Quá trình hình thành và phát triển của công ty cp kinh doanh khí hoá lỏng miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền bắc (Trang 29)

1.3 .Cơ sở của quản trị nhân sự

1.3.2 .Cơ sở pháp lý trong quản trị nhân sự ở Việt Nam

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cp kinh doanh khí hoá lỏng miền

hoá lỏng miền bắc

2.1.1. Sự ra đời

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC

Tên giao dich: PETROVIETNAM NORTHERN GAS JOIN STOCK COMPANY

Tên viết tắt: PVGAS NORTH

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Viện Dầu Khí, 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc là Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa hạch toán kinh tế độc lập do Tổng Công ty Khí chiếm giữ trên 43% cổ phần, có con dấu riêng để giao dịch và được mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng và kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Công ty CP Kinh doanh Khí hoá lỏng miền Bắc tiền thân là Xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền Bắc thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí được thành lập theo quyết định số 206/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2000 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Xí nghiệp Kinh doanh sản phẩm khí miền Bắc đã xác định mục tiêu chiến lược là phát triển thành đầu mối kinh doanh LPG tại thị trường miền Bắc (từ Đà nẵng trở ra) của ngành Dầu khí, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2005, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã phát triển không ngừng, đã có ảnh

huởng rõ ràng tới thị trường miền Bắc, tạo dựng được uy tín cho thương hiệu PetroVietNamGas.

Ngày 12/4/2006 theo Quyết định số 826/QĐ-DKVN của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Công ty kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Kinh doanh các sản phẩm khí miền Bắc.

Trải qua gần 15 năm kinh doanh trong lĩnh vực phân phối LPG, thị phần của công ty không ngừng tăng trưởng theo từng năm và tới năm 2014, thị phần đã đạt khoảng 30% thị phần tiêu thụ LPG miền Bắc. Nhờ vậy, doanh thu của công ty cũng tăng trưởng tương ứng, từ khoảng 100 tỷ đồng năm 2002 (Khi đó là xí nghiệp), cho tới năm 2014 đã đạt gần 4.153 tỷ đồng.

2.1.2. Mục tiêu và ngành nghề của Công ty 2.1.2.1 Mục tiêu của Công ty 2.1.2.1 Mục tiêu của Công ty

-Thu lợi nhuận tối đa;

-Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông;

-Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và tinh thần của người lao động;

-Phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh; -Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty

-Kinh doanh khí hoá lỏng và các sản phẩm dầu khí;

-Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện; kho bãi; trạm chiết nạp khí hoá lỏng;

-Dịch vụ vận tải khí hoá lỏng;

-Tư vấn, thiết kế, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy thiết bị và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gas;

-Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;

-Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; -Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hoá;

-Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với chai chứa khí hóa lỏng và các thiết bị chịu áp lực.

2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty 2.1.3.1 Đặc điểm về tổ chức 2.1.3.1 Đặc điểm về tổ chức

Với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. (Sơ đồ cơ cấu tổ chức được trình bày ở dưới).

Hiện tại Công ty gồm có 3 công ty con trực thuộc là Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh khí hóa lỏng Nam Định và Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Trung do Công ty CP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc đầu tư 100% vốn và các đơn vị này hạch toán hoàn toàn độc lập nhằm đảm bảo các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã được giao trong kỳ kế hoạch.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TC - HC PHÒNG TC - KT PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÒNG AN TOÀN CHẤT LƯỢNG BAN QUẢN DỰ ÁN CÁC KHO ĐẦU MỐI

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

CÁC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRỰC

THUỘC

CÁC CÔNG TY MÀ CÔNG TY GÓP VỐN HOẶC LIÊN DOANH

2.1.3.2 Đặc điểm về lao động.

Phân theo chất lượng lao động, giới tính:

Tính đến 31 tháng 12 năm 2014 toàn Công ty có 305 cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động trong Công ty (2012 – 2014)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 SL % SL % SL % Tổng số lao động 220 253 305

Phân theo trình độ, cấp bậc, giới tính

Đại học, trên đại học 81 36,82 102 40,32 131 42,95 Trung cấp + cao đẳng 48 21,82 63 24,9 77 25,25 Công nhân kỹ thuật 22 10 36 14,23 67 21,97 Lao động phổ thông 69 31,36 52 20,55 30 9,83 Nam 169 76,36 195 77,08 243 79,67 Nữ 51 23,64 58 22,92 62 20,33

(Nguồn: Phòng TC-HC)

* Nhận xét: Như vậy lao động trong năm 2014 là cao nhất; điều này

chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, ngày càng mở rộng thu hút thêm được lao động.

Căn cứ vào số liệu trên ta thấy chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, lao động có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo dần thay thế lao động có trình độ thấp hơn, lao động chưa qua đào tạo (Lao động phổ thông). Điều này cho chúng ta thấy Công ty rất chú trọng đến công tác nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV Công ty, đồng thời công tác đào tạo cũng rất được quan tâm. Lao động có trình độ cao quyết định năng suất lao động của

Công ty, trong thời kỳ nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi Công ty luôn luôn có những chính sách để nâng cao trình độ chuyên môn cho tập thể doanh nghiệp.

Như vậy hiện nay trình độ thì đội ngũ lao động phổ thông trong Công ty chiếm tỷ lệ không cao (khoảng 9,83 % so với tổng số lao động trong Công ty), công nhân kỹ thuật và lao động có trình độ đại học, trên đại học lại chiếm tỷ lệ rất lớn là điều kiện thuận lợi cho một đơn vị kinh doanh. Hơn nữa số lao động phổ thông chủ yếu đảm nhận công việc bốc xếp, bảo vệ trạm chiết nạp, vận chuyển bình gas từ nơi chiết nạp lên xe hàng, đây là công việc không yêu cầu về mặt kỹ thuật nhiều mà chỉ yêu cầu về sức khoẻ và sự cẩn thận nên việc sử dụng lao động phổ thông là hợp lý, tiết kiệm quỹ lương, đồng thời giúp cho việc bố trí sử dụng lao động trong quản trị nhân sự của Công ty được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Về cơ cấu theo giới, theo số liệu trên thì số lao động nữ toàn Công ty hiện tại là 62 người. Đa phần lực lượng lao động này làm việc trong khối văn phòng. Đây cũng là một trong những đặc điểm khiến lực lượng lao động của Công ty ít có sự biến động. Về số lượng lao động thì hiện nay vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế đặt ra song về cơ cấu lại khá ổn định đảm bảo cho Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình và phù hợp tính chất đặc thù công việc kinh doanh của Công ty.

Phân loại theo hợp đồng lao động:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty chia theo loại hợp đồng lao động

(Đơn vị tính: Người)

STT Chỉ tiêu Số lượng người % 1 Hợp đồng từ 1-3 năm trở

lên 298 97.7

2 Hợp đồng mùa vụ 7 2.3 3 Tổng số 305 100

(Nguồn: Báo cáo lao động Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc tại thời điểm 31/12/2014)

Nhìn vào biểu cơ cấu lao động chia theo hợp đồng lao động ta thấy số lao động ký hợp đồng mùa vụ là rất ít, đây chủ yếu là những lao động mới ký hợp đồng lao động lần đầu tiên với Công ty, sau khi thử việc nếu đạt yêu cầu Công ty sẽ có kế hoạch để ký hợp đồng dài hạn với người lao động. Số lao động mùa vụ này chủ yếu là bộ phận bốc xếp, bảo vệ tại các trạm chiết nạp.

Với việc có cơ cấu lao chiếm đa phần là lao động ký hợp đồng lao động dài hạn, mức độ biến động lao động ít giúp cho người lao động có điều kiện hiểu rõ hơn về Công ty cũng như gắn bó, yên tâm đóng góp và tâm huyết với công ty.

Phân theo đơn vị:

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty chia theo đơn vị

(Đơn vị tính: Người)

STT Chỉ tiêu Số lượng người % 1 Khối văn phòng Công ty 69 22,62 2 Tổng kho LPG Hải Phòng 42 13,77 3 Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí

hóa lỏng Hà Nội 83 27,21 4 Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí

hóa lỏng Nam Định 62 20,33 5 Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí

hóa lỏng Miền Trung 49 10.07

Tổng số 305 100

(Nguồn: Báo cáo lao động Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc tại thời điểm 31/12/2014)

Với đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng vùng khác nhau và việc phân chia thị trường cũng khác nhau nên việc bố trí lao động của các đơn vị hiện nay có sự chênh lệch nhau khá nhiều. Thị trường của Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí hóa lỏng Nam Định được trải dài từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh và với sản lượng bán LPG lên đến 1000 đến 1200 tấn/tháng thì chỉ với 62 lao động chính thức, Công ty đang sử dụng rất hiệu quả nguồn nhân lực hiện có cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

Với cơ cấu lao động phân bố rải rác tại các địa bàn từ Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng là một yếu tố gây khó khăn cho hoạt động quản lý, bố trí và sử dụng lao động. Do đặc điểm vùng, miền ở mỗi nơi khác nhau nên có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện chế độ chính sách, tiền lương, đãi ngỗ áp dụng trên quy mô toàn công ty.

Những đặc điểm về tổ chức và lao động như trên cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản trị nhân sự của Công ty.

2.1.4. Đặc điểm về máy móc công nghệ của Công ty * Quy trình công nghệ * Quy trình công nghệ

LPG được tồn chứa dưới dạng lỏng, hơi trong điều kiện áp suất cao được vận chuyển bằng tàu thuỷ có trọng tải 2000 tấn. Nguồn hàng của PVGN chủ yếu nhập từ Dinh cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất, được chuyên chở trên các tàu chuyên dụng chở LPG, bơm vào các bồn chứa lớn tại tổng kho Hải phòng. Tại đây, qua hệ thống thiết bị công nghệ, LPG được bơm cho xe vận chuyển LPG (xe bồn) bằng 2 cần xuất công suất mỗi cần 16 tấn/giờ, để vận chuyển đến các trạm cung cấp LPG, trạm chiết nạp bình gas của khách hàng. Tại trạm nạp Hà Nội, trạm nạp Nam Định, trạm nạp Miền Trung của Công ty, mỗi trạm có 6 máy chiết nạp LPG vào bình loại 12 kg, 45 kg công suất 2 tấn/giờ nhằm phục vụ tiêu dùng của các hộ gia đình.

- Trang thiết bị công nghệ:

Công ty đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo tồn chứa phân phối gas kịp thời như:

+ Kho đầu mối tại Tổng kho LPG Đình Vũ (Hải Phòng) với hệ thống nhập LPG bằng tàu thuỷ và hiện đang xây dựng các hệ thống kho trạm gồm, Tổng kho LPG Vũng Áng (Hà Tĩnh), trạm nạp LPG Đà Nẵng, trung tâm sơn sửa, kiểm định bình theo tiêu chuẩn của Nhà Nước đặt tại Nam Định với tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án lên đến hàng trăm tỷ đồng.

+ Hệ thống trạm chiết nạp thuê và hệ thống vận tải chở gas giao bình cho các đơn vị bán lẻ và hệ thống chở gas bằng xe bồn giao cho các đơn vị mua công nghiệp với số lượng lớn đảm bảo phục vụ tốt nhất cho hệ thống phân phối LPG của Công ty.

Quy trình sản xuất có thể được mô tả ở hình 2.2

Hình 2.2: Tóm tắt quy trình sản xuất của Công ty

Với hệ thống phân phối và công nghệ chiết nạp như đã phân tích ở trên, để công tác quản trị nhân sự tốt thì yêu cầu Công ty cần sắp xếp, bố trí lao động sao cho phù hợp với trình độ và điều kiện sản xuất của các bộ phận khác nhau trong Công ty.

2.1.5. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2012 -2014

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Sản lượng LPG (tấn) 176.331 193.680 196.771 Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ (tỷ đồng) 4.297,220 4.153,002 3.993,583 Tổng lợi nhuận trước thuế

(tỷ đồng) 36,681 36,735 37,311 Nộp ngân sách nhà nước

(tỷ đồng) 95 130 53

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

LPG (Tàu) Bồn chứa Xe bồn Chiết nạp B12 & B45 Khách hàng LPG (Tàu)

Nhận xét: Theo bảng 2.4, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty từ năm 2012 - 2014, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều có tằng. Đặc biệt trong những năm từ 2012-2014 trong điều kiện kinh tế khó khăn do ảnh hưởng xấu của cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh LPG nói riêng, đồng thời dưới áp lực cạnh tranh của các công ty, các hãng Gas tư nhân cũng như các doanh nghiệp khác, nhưng với nổ lực, kinh nghiệm của toàn thể CBCNV Công ty cùng với công tác quản trị nhân sự tốt đã giúp Công ty vượt qua khó khăn để giúp Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận mặc dù không vượt bậc nhưng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Với những kết quả đó cùng với sự phát triển, mở rộng toàn diện về mọi mặt thì công tác quản trị nhân sự ở công ty cũng được tăng cường hơn, chuyên nghiệp hơn, đó là quỹ lương được phân bổ nhiều hơn, từ đó các chế độ, chính sách, thù lao lao động được đảm bảo tốt hơn do vậy nó sẽ tạo sự gắn bó bền chặt giữa người lao động với Công ty. 2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

2.2.1. Đánh giá theo năng suất lao động

Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sử dụng lao động của Công ty có hiệu quả không. Căn cứ vào năng suất lao động bình quân năm, ta có thể thấy được mỗi một cán bộ công nhân viên trong Công ty có thể tạo ra bao nhiêu giá trị. Để phản ánh được hiệu quả làm việc của lao động trong Công ty, ta có bảng 2.5

Bảng 2.5: Năng suất lao động bình quân 2012 -2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014

Doanh thu Triệu đồng 4.297.220 4.153.002 3.993.583

Số LĐ BQ trong năm Người 220 253 305

Năng suất lao động Tr.đ/ng/năm 19.532,73 16.415,03 13.093,71

(Nguồn: Phòng TC- HC)

Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.5 tính năng suất lao động theo doanh thu

chúng ta thấy từ năm 2012-2014 năng suất lao động hàng năm giảm. Vì vậy, Công ty cần xem xét hiệu quả sử dụng nhân sự của mình khi mở rộng quy mô, tăng số lượng lao động. Trong công tác tuyển dụng đầu vào cũng cần phải xem xét về chất lượng lao động để khi thực hiện công việc đạt hiệu quả, năng suất cao.

2.2.2. Đánh giá theo quỹ tiền lương và thu nhập

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty. Thu nhập có thể phản ánh được mức sống của người lao động. Thu nhập phụ thuộc vào quỹ tiền lương và thu nhập khác (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, thu từ các hoạt động khác). Nếu quỹ lương cao thì người lao động có thu nhập cao, đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền bắc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)