4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh của Công ty TNHH MTV kinh
4.3.1. Hoàn thiện chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch quản lý kinh doanh nƣớc sạch
Công ty TNHH MTV kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình chƣa có chiến lƣợc, quy hoạch đầu tƣ phát triển cấp nƣớc đô thị. Công ty cần khẩn trƣơng chỉ đạo, tổ chức xây dựng chiến lƣợc, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý kinh doanh cấp nƣớc trên địa bàn. Tiến hành điều tra, khảo sát thăm dò các nguồn nƣớc, tiến hành rà soát thực trạng hệ thống cấp nƣớc đô thị để có phƣơng án quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, an toàn bền vững nguồn nƣớc và hệ thống cấp nƣớc. Tỉnh Ninh Bình cần giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trƣờng, Trung tâm Quy hoạch xây dựng, Công ty TNHH MTV kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình lập chƣơng trình, kế hoạch cụ thể cho công tác lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hệ thống cấp nƣớc các đô thị theo quy hoạch tổng thể.
Chỉ đạo lập đồ án quy hoạch phát triển cấp nƣớc đô thị cho từng giai đoạn và cho dài hạn theo định hƣớng phát triển hệ thống không gian đô thị. Lƣu ý tuỳ từng vùng để lựa chọn quy hoạch theo vùng lãnh thổ, hoặc theo các tuyến. Quy hoạch phát triển cấp nƣớc đô thị Ninh Bình trƣớc mắt, đến năm 2030 chủ yếu tập trung phát triển cho 5 cụm đô thị động lực để tạo đà phát triển chung: (1) Thành phố Ninh Bình; (2) Liên đô thị Tam Điệp; (3) Kim Sơn; (4) Yên Mô; (5) Đô thị trung tâm tại Hoa Lƣ; đồng thời phát triển theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Đến năm 2020 bao phủ toàn bộ tuyến quốc lộ 1, tuyến quốc lộ 47 và đặc biệt theo tuyến đô thị xây dựng dọc đƣờng Hồ Chí Minh.
- Quy hoạch nguồn nước mặt: Nguồn nƣớc của Công ty TNHH Một thành viên
kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình ƣớc tính khoảng 9,7 tỉ m3, chủ yếu tồn tại ở hệ thống sông ngòi. Nguồn nƣớc mặt Ninh Bình rất phong phú về trữ lƣợng, nhƣng số lƣợng và chất lƣợng nƣớc mặt không ổn định mà biến động theo 2 mùa, gây khó khăn lớn cho việc xử lý và không hiệu quả về kinh tế. Vì vậy, căn cứ số liệu điều tra, khảo sát để lựa chọn nguồn thích hợp; nghiên cứu khai thác nƣớc sông, vì đây là con sông lớn nhất bao trùm 80% diện tích toàn tỉnh, hiện nay vẫn là nguồn nƣớc duy nhất cung cấp nƣớc thô cho Nhà máy nƣớc Yên Khánh, Nhà máy nƣớc Hoa Lƣ. Điểm khai thác nƣớc mặt cần tính toán kỹ sao cho xa dân cƣ, xa nguồn nƣớc thải công nghiệp, đảm bảo ổn định nguồn nƣớc. Xác định về lâu dài nƣớc mặt là nguồn nguyên liệu "đầu vào" chủ yếu cho Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình.
- Quy hoạch nguồn nước ngầm: Theo quyết định số 3023/2006/QĐ xác định,
nguồn cấp nƣớc sinh hoạt cho đô thị chủ yếu là nƣớc ngầm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Địa chất (từ những năm 60), trữ lƣợng nƣớc lƣợng nƣớc ngầm của Ninh Bình không nhiều khoảng 0,3 tỉ m3; chất lƣợng nƣớc nhìn chung đạt tiêu chuẩn, trừ một vài nơi vùng biển có độ khoáng hoá nhiều hơn mức cho phép. Trong quy hoạch nƣớc ngầm khi chọn địa điểm khai thác cần phải khảo sát thêm một số vùng nữa để có căn cứ chắc chắn. Qua số liệu có đƣợc cho thấy vùng đồng bằng, đặc biệt là thành phố Ninh Bình, TX Tam Điệp là những nơi có trữ lƣợng nƣớc nhiều, chất lƣợng nƣớc đảm bảo.
- Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị: Lựa chọn nguồn cấp nƣớc hợp lý, từ đó
tính toán nhu cầu cấp nƣớc theo từng giai đoạn quy hoạch và xác định khả năng liên hệ vùng cấp nƣớc, điểm lấy nƣớc. Lựa chọn vị trí, quy mô công suất các nhà máy cấp nƣớc phù hợp với từng vùng đô thị, khu đô thị; có phân kỳ đầu tƣ để thực sự hiệu quả, lƣu ý mối quan hệ vùng của đô thị về cấp nƣớc. Lựa chọn mạng lƣới cấp nƣớc hợp lý phù hợp quy mô, công suất các nhà máy và chủng loại ống thích hợp cho từng mạng cấp I, cấp II, cấp III. Nhìn chung, sự phát triển mạng lƣới cần phân bổ hợp lý, phù hợp với sự phát triển từng thời kỳ của quá trình đô thị hoá.
- Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý kinh doanh nƣớc sạch căn cứ vào quy hoạch đã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; các cấp, các ngành, các địa phƣơng xây dựng kế hoạch phát triển các nhà máy nƣớc, mạng lƣới cấp nƣớc theo từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch. Hiện tại, tổng công suất các nhà máy nƣớc của Công ty TNHH Một
thành viên kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình theo thiết kế là 45.410 m3/ngày. Với mức sử dụng nƣớc sạch là 150 lít/ngƣời/ngày cho năm 2020, thì tổng công suất cần thiết cho năm 2020 gần 400.000m3/ngày, với giả định các nhà máy phải sử dụng 85% công suất và tỷ lệ thất thu thất thoát chỉ còn 20%.
- Nhƣ vậy, công suất cần đầu tƣ bổ sung thêm đến năm năm 2020 là 331.649 m3/ngày tƣơng ứng với mức vốn đầu tƣ 1.393.589 triệu đồng; bình quân mỗi năm Công ty kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình cần 100 tỷ đồng cho dự án cấp nƣớc. Kế hoạch từ 2-5 năm tới có thể nâng công suất Nhà máy nƣớc Tam Điệp từ 10.000 m3/ngày lên 50.000 m3/ngày, nhà máy nƣớc Yên Khánh từ l0.000 m3/ngày lên 20.000 m3/ngày; cải tạo nâng cấp trạm cấp nƣớc huyện để công suất tăng từ 1 đến 2 lần; xây dựng nhà máy mới công suất đủ lớn tại các khu kinh tế, các đô thị lớn; thay thế số đƣờng ống cũ của nhà máy nƣớc Nho quan; phát triển mạng lƣới cấp nƣớc tƣơng thích với quy mô các nhà máy. Kế hoạch đến năm 2020, xây dựng các nhà máy mới công suất tuỳ thuộc quy mô, tính chất đô thị của từng vùng. Đô thị động lực phải có những nhà máy công suất lớn đến 50.000 m3/ngày.
- Đảm bảo lƣu lƣợng nƣớc sạch và chất lƣợng nƣớc sạch: Ngoài các nội dung nêu trên, còn phải đề xuất các quy định bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ hệ thống cấp nƣớc; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch và đánh giá tác động môi trƣờng. Có kế hoạch thực hiện các dự án bảo vệ chống ô nhiễm nguồn nƣớc và những hậu quả do khai thác nƣớc ngầm, nƣớc mặt tuỳ tiện không có quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ hiện tƣợng khai thác giếng cục bộ; các dự án cấp nƣớc phải có đánh giá tác động môi trƣờng.