Khái quát chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 26 - 31)

1.2.1. Chuỗi cung ứng

1.2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau và có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”.

Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty nhằm đƣa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trƣờng (Lambert và cộng sự,1998).

Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và các nhà cung cấp mà còn có nhà vận chuyển, kho, ngƣời bán lẻ và khách hàng (Sunil và Pter Meindl,2001).

Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhắm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshamet và cộng sự,1995)

Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức, con ngƣời, các hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay

dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên tự nhiên, vật liệu thô, và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh đƣợc vận chuyển tới khách hàng. Trong hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm ngƣời dùng có thể quay trở lại chuỗi cung ứng bất cứ chỗ nào mà giá trị còn lại có thể tái chế. Các chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị. (Nagurney and Anna,2006)

Theo Thomas L.Friedman: Chuỗi cung ứng là mạng lƣới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguồn tài nguyên đầu vào các dòng vật chất đƣợc chuyển hóa, dòng tài chính và dòng thông tin từ nhà cung cấp đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Xét một cách tổng quát, Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.

Chuỗi cung ứng cung cấp giải pháp cho toàn bộ đầu vào của doanh nghiệp, từ việc mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Theo đó, các nhà cung cấp và các công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trƣờng cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Chuỗi cung ứng tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trƣờng kinh doanh thực sự, cho phép các công ty giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phƣơng diện mua bán và chia sẻ thông tin.

1.2.1.2.Cấu trúc chuỗi cung ứng

Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó.

Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản” khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi

bán trực tiếp cho ngƣời sử dụng. Ở đây, công ty chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty hƣớng đến các mối liên kết đa chiều, từ đó xuất hiện chuỗi cung ứng mở rộng.

Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình trong ngành sản xuất

( Nguồn: William J.O’Brien, T.Formoso, Vrijhoef, & A.London, 2009)

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm.

Nhà phân phối

Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lƣợng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng đƣợc

Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho ngƣời tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng nhƣ chăm sóc khách hàng.

Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lƣợng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thƣờng quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.

Khách hàng

Khách hàng hay ngƣời tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là ngƣời sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.

Nhà cung cấp dịch vụ

Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay ngƣời tiêu dùng làm điều này.

1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng

Trƣớc đây, cụm từ “ chuỗi cung ứng” rất hiếm khi đƣợc các nhà quản trị nhắc đến, họ thƣờng quan tâm đến khái niệm “ hậu cần” ( logistic), vận tải để nói về dòng chảy hàng hóa. Sự xuất hiện của quản trị chuỗi cung ứng ban

đầu chỉ là việc liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả đƣợc gọi chung là quá trình thu mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này. Từ đó, chuỗi cung ứng ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản trị chuỗi cung ứng gắn liền với hầu nhƣ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nói chung, quản trị chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp.

Quản trị chuỗi cung ứng đƣợc định nghĩa là sự quản trị một mạng lƣới các mối quan hệ trong một tổ chức và giữa các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất cho sản xuất, dịch vụ, logistic, marketing; các hệ thống liên quan khác; để hỗ trợ cho các dòng ngƣợc và xuôi của nguyên vật liệu, dịch vụ, tài chính và thông tin từ các nhà cung cấp đầu tiên đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu làm tăng giá trị, tối đa hóa lợi nhuận thông qua sự hiệu quả toàn chuỗi và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng ( Stock và Boyer, 2009).

Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trƣờng. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả không những giúp “ trơn tru hóa” tất cả các mắt xích trong quy trình từ tay ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng mà còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)