Một số yếu tố tác động tới quyết định lựachọn nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 34 - 37)

1.4.1. Chính sách của Nhà nước:

- Thời gian qua Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chủ động tham gia đàm phán các hiệp định nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ xác định năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ có nhiều hành động thiết thực, cụ thể để cải cách môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững hơn.

- Môi trƣờng pháp lý bao gồm luật, các văn bản dƣới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp nhƣ sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Có thể nói chính sách của nhà nƣớc cũng là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

- Hơn 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nƣớc là doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần quan trọng trong sự tăng trƣởng kinh tế và ổn định xã hội. Thời

gian qua, đã có những doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ về thuế, nhƣ: đƣợc hƣởng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20%. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp đƣợc tiếp cận với những ƣu đãi này. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh thì việc tiếp cận nguồn vốn vay rất khó khăn. Việc này cũng tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong lựa chọn nhà cung cấp khi vừa phải đảm bảo về chất lƣợng và tiến độ, vừa phải cân đối vốn mua nguyên vật liệu đầu vào.

- Khuyến khích chuỗi cung ứng xanh. Đây là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trƣờng và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện đƣợc hoặc tái chế đƣợc trong môi trƣờng hiện tại. Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể đƣợc tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng và nhƣ vậy sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững để giảm chi phí và thân thiện với môi trƣờng. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh đƣợc coi là một cơ chế trực tiếp và hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trƣờng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, vì thế, cũng gắn liền lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội, các vấn đề về môi trƣờng, trong đó có việc lựa chọn nhà cung ứng xanh.

1.4.2. Chiến lược của doanh nghiệp:

Đặc điểm của thị trƣờng hiện đại là cạnh tranh mang tính toàn cầu và ngày càng khốc liệt, cạnh tranh về giá đã nhƣờng bƣớc cho cạnh tranh về chất lƣợng và tốc độ, khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn và đƣợc chiều chuộng hơn thông qua cạnh tranh. Điều này càng đƣợc thể hiện rõ hơn trong lĩnh vực trang trí nội thất. Vì thế, khi gia nhập vào thị trƣờng, doanh nghiệp cần xác định rõ bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng đồng, cho xã hội, và cụ thể là cho khách hàng của mình. Giá trị

đƣợc tạo ra càng lớn thì phần thƣởng (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực…) mà công ty nhận đƣợc từ khách hàng càng lớn.

Việc lựa chọn nhà cung cấp đƣơng nhiên bị ảnh hƣởng bởi chính chiến lƣợc của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc về giá, thì họ sẽ lựa chọn những nhà cung cấp có giá cả thấp hơn; còn nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc về sản phẩm, dĩ nhiên với họ, nhà cung cấp có chất lƣợng đảm bảo sẽ là yếu tố đƣợc chọn lựa hàng đầu.

1.4.3. Đối thủ cạnh tranh:

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp.

Trong điều kiện cạnh tranh nhƣ hiện nay, với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty nội thất, việc xác định đƣợc những phân khúc phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh là mô cùng quan trọng. Khi qui mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến lƣợc thƣờng đƣợc sử dụng là chui vào các ngách của thị trƣờng hoặc khác biệt hóa. Đây thực sự là sự khởi đầu và sự chuẩn bị những nguồn lực một cách an toàn để đạt tới tầm nhìn của mình một cách an toàn và tiết kiệm. Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp thời thỏa mãn tốt những nhu cầu thƣờng xuyên thay đổi và thay đổi rất nhanh của các khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt đƣợc những nhu cầu thay đổi của họ nhanh hơn, phản ứng tốt hơn với sự thay đổi này và thỏa mãn khách hàng tốt hơn sẽ đƣợc khách hàng chọn lựa. Điều này lại trở thành một thách thức cho doanh nghiệp khi lựa chọn nhà cung cấp. Lúc đó họ phải tìm ra nhà cung cấp không chỉ đáp ứng các yêu cầu về giá, tiến độ giao hàng, chính sách hậu mãi tốt,..mà còn cả mẫu mã, sự đa dạng, sự đổi mới của sản phẩm, sự cập nhật xu hƣớng của thế giới.

1.5. Đặc điểm chung của lĩnh vực trang trí nội thất và ảnh hƣởng tới việc lựa chọn nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)