Phương án áp dụng bộ tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 73)

CHƢƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lựachọn nhà cungcấp

4.3.2. Phương án áp dụng bộ tiêu chí

- Sử dụng các biện pháp thu thập thông tin để thu thập và tìm kiếm đủ các thông tin cần thiết, xác thực và tiến hành tổng hợp, tóm tắt các thông tin về nhà cung cấp liên quan đến các tiêu chí đánh giá đã đƣợc phê duyệt.

- Tiến hành đánh giá, cho điểm các nhà cung cấp để lựa chọn

Ngƣời đánh giá phải đánh giá khách quan và cho điểm đối với tất cả các tiêu chí có thể đánh giá trên cơ sở các thông tin và hồ sơ đƣợc thu thập (đặc biệt là các tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình). Nếu không, phải ghi rõ lý do.

STT Tiêu chí đánh giá Trọng sỗ

1 Chất lƣợng 4.8

2 Tài chính và giá cả 4.6

3 Đảm bảo giao hàng 4.2

4 Lịch sử giao dịch và danh tiếng trên thị trƣờng 3.8

5 Khả năng giải quyết các vấn đề, thiệt hại khi xẩy ra sự cố

3.4

6 Tính linh hoạt trong đáp ứng sự thay đổi của yêu cầu

3.2

7 Chính sách bảo hành 2.4

- Tổng hợp kết quả đánh giá nhà cung cấp

- Trƣờng hợp cần bổ sung tuyển chọn nhà cung cấp mới, đột xuất sẽ do Tổng giám đốc quyết định dựa trên đề xuất của Trƣởng phòng vật tƣ thiết bị. Đƣợc áp dụng nhƣ đối với đánh giá định kỳ.

4.3.3. Thay đổi mối quan hệ với nhà cung cấp:

Doanh nghiệp cần thay đổi mối quan hệ với nhà cung cấp để tạo ra sự chủ động trong kinh doanh. Thông qua việc yêu cầu chiết khấu, nâng cấp dịch vụ, thúc đẩy thêm mối quan hệ với nhà sản xuất.

- Tạo sự thay đổi thông qua giảm thiểu số lƣợng nhà cung cấp, không chỉ để giảm chi phí hành chính phát sinh khi tiếp xúc với họ, mà còn để giúp kiểm soát tốt doanh nghiệp.Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, doanh nghiệp nên có một giải pháp tích hợp để giúp doanh nghiệp có thể hoạt động tốt dù bất cứ nơi đâu và dù doanh nghiệp có phải chi trả nhiều hơn.

- Khi đã lựa chọn đƣợc nhà cung cấp, doanh nghiệp cần chú ý đến phạm vi hợp tác trên các lĩnh vực, từ đó chú trọng mối quan hệ bền vững, đôi

bên cùng có lợi. Xác định rõ việc liên kết với nhà cung cấp cũng chính là một mắt xích trong chuỗi cung ứng vì thế mối quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp cũng cần liên đới với các chủ thể khác nhƣ khách hàng để tạo ra sự đồng bộ và phát triển.Quản lý nhà cung cấp hiện tại để hàng hóa mua từ các nhà cung cấp đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất, duy trì đƣợc mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung cấp đạt chất lƣợng tốt nhất. Tạo đƣợc nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, bền vững

- Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp trong quản lý chất lƣợng, đầu tƣ và xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn thông qua các hợp đồng dài hạn, hỗ trợ và quản lý. Việc này nhằm làm giảm chi phí mua hàng và chi phí hậu cần trong trung dài hạn,

- Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững, thông qua: Cung cấp dữ liệu về sự thay đổi của cung và cầu cho đối tác thƣờng xuyên liên tục để họ có thể đáp ứng nhanh chóng; Phát triển mô hình quan hệ cộng tác với nhà cung cấp và khách hàng để các công ty có thể phối hợp với nhau thiết kế hoặc tái thiết kế quy trình, linh kiện và sản phẩm cũng nhƣ chuẩn bị kế hoạch dự phòng; Xây dựng mối quan hệ liên minh với nhà cung cấp thứ ba giúp công ty có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu bất thƣờng; Phát triển những nhà cung cấp mới để bổ sung cho những nhà cung cấp hiện tại

4.3.4. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn:

- Cần chú trọng công tác lập kế hoạch và dự báo. Phối hợp thông suốt giữa các phòng ban trong quản lý cung cầu, để tránh dƣ thừa hoặc thiếu hụt hàng tồn kho, gây kẹt vốn hoặc mất doanh thu.

- Công tác chuẩn hóa chiến lƣợc, chiến thuật quản lý và vận hành. Doanh nghiệp cần tập trung xem xét lại chiến lƣợc và chuẩn hóa các chính sách, quy trình, hệ thống quản lý cũng nhƣ quy tắc phối hợp giữa các phòng

ban nhằm đạt đƣợc sự thông suốt trong phối hợp và ứng phó kịp thời với những biến động trong thị trƣờng hoặc những thay đổi từ phía khách hàng.

- Đề ra những chiến lƣợc và chiến thuật thích hợp

Lựa chọn nhà cung cấp tốt và quản lý đƣợc họ là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức sản xuất đƣợc sản phẩm có chất lƣợng đúng nhƣ mong muốn, theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Bên cạnh đó còn nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt đƣợc thành tích cao hơn.

- Phân tích, đánh giá các nhà cung cấp cẩn thận, đảm bảo các nhà cung cấp đạt đƣợc các yêu cầu đề ra.

- Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thƣơng hiệu. Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng, các chƣơng trình quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ.

- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin. Công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, phân phối hàng hóa, lập báo cáo... biến nó trở thành một công cụ hữu ích, tạo sợi dây liên hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp.

- Xây dựng lòng tin và uy tín đối với nhà cung cấp và các chủ thể khác trong chuỗi cung ứng. Tạo cơ sở bền vững cho mọi hợp tác và là chìa khóa thành công cho mọi cuộc đàm phán giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp. Từ đó cân bằng lợi ích giữa các bên trong hoạt động giao dịch.

4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Hiện nay, do nhu cầu xã hội phát triển, ngày càng nhiều các công ty thiết kế nội thất ra đời, và nhu cầu tuyển dụng nhà thiết kế nội thất rất cao. Một số công ty hay văn phòng kiến trúc công trình cũng có bộ phận thiết kế nội thất.Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này khá đa dạng, tuy vậy để lựa chọn đƣợc

đội ngũ nhân sự thật sự có chất lƣợng cũng là một thách thức lớn.Inconect đang phƣơng châm:“luôn chào đón những ứng viên sáng giá, nhiệt huyết, có tinh thần cầu tiến để cùng nhau xây dựng và phát triển tƣơng lai”.

4.3.5.1. Kiến thức chuyên môn:

Đầu tiên, đội ngũ cán bộ của công ty cần là những ngƣời đƣợc đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Đƣợc trang bị các kiến thức mỹ thuật về bố cục, thẩm mỹ, hình khối, màu sắc; Các kiến thức chuyên ngành: trang thiết bị chức năng, vật thể trang trí, ánh sáng âm thanh, vật liệu và chất liệu mới.

Nắm vững và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên về thiết kế/ trang trí nội thất hiện nay: Sketchup, 3DsMax, Autolad khai triển nội thất, photoshop... để ts tƣởng thiết kế đƣợc minh họa chân thật và sống động bằng các bản vẽ phối cảnh chất lƣợng cao.

4.3.5.2. Các kỹ năng nghề nghiệp:

Trang trí nội thất, cũng giống nhƣ kiến trúc, là một ngành nghệ thuật ứng dụng. Vì vậy các nhà thiết kế cần phải có những năng khiếu và kỹ năng về hội họa và nghệ thuật tạo hình, và cần trang bị các kiến thức về bố cục, phong cách thẩm mỹ, về màu sắc.

Yêu cầu khả năng sáng tạo. Đội ngũ nhân sự/ các nhà thiết kế sẽ phải đối diện với việc luôn đổi mới chính mình, luôn tƣ duy sáng tạo.

Trang trí nội thất là công đoạn cuối cùng để đƣa tác phẩm kiến trúc tới ngƣời sử dụng, vì thế các nhà thiết kế cần trang bị các kiến thức để có thể hiểu đƣợc tâm lý và nhu cầu ngƣời sử dụng. Mọi kiến thức văn hóa, xã hội đều ít nhiều có ảnh hƣởng đến tác phẩm trang trí nội thất của mỗi cá nhân nhà thiết kế nói riêng, của cả công ty nói chung.

Cần có kỹ năng làm việc cộng tác, giao tiếp và phối hợp với nhiều ngành nghề khác để công việc đƣợc triển khai nhịp nhàng, đúng tiến độ và chất lƣợng cũng cần đƣợc bạn rèn luyện. Bởi trong ngành này, các nhà trang

trí nội thất phải làm việc với các kỹ sƣ chuyên ngành, các nhà cung cấp vật liệu và ngay cả công nhân thi công hay sản xuất...

Công nghệ xây dựng và vật liệu hoàn thiện mới luôn đƣợc xuất hiện để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao. Khả năng tiếp cận và tự cập nhật kiến thức về tính năng của các loại vật liệu, kỹ thuật xây dựng và trang thiết bị mới là yêu cầu cần thiết để bản thiết kếkhông bị lạc hậu với thời đại. Do đó đòi hỏi kiến trúc sƣ phải có tinh thần học hỏi, cầu thị, biết sử dụng các công cụ hỗ trợ mạnh hiện nay cho việc học tập nhƣ ngoại ngữ, Internet...

Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo của công ty cũng cần trau dồi, bồi dƣỡng thƣờng xuyên các kỹ năng trên.Đặc biệt những ngƣời này đều có vai trò trong việc lựa chọn nhà cung cấp, họ cần có chuyên môn, am hiểu về ngành và có trách nhiệm nắm rõ công việc nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả lựa chọn tốt hơn.

4.3.6. Từ phía nhà nước và các cơ quan hữu quan:

- Ban hành hệ thống chính sách và quy phạm pháp luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì hợp tác bền vững, hiệu quả.

- Duy trì đánh giá tác động của việc mở cửa thị trƣờng, gia nhập WTO với hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

- Tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với các kênh phân phối trên toàn quốc. Đồng thời sát sao trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời để các doanh nghiệp nắm đƣợc. Cập nhật đầy đủ thông tin để doanh nghiệp có dự báo và đƣa ra chiến lƣợc đúng đắn.

KẾT LUẬN

Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp là một trong những hoạt động quan trọng đƣợc thực hiện bởi các tổ chức. Để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cần sử dụng một bộ các tiêu chuẩn phức tạp nhƣ chi phí, chất lƣợng, sự phân phối, và dịch vụ. Vì vậy, quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp có thể xem xét nhƣ một mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh, mục tiêu và chiến lƣợc của doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp có thể có bộ tiêu chuẩn và trọng số của tiêu chuẩn khác nhau.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã ý thức rất rõ về tầm quan trọng của nhà cung cấp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc hiệu quả, cũng nhƣ cách đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bài bản. Công ty Inconect là công ty hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội thất, hiện nay vị thế của công ty ngày càng lớn mạnh, công tác đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tại công ty vì thế cũng luôn đƣợc quan tâm chú ý, tuy nhiên so với nhu cầu thực tế, công tác này tại công ty vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Nghiên cứu này cung cấp các thông tin hữu ích cho lãnh đạo công ty Inconect về bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Đồng thời cung cấp các kết quả khảo sát thực tế thông qua phỏng vấn tại chính doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp và các giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn nhà cung cấp.

Nghiên cứu này cũng mở ra các hƣớng nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng các mô hình trong việc lựa chọn và đánh giá, xếp hạng nhà cung cấp để nâng cao tính chính xác của quá trình này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Kim Anh, 2006. Quản lý chuỗi cung ứng. Tài liệu hƣớng dẫn học tập, ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Công Bình, 2008. Quản lý chuỗi cung ứng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

3. Trần Thị Mỹ Dung, 2012. Tổng quan về ứng dụng phƣơng pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi cung ứng. Tạp chí Khoa học 2012. Đại học Cần Thơ.

4. Trần Thị Bích Đào, 2011. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng

5. Vũ Đình Nghiêm Hùng, 2008. Tập bài giảng môn Logistic. Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

6. Phạm Văn Kiệm, 2012. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà phân phối và nhà cung cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Tạp chí kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 3, Trang 17-25.

7. Phạm Văn Kiệm, 2012. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng hƣớng tiếp cận mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số 1, Trang 41-48

8. Vũ Trịnh Thế Quân, 2012. Ứng dụng AHP để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tại Saigon Co.op. Luận văn tốt nghiệp. Trƣờng Đại học Bách Khoa 9. Nguyễn Vũ Thắng và cộng sự, 2015. Phƣơng pháp đánh giá xếp hạng

tiêu chí theo tiêu chí trọng số để lựa chọn nhà cung cấp LNG. Tạp chí Khoa học của Viện dầu khí Việt Nam, Tháng 3, 2015.

10.Bùi Thị Yến Thƣ,2012. Xây dựng quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp tại công ty TNHH Scancom Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp.

11.Đoàn Thị Hồng Vân, 2011.Quản trị cung ứng. TP.Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Tổng hợp.

Tiếng Anh

12.Abdolshah, 2013. A review of quality criteria supporting supplier selection. Journal of quanlity and reliability engineering, 621073, 1-9. 13.Bowersox et all., 2002. Supply chain logistics management. 1st Ed.

McGraw-Hill/Irwin Publisher.

14.Chan et all., 2004.Development of the supplier selection model–a case study in the advanced technology industry. Journal of Engineering Manufacture, 218, 1807-1824.

15.Chen et all, 2014. A resilient global supplier selection stratery- a case study of an automotive company. The International Journal of Advanced manufacturing technology,216, 1905-1914.

16.Cohen,S and Rousell,J,2005.Stategic Supply chain Management. McGraw-Hill/Irwin publisher.

17.Copacino and WilliamC,1997.Supply chain management: The basics and beyond, BocaRaton: St.Lucie Press.

18.Chopra Sunil và Pter Meindl, 2001. Supplychain management: strategy, planing and operation. Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1

19.Degraeve et all., 1999, Effectively Selecting Suppliers Using Total Cost of Ownership. Journal of Supply Chain Management, 35, 5-10.

20.Dickson, GaryW., 1966, Ananalysis of vendor selection systems and decisions. Journal of Purchasing, 2(1), 5-17.

21.Ganeshamet all., 1995. An introduction to supply chain management. 22.Gonzalez et all.,2003, Determining the importance of the supplier

selection processing manufacturing: A case study. International Journal of Physical Distribution& Logistics Management, 34,492-504.

23.Jayaraman et all.,1999, Supplier selection and order quantityal location: A comprehensive model. Journal of Supply Chain Management, 35, 50- 58.

24.Kannan et all.,2002, Supplier selection and assessment: Their impacton business performance. The Journal of Supply Chain Management: A Global Review of Purchasing and Supply, 38, 11-21.

25.Lambertet et all.,1998. Fundaments of Logistics Management. Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14).

26.Nagurney and Anna,2006. Supply Chain Network Economics: Dynamics of Prices, Flows, and Profits.

27.Patil, 2014. Modern evolution in supplier selection criteria and methods. International Journal of Management Research & Review, Volume4/Issue5/ArticleNo-8/616-623Amol. Website: 28.http://vietnamsupplychain.com 29.http://doanhnhansaigon.vn 30.http://bsigroup.com 31.http://academia.edu. 32.http://noithat.2015.vn 33.http:// yellowpages.vnn.vn

PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP (XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP)

Tôi trân trọng cảm ơn quý doanh nghiệp đã dành thời gian quý báu để trả lời phiếu khảo sát “ Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp”. Tôi là học viên cao học thuộc chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại học Kinh tế. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về Bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Tôi hi vọng rằng những thông tin mà Quý doanh nghiệp cung cấp sẽ góp phần làm cho những nghiên cứu của tôi có giá trị thực tế cao hơn. Mọi thông tin, dữ liệu sẽ đƣợc phân tích và đánh giá một cách kĩ lƣỡng. Tôi cũng xin cam kết rằng: mọi thông tin mà Quý công ty cung cấp sẽ đƣợc giữ bí mật và chỉ phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)