1.3.1. Khái niệm
Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thƣờng, nhà cung cấp đƣợc hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp nhƣ vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán sản phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất kinh doanh đƣợc gọi là nhà cung cấp dịch vụ.
1.3.2. Một số loại hình nhà cung cấp
Trong mô hình mở rộng, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cũng cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và các nhà máy “chị em” (có điểm tƣơng đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình mở rộng này, hệ thống chuỗi cung ứng phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và đƣa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện.
Một số loại hình nhà cung cấp đƣợc biết tới là:
- Nhà sản xuất trực tiếp: Những ngƣời trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
để cung câp ra thị trƣờng. Hầu hết nhà bán lẻ mua đƣợc sản phẩm đều thông qua công ty môi giới hay đại diện thƣơng mại, họ sẽ gom hàng từ nhiều nguồn để cung cấp cho nhà bán lẻ. Tất nhiên giá cả từ nhà sản xuất sẽ rẻ nhất, nhƣng cũng khó tiếp cận nguồn cung cấp này nhất.
- Nhà phân phối: Đƣợc biết đến với nhiều tên gọi nhƣ nhà bán sỉ, môi
giới, nhà phân phối mua hàng từ nhà sản xuất, và hàng dự trữ của các công ty lớn và bán lại cho ngƣời bán lẻ. Mặc dù giá của nhà phân phối cao hơn của nhà sản xuất, nhƣng họ có thể linh động giải quyết những đơn hàng nhỏ hoặc tiến hành gom hàng dùm ngƣời bán lẻ.
- Đại lý độc quyền: Họ chỉ cung cấp hàng bằng văn phòng đại diện
hoặc ở những hội chợ, triển lãm.
- Nhà nhập khẩu: Nhiều nhà bán lẻ mua hàng nhập trực tiếp từ các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nƣớc. Hoặc nếu bạn hiểu rõ thị trƣờng nƣớc ngoài thì bạn có thể nhập hàng hóa trực tiếp từ họ.
Bảng 1.4: Một số lĩnh vực cung cấp
Vấn đề Lĩnh vực cung cấp Mô tả
Nhà cung cấp
Cung cấp nguyên vật liệu Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, thực phẩm,…
Cung cấp dịch vụ tài chính Cung cấp các dịch vụ nhƣ cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và thu nợ.
Cung cấp dịch vụ logistic Cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng
Nhà cung ứng nƣớc ngoài
Cung cấp dịch vụ khác Nghiên cứu thị trƣờng, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tƣ vấn quản lý. .
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.3.3. Vai trò của nhà cung cấp
Nhà cung cấp là mắt xích chủ chốt trong mô hình chuỗi cung ứng, nhà cung cấp có vai trò quyết định đến “vận mệnh” của doanh nghiệp. Đối với các tổ chức cần sản phẩm và dịch vụ, thì một nhà cung cấp tốt thật sự là một tài
nguyên vô giá, bởi chính nhà cung cấp sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của doanh nghiệp. Nhà cung cấp tốt không chỉ giao hàng đúng chất lƣợng, đủ số lƣợng, kịp thời gian và giá cả hợp lý,… mà còn hỗ trợ khách hàng phát triển sản phẩm, phân tích giá trị, sẵn sàng hợp tác trong các chƣơng trình giảm chi phí,… giúp ngƣời mua đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Lựa chọn nhà cung cấp tốt và quản lý đƣợc nhà cung cấp, là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức có đƣợc sản phẩm, dịch vụ chất lƣợng nhƣ mong muốn với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, bên cạnh đó còn luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhà cung cấp để tiếp tục đạt đƣợc nhiều thành quả hơn. Ngƣợc lại, nếu lựa chọn sai, sẽ khiến chính uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút do những yếu kém về chất lƣợng, giá cả, tiến độ,.. ngoài ra còn khiến doanh nghiệp bị động trƣớc những yêu cầu mới của dự án/ công trình.
1.3.4. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà cung cấp:
Thực tế khi gia nhập vào thị trƣờng bên cạnh tập trung vào hoạt động của mình, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp nhƣ chú ý đến dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu, cách tức thiết kế, đóng gói và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành… Ngày nay, việc mua đƣợc nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận đƣợc từ nhà cung cấp ngày càng trở nên khó khăn hơn trong khi doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lƣợng cho khách hàng. Nhƣng nếu doanh nghiệp có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua hàng, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lƣợng bán hoặc giảm chất lƣợng của sản phẩm. Thêm vào đó để giảm chi phí mua hàng và chi phí hậu cần trong trung dài hạn, doanh nghiệp cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp trong quản lý chất lƣợng, đầu tƣ và xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn thông qua các hợp đồng dài hạn, hỗ trợ và quản lý.
Khi đã lựa chọn đƣợc nhà cung cấp, doanh nghiệp cần chú ý đến phạm vi hợp tác trên các lĩnh vực, từ đó chú trọng mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi. Liên kết với nhà cung cấp là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vì thế mối quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp cũng cần liên đới với các chủ thể khác nhƣ khách hàng để tạo sự đồng bộ và phát triển.
Nhà cung cấp và doanh nghiệp có sự phụ thuộc lẫn nhau và sự phụ thuộc này mang lại lợi ích tích cực cho các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng. Nâng cao tính tƣơng tác trong công việc, nhà cung cấp và doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch và giảm thiểu rủi ro. Một cơ cấu phụ thuộc cân bằng cho phép doanh nghiệp tham gia các hoạt động phối hợp một cách hiệu quả nhất.