức với quy mô lớn, vận động học sinh toàn trường cùng tham gia. Cuộc thi cũng có thể tổ chức gọn nhẹ trong phạm vi lớp học nhân kết thúc học kì, sau một vài tuần khi kết thúc một chủ đề lớn theo sách giáo khoa Tiếng Việt.

Nhằm mục đích giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, giáo viên tổ chức các buổi giao lưu, các cuộc thi kể chuyện, đọc thơ,… với chủ đề thiên nhiên cho học sinh. Ngoài các mục đích rèn luyện và phát triển các kĩ năng tiếng Việt, các hoạt động này có tác dụng rất lớn trong việc truyền tải ý thức sinh thái cho các em. Học sinh được trình bày nội dung mình yêu thích, bày tỏ quan điểm của bản thân với môi trường xung quanh.

Để đạt hiệu quả cao, muốn tổ chức một cuộc thi đọc thơ, kể chuyện, thuyết trình,… cần đảm bảo đủ các công việc sau:

- Xác định chủ đề của cuộc thi - Xác định rõ mục đích - yêu cầu - Lập kế hoạch

- Tổ chức cuộc thi - Tổng kết đánh giá.  Ví dụ:

Chủ đề: Em yêu thiên nhiên

KẾ HOẠCH

I. Mục đích - Yêu cầu 1. Mục đích

- Nhiệt liệt chào mừng 88 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 26/03/2019.

- Nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh về các danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan du lịch.

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, giới thiệu về về cảnh sắc thiên nhiên và nét đẹp văn hóa, con người của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

2. Yêu cầu

- Các lớp tham gia đầy đủ: lớp 1, 2, 3 mỗi lớp 01 học sinh, lớp 4, 5, mỗi lớp 1 - 2 học sinh tham gia.

II. Nội dung - Thể lệ

1. Nội dung: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam mà em yêu thích.

2. Thể lệ

- Cuộc thi diễn ra theo 2 vòng:

+ Vòng sơ khảo: Mỗi thí sinh dự thi chuẩn bị một bài thuyết trình về một danh làm thắng cảnh mà em yêu thích trên đất nước Việt Nam.

+ Vòng chung kết: Các thí sinh vượt qua vòng sơ khảo chuẩn bị bài thuyết trình về một danh làm thắng cảnh mà em yêu thích trên đất nước Việt Nam (có thể lấy bài đã dự thi ở vòng sơ khảo hoặc chuẩn bị một bài bài thuyết trình về một danh lam thắng cảnh khác) và kết hợp bày tỏ ý kiến cá nhân: Em cần làm gì để bảo vệ, gìn giữ vẻ đẹp, môi trường tại địa điểm em đang giới thiệu. - Thời gian trình bày: Tối đa 5 phút

- Khuyến khích các lớp có minh họa bằng vẽ tranh, hát, múa, trình chiếu hình ảnh, video,… để phần giới thiệu thêm sinh động.

III. Thời gian

- Thời gian thi vòng sơ khảo: 14h00 ngày 11/03/2019 - Thời gian thi vòng chung kết: 14h00 ngày 24/03/2019

Các trò chơi tiếng Việt

 Khái niệm:

Trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt là hình thức học sinh tham gia các trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm mục đích giải quyết nhiệm vụ học tập. Thông qua đó học sinh khám phá được những kiến thức mới, củng cố những gì đã học, rèn các kĩ năng trong học tập và cuộc sống.

 Tác dụng

Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cố vốn tri thức tiếng Việt, phát triển vốn từ,… hoặc khéo léo truyền đạt, giáo dục một nội dung, kĩ năng nào đó cho học sinh. Các trò chơi này có thể xen kẽ trong các bài học nhằm làm cho không khí lớp học thêm sôi nổi.

Làm giảm sự căng thẳng của giờ học. Tạo môi trường học mà chơi, chơi mà học, kích thích sự hứng thú, ham học hỏi ở học sinh.

Khi dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái, việc sử dụng trò chơi học tập lồng ghép là cần thiết. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, nó còn giúp cho đạt tới các mục tiêu về giáo dục môi trường một cách nhanh hơn. Thông qua các trò chơi lấy chủ đề thiên nhiên làm trọng tâm khai thác, hay các trò chơi điện tử với giao diện thiết kế về môi trường, sẽ giúp truyền tải ý thức sinh thái học sinh.

 Cách tiến hành

Bước 1 : Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2 : Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ,…). - Giáo viên phổ biến luật chơi cho học sinh.

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Tổng kết, đánh giá sau trò chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. - Công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân, tuyên dương và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc (nếu có).

- Rút ra nội dung kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.  Ví dụ:

Thiết kế - tổ chức trò chơi giải ô chữ chủ đề “ Thiên nhiên quanh ta”

Sau khi học kết thúc chủ đề Con người và thiên nhiên (Tuần 7 - Tuần 9 Tiếng Việt 5) nhằm giúp học sinh củng cố lại các kiến thức, vốn từ đã học ở chủ đề này và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Vào giờ hoạt động ngoại khóa giáo viên tổ chức trò chơi “giải ô chữ” cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ Chọn đội chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi

+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Ban tổ chức sẽ đưa ra hệ thống các ô chữ kèm theo câu hỏi cho các đội chơi. Các đội chơi lần lượt chọn ô hàng ngang câu hỏi mà mình thích. Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào hiểu biết của mình cũng như gợi ý của chương trình, cùng nhau bàn bạc đưa ra đáp án cho câu hỏi. Đáp án được viết ra bảng con, sau thời gian 1 phút các đội giơ bảng kết quả của mình. Đội trả lời đúng ô hàng ngang mà mình chọn được 15 điểm, các đội khác được được 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Trong mỗi hàng ngang đều có một ô chữ tối màu hơn, đây chính là ô chữ chìa khóa. Trả lời xong tất cả 14 câu hỏi hàng ngang các đội sẽ thu được 14 ô chìa khóa tương ứng, sắp xếp 14 chữ cái ở 14 ô chìa khóa theo thứ tự thích hợp để tìm ra từ khóa bí mật của cuộc chơi. Đội nào có đáp án từ khóa đúng và nhanh nhất sẽ được 50 điểm.

Sau khi kết thúc trò chơi đội nào có tổng số điểm cao nhất là đội chiến thắng.

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

+ Từng đội chơi lần lượt được lựa chọn các ô hàng ngang mà em thích để nhận câu hỏi, các đội chơi còn lại cùng trả lời cho đến khi hết 14 hàng ngang.

 Hệ thống các câu hỏi cho các ô hàng ngang như sau:

1. Từ ngữ miêu tả không gian theo chiều rộng? (Gồm 5 ô vuông)

2. Loại quả đặc trưng ở vùng núi Tây Bắc, khi chín có màu đỏ, mùi thơm ngào ngạt, dùng để làm thuốc và gia vị? (Gồm 7 ô vuông) 3. Trong bài tập đọc những người bạn tốt, khi A-ri-ôn nhảy xuống biến,

loài vật nào đã cứu ông? (Gồm 5 ô vuông) 4. …. là tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi

sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết đi. (Gồm 7 ô vuông)

5. Rừng được hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người được gọi là rừng gì? (Gồm 14 ô vuông)

6. Trong bài tập đọc Tiếng vọng, vì sự vô tâm của cậu bé trong đêm mưa bão đã dẫn đến cái chết của loài vật nào? (Gồm 6 ô vuông) 7. Nhà máy thủy điện Hòa Bình - công trình thủy điện lớn đầu tiên của

nước ta được xây dựng trên dòng sông nào? (Gồm 6 ô vuông) 8. Trong câu chuyện Người đi săn và con nai ai đã khuyên người đi săn

đừng bắn con nai? (Gồm 8 ô vuông)

9. Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bòng chim. Tìm quan hệ từ trong câu trên. (Gồm 7 ô vuông)

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)