Đặc điểm chung của lĩnh vực trang trí nội thất và ảnh hƣởng tới việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 37 - 40)

1.5.1. Lĩnh vực trang trí nội thất

1.5.1.1. Khái quát chung

Ngành trang trí nội thất đƣợc xem nhƣ là ngƣời bạn đồng hành và là trợ thủ đắc lực của ngành kiến trúc. Một công trình kiến trúc dù có quy mô hoành tráng, hình khối độc đáo và kiểu dáng hiện đại mà phần trang trí nội thất, thiết kế không gian sử dụng bên trong không tiện dụng, không hài hòa về mặt thẩm mỹ cũng sẽ trở thành một công trình tầm thƣờng. Bởi vậy, có thể nói thiết kế nội thất là cánh tay nối dài trong việc hoàn thiện và thổi sự sống vào cho công trình. Trang trí nội thất đƣợc hiểu là “cách sắp xếp bố trí các vật dụng một cách hợp lý phù hợp với từng không gian sống, quan tâm hơn đến sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, phong cách kiến trúc, các vật trang trí nhằm tạo ra một môi trƣờng sống thuận tiện và mang lại tâm lý thoải mái cho các đối tƣợng sử dụng không gian đó”.

1.5.1.2. Các yếu tố cấu thành trang trí nội thất

Thành phần cố định:Tƣờng, trần, sàn, cửa ra vào, cửa sổ là các yếu tố

cơ bản, quyết định màu sắc chủ đạo và cảm quan thẩm mỹ nói chung của một không gian nội thất. Hiện nay, nhà thiết kế có trong tay vô số loại vật liệu hoàn thiện, màu sắc hoa văn vô cùng phong phú. Tùy vào ý tƣởng sáng tạo và tài riêng của mình, nhà thiết kế sẽ lựa chọn vật liệu hoàn thiện và màu sắc cho các yếu tố này sao cho chúng phối hợp hài hòa với nhau để tạo nên một không gian nội thất ấn tƣợng và thẩm mỹ, làm nền cho các yếu tố trang trí khác.

Trang thiết bị chức năng: Đây là những vật dụng phục vụ công năng

của một không gian nội thất. Chẳng hạn phòng khách thì nhất định phải có bộ bàn ghế để tiếp khách, phòng ngủ không thể thiếu giƣờng và tủ quần áo... Ngoài bàn ghế, các trang thiết bị khác nhƣ màn cửa, đèn chiếu sáng, thảm trải

trên sàn, kệ sách, khăn trải bàn… vừa đảm nhận chức năng phục vụ nhu cầu sử dụng, vừa đóng góp vào thẩm mỹ chung cho không gian nội thất.

Vật thể trang trí: Để tăng thêm sự phong phú và sinh động cho không

gian nội thất, ngƣời thiết kế thƣờng hay đƣa vào tác phẩm của mình các vật thể trang trí nhƣ tranh ảnh, tƣợng, lọ hoa... dù các vật thể này không có chức năng sử dụng cụ thể ngoài mục đích trang trí.

Ánh sáng: Ngƣời thiết kế nội thất có nhiều nguồn ánh sáng để chọn lựa

sao cho tăng hiệu quả thẩm mỹ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chuẩn gần nhƣ không thể thay đổi trong việc chọn nguồn sáng: phòng ngủ bắt buộc phải có ánh sáng tự nhiên dù có đủ loại ánh sáng từ đèn trần, đèn tƣờng, đèn bàn, trong khi một phòng chiếu phim, khiêu vũ, hay triển lãm tranh thì bắt buộc phải sử dụng ánh sáng nhân tạo (điện) v.v...

Âm thanh: Một số nhà thiết kế sử dụng dòng nƣớc chảy liên hoàn, nhƣ

một thác nƣớc nhỏ để tạo tiếng róc rách nhằm đƣa thiên nhiên vào tác phẩm nội thất của mình. Thủ pháp này đƣợc sử dụng khá nhiều cho nội thất sảnh tiếp đón khách sạn, các quán cà phê hay trong phòng khách, phòng ngủ các hộ gia đình. Không chỉ giới hạn ở các âm thanh mô phỏng thiên nhiên, các nhà thiết kế đôi khi cũng sử dụng âm thanh phát ra từ các loa giấu âm trong trần để tạo hiệu ứng âm thanh cho nội thất.

Vũ khí của tƣơng lai: Sử dụng năng lƣợng mặt trời, sử dụng vật liệu

tái chế, tiết kiệm năng lƣợng. Các vật thể quen thuộc nhƣ bàn ghế sẽ thay đổi hình dạng và kích thƣớc, đƣợc chuyển hóa, nhào nặn thành các hình dạng trừu tƣợng. Các loại vật liệu tổng hợp, sợi quang học, sợi carbon... tạo nên tiềm năng lớn cho ngành trang trí nội thất.

1.5.2. Ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà cung cấp

Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu sống và sinh hoạt của con ngƣời ngày càng nâng cao, đòi hỏi về mặt trang trí nội thất cũng cần đổi mới

liên tục. Các công ty cần có những thay đổi để bắt kịp với xu hƣớng để tạo ra không gian nội thất mà khách hàng sẽ sống, sinh hoạt trong đó. Cổ điển hay hiện đại sang trọng hay giản dị, mỗi không gian sống đều mang màu sắc, đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm giới, tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích, phong cách, nhu cầu... của chủ nhân. Cũng phải nói thêm là tuổi đời của một công trình kiến trúc tuy dài, nhƣng tuổi đời của phần trang trí nội thất lại không hẳn nhƣ vậy. Mỗi lần thay đổi thiết kế nội thất lại cho một công trình kiến trúc là một cơ hội để công ty áp dụng vật liệu mới, trang thiết bị hiện đại hơn hay thậm chí một phong cách hoàn toàn mới. Cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay, hệ thống các nhà cung cấp trong lĩnh vực này là vô cùng đa dạng.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng trong lĩnh vực trang trí nội thất đòi hỏi kiến trúc sƣ/ nhà trang trí nội thất nói riêng và đòi hỏi các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nói chung phải thật sự có sự chọn lọc kỹ lƣỡng trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Cần lƣu ý đến tính đa dạng, cập nhật của nguồn hàng để có thể bắt kịp xu hƣớng. Tuy vậy, không có nghĩa là những công ty trong lĩnh vực trang trí nội thất cần thay đổi thƣờng xuyên các nhà cung cấp, mà họ cần duy trì ổn định hệ thống nhà cung cấp để giảm chi phí sản xuất của mình. Cũng không có nghĩa là họ nhận diện nhà cung cấp dựa vào xu hƣớng về tình hình nguyên vật liệu mà cần có hoạt động kiểm tra đánh giá thông tin thƣờng xuyên và có giải pháp để đảm bảo nguồn hàng ổn định từ các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)