Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lýthu NSNN qua KBNN tại KBNNTam Dƣơng gia
3.2.1. Công tác lập kế hoạch dự toánthu ngân sách nhà nƣớc
Việc lập kế hoạch dự toán thu NSNN đƣợc quy định trongcác văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính và đƣợc HĐND cụ thể hóa qua các Nghị quyết, quy định nhƣ: Luật NSNN 2002; Nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/6/2003của Chính phủ về quy định và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tƣ 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 22/2010/NQ- HDND, ngày 22/12/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp: Tỉnh, Huyện, Xã ổn định giai đoạn 2010-2015.
Năm 2017-2018, căn cứ lập kế hoạch dự toán thu NSNN đƣợc thực hiện đƣợc quy định trong các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ: tại Luật NSNN 2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, ngày
21/12/2016 của Chính phủ về quy định và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN;Thông tƣ số 342/2016/TT-BTC, ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP; Nghị quyết 53/2016/NQ-HDND, ngày 12/12/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúcquy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của HĐND tỉnh.
3.2.2 Thực trạng lập kế hoạch thực hiện dự toán thu NSNN:
Việc lập dự toán và giao dự toán thu NSNN hàng năm tại huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đã tuân thủ đúng các quy định của Nhà nƣớc. Trong quá trình lập dự toán thu NSNN phải đảm bảo từng nội dung từ thông báo số kiểm tra, thảo luận, lập dự toán đến giao dự toán chính thức cho các đơn vị trực tiếp thực hiện.
Khi nhận đƣợc thông báo số kiểm tra về thu NSNN hàng năm, Chi cục thuế huyện Tam Dƣơng, các đơn vị khác đƣợc giao nhiệm vụ thu NSNN, UBND huyện thông báo số thu ngân sách cho cấp dƣới trực thuộc làm cơ sở cho việc lập dự toán thu NSNN.
Khi nhận đƣợc dự toán thu NSNN, Kho bạc Nhà nƣớc Tam Dƣơng đã tổ chức thực hiện công tác lập kế hoạch dự toán thu NSNN.
Qua bảng 3.1 tổng hợp dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc thì dự toán thu bình quân tăng 33%. Trong đó dự toán năm 2016 là 84.818 triệu đồng; năm 2017 dự toán thu là 128.350 triệu đồng tăng 52% so với năm 2016; dự toán thu NSNN năm 2018 là 146.710 triệu đồng tăng 14% so với dự toán thu NSNN năm 2017.
Bảng 3.1: Tổng hợp dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc (2016-2018)
Đơn vị tính: triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) toán tăng bình quân (%) Tổng thu NSNN (I+II) 84.818 100 128.350 100 146.710 100 33 I.Thu nội địa 84.818 100 128.350 100 146.710 100 33 Trong đó: Số thu trừ tiền
SDĐ, xổ số 44.818 53 78.350 61 86.710 59 38
1.Thu từ KVKT ngoài QD 22.188 26 43.200 34 35.500 24 35 2.Thuế thu nhập cá nhân 1.200 1 3.700 3 5.500 4 130 3.Lệ phí trƣớc bạ 12.500 15 18.500 14 24.000 16 40
4.Phí, lệ phí 1.200 1 2.000 2 4.000 3 85
5.Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp 850 1 650 1 710 1 -5
6.Thu tiển cho thuê đất,
mặt nƣớc 3.000 3 3.500 2 9.000 6 90
7.Thu tiền sử dụng đất 40.000 47 50.000 39 60.000 41 25 8. Thu khác ngân sách 2.800 3 5.600 4 6.000 4 55 9. Thu từ quỹ đất công
ích, hoa lợi 1.000 1 1.200 1 2.000 1 45
II. Các khoản thu do
BTC quản lý 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2016 đến năm 2018
Nhìn chung, công tác lập kế hoạch dự toán thu NSNN huyện Tam Dƣơng đảm bảo giữa kế hoạch thu đề ra với tiềm năng, lợi thế, định hƣớng của huyện.
Trong quá trình lập dự toán thu ngân sách đảm bảo đƣợc quy trình, thủ tục, thời gian, có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng, nhƣng công tác lập dự toán còn thấp so với thực hiện.
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện thu NSNN và các phƣơng thức thu NSNN qua KBNN Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.2.1. Tổ chức bộ máy thu NSNN
Tổ chức hệ thống thu ngân sách đạt đƣợc kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN thì cần có một bộ máy quản lý thu đƣợc tổ chức và hoạt động tốt. Trong những năm qua, KBNN Tam Dƣơng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu và UBND huyện, các xã, thị trấn trong việc tổ chức thu NSNN, đảm bảo tập trung đầy đủ và phân chia kịp thời các khoản thu của các cấp ngân sách cho mỗi cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo tỷ lệ quy địnhcủa Luật ngân sách và Hội đồng Nhân dân tỉnh. Từ phƣơng thức thu thụ động, thuần tuý là nhập quỹ, KBNN Tam Dƣơng đã tiến tới tổ chức thu trực tiếp, phối hợp thu cùng với Ngân hàng Viettinbank Vĩnh Phúc- Phòng giao dịch (PGD) Tam Dƣơng triển khai một số hình thức thu mới, hiện đại phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn nhƣ: Thu qua ATM, Internet Banking, thu qua máy chấp nhận thẻ tại KBNN. Công tác quản lý và tập trung các khoản thu NSNN đã đƣợc cải tiến, toàn bộ các khoản thu phải đƣợc nộp trực tiếp qua KBNN Tam Dƣơng hoặc qua trung gian thanh toán nhƣ ngân hàng Viettinbank Vĩnh Phúc - PGD Tam Dƣơng, hạn chế tối đa việc thu tiền qua cơ quan thu và thu tiền mặt qua KBNN.
KBNN Tam Dƣơng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu NSNN, và đẩy mạnh việc trao đổi, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế.
Bộ máy thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tổ chức về cơ bản giống nhƣ ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc:
Sơ đồ 3.2: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Cơ quan Thuế: Bộ máy đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng (tỉnh, huyện) với chức năng chủ yếu là tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan Tài chính: Bộ máy đƣợc tổ chức quản lý theo chiều ngang. Tại tỉnh có Sở Tài chính; tại quận huyện có Phòng Tài chính trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã; tại phƣờng, xã, thị trấn có Ban Tài chính thuộc UBND xã, phƣờng, thị trấn với chức năng quản lý tài chính trên địa bàn.
Bộ máy quản lý của các cơ quan thu đƣợc tổ chức chủ yếu theo yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với tổ chức chung của từng hệ thống.
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nƣớc và Tài chính có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý thu - chi NSNN. Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế thực hiện kế hoạch thu của cơ quan Tài chính, ngƣợc lại cơ quan Tài chính giúp cơ quan Thuế xác định đƣợc
UBND huyện Tam Dƣơng
CC Thuế huyện Kho bạc huyện Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đội kiểm tra Đội quản lý Hành chính Đội thuế xã Các đơn vị sử dụng NS Ban tài chính xã
nguồn thu đó từ đâu, hoàn thành đƣợc bao nhiêu… cơ quan Thuế và Kho bạc Nhà nƣớc giúp nhau quản lý các khoản thu. KBNN giám sát và phân chia nguồn thu theo tỷ lệ điều tiết quy định, từ đó cơ quan Thuế tổng hợp số đã thu và chƣa đƣợc thu.
3.2.2.2. Phƣơng thức quản lý thu NSNN qua KBNN Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay quy trình thu NSNN đƣợc thực hiện theo phƣơng thức: Trƣờng hợp nộp trực tiếp tại KBNN, trƣờng hợp nộp bằng chuyển khoản và trƣờng hợp ủy nhiệm thu qua Ngân hàng thƣơng mại.
* Đối với hình thức nộp trực tiếp tại KBNN:
Trƣớc đây, KBNN Tam Dƣơng đã tổ chức các điểm thu trên địa bàn huyện bao gồm các điểm thu trong và ngoài trụ sở KBNN. KBNN Tam Dƣơng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các đối tƣợng nộp thuế đồng thời giảm tải khối lƣợng giao dịch tại trụ sở kho bạc và tập trung nhanh các khoản thu vào KBNN.Tuy nhiên, hình thức thu trực tiếp tại Kho bạc bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ mạng lƣới thu chƣa rộng khắp nhƣ ngân hàng thƣơng mại, các đối tƣợng nộp thuế phải đến nộp trong giờ hành chính…
Thực hiện theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài Chính (TCS), KBNN Tam Dƣơng đã ủy nhiệm thu cho các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, cụ thể là ngân hàng Viettinbank Vĩnh Phúc- PGD Tam Dƣơng thu các khoản thuế, phí, lệ phí, thu phạt hành chính và các khoản thu khác. Do vậy, phƣơng thức thu NSNN do KBNN Tam Dƣơng trực tiếp thu không còn là phƣơng thức thu chiếm ƣu thế trong các phƣơng thức thu NSNN qua Kho bạc. Tuy vậy, tại trụ sở KBNN Tam Dƣơng vẫn tổ chức thu trực tiếp các khoản thu NSNN bằng tiền mặt và chuyển khoản khi cần thiết.
* Đối với hình thức nộp qua chuyển khoản:
Thu ngân sách nhà nƣớc bằng hình thức chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc quy định tại Khoản 1, Điều 5 Thông tƣ 328/2016/TT-
BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc.
* Đối với trường hợp ủy nhiệm thu qua Ngân hàng thương mại:
Những năm gần đây, việc thực hiện thu NSNN bằng hình thức ủy nhiệm thu đƣợc thực hiện rộng rãi và phổ biến, thể hiện sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý thu NSNN. Năm 2016, KBNN Tam Dƣơng ký thoả thuận phối hợp giữa Ngân hàng thƣơng mại cổ phầnCông thƣơng Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc - PGD Tam Dƣơng(Viettinbank) và Chi cục Thuế Tam Dƣơng về uỷ nhiệm thu NSNN cho Ngân hàng Viettinbank Vĩnh Phúc - PGD Tam Dƣơng. Việc thực hiện nhiệm vụ uỷ nhiệm thu thuế, thu phạt vi phạm hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Đây đƣợc coi là một trong những nội dung quan trọng trong chƣơng trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá KBNN; các quy trình nghiệp vụ nói chung, thu NSNN nói riêng thông qua thực hiện công nghệ thông tin, nâng cao chất lƣợng phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế, phí, lệ phí và nộp phạt vi phạm hành chính vào NSNN nhanh nhất, tiết kiệm chi phí thời gian cho khách hàng, xã hội và KBNN.
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của KBNN Vĩnh Phúc, công tác uỷ nhiệm thu NSNN tại KBNN Tam Dƣơng rất thuận lợi, thúc đẩy xu hƣớng kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN giữa các cơ quan thông qua mạng điện tử, thay thế việc luân chuyển chứng từ, các báo cáo dữ liệu thông qua chứng từ giấy; thống nhất đối chiếu thông tin, dữ liệu về số phải thu, số đã thu NSNN giữa KBNN, Chi ục Thuế huyện, ngân hàng thƣơng mại và ngƣời nộp thuế đƣợc đầy đủ, kịp thời. Ngƣời nộp thuế chỉ lập bảng kê, quyết định và lựa chọn địa điểm nộp thuế thuận tiện nhất, hoặc sử dụng các dịch vụ để nộp thuế, góp phần giảm tải cho hoạt động Kho bạc; đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện tốt chủ
trƣơng của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
Đến năm 2018, Kho bạc Nhà nƣớc Tam Dƣơng phối hợp hầu hết với các ngân hàng trên địa bàn các cấp trong huyện để phục vụ quá trình thu NSNN.
Kết quả thực hiện thu NSNN phân loại theo phƣơng thức thu nộp các năm qua tại KBNN Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu thu NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Tam Dƣơng
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng thu NSNN qua KBNN bằng chuyển khoản 60.453 101.275 326.188 Tổng thu NSNN qua KBNN bằng tiền mặt 98.454 142.641 26.590
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thu chi NSNN trên địa bàn các năm)
Qua bảng 3.2 hình thức thu qua Ngân hàng thƣơng mại ngày càng tăng, để có đƣợc kết quả này KBNN Tam Dƣơng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách; cung cấp thông tin số liệu thu ngân sách thƣờng xuyên, liên tục cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ công tác điều hành thu ngân sách các cấp.
Công tác phối hợp thu đến nay đã mang lại hiệu quả quan trọng. Thứ nhất phải kể đến là thuận lợi cho ngƣời nộp thuế - khách hàng, nhất là những khách hàng có những khoản giao dịch lớn. Ngƣời nộp thuế có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm nộp, thời gian nộp. Thuận lợi thứ hai đó là về dòng tiền. Dòng tiền từ ngân hàng sang KBNN luôn nhanh chóng. Về phía ngân hàng, công tác phối hợp thu hiệu quả bên cạnh việc mang lại lợi ích cho chính ngân hàng nhờ dòng tiền "chảy" qua liên tục. Ngân hàng cũng sẽ có nhiều khách
hàng đến giao dịch hơn, từ đó giúp quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu đƣợc các dịch vụ của ngân hàng tới khách giao dịch.
Trong những năm qua, Hệ thống tổ chức quản lý Thu NSNN trên địa bàn và công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đạt đƣợc nhiều kết quả to lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ổn định.
Tình hình thu NSNN tại huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc ba năm (2016-2018) theo từng lĩnh vực đƣợc thể hiện qua bảng 3.3 cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả thu NSNNtrên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc (2016-2018)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng
trƣởng bình quân (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng thu NSNN (I+II) 129.904 100 199.565 100 304.897 100 53.2 I.Thu nội địa 129.904 100 199.565 100 304.897 100 53.2 Trong đó: Số thu trừ tiền SDĐ, xổ số 70.386 54 69.898 35 204.671 67 96.06 1.Thu từ KVKT ngoài QD 26.947 21 22.858 11 27.557 9 2.69 -Thuế GTGT 23.493 20.450 22.597 - Thuế tiêu thụ đặc 41 105 73
biệt
- Thuế thu nhập
doanh nghiệp 894 1.505 4.243
- Thuế Tài nguyên 475 548 644
- Thuế môn bài 512 31
-Thu Khác 1.532 214 2.Thuế thu nhập cá nhân 3.663 3 5.286 3 7.325 2 41.44 3.Lệ phí trƣớc bạ 18.543 14 22.348 11 31.909 10 31.65 4.Phí, lệ phí 6.324 9 3.369 5 3.051 1 -28.08 5.Thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp 676 3 966 18 1.094 4 28.07
6.Thu tiển cho thuê
đất, mặt nƣớc 5.899 5 5.463 3 123.470 40 1076
7.Thu tiền sử dụng
đất 59.518 46 129.667 65 100.226 33 47.58
8.Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nƣớc 249 0 172 541 0 91 9.Thu khác ngân sách 4.169 15 4.967 4 7.818 28 38 10.Thu từ quỹ đất
công ích, hoa lợi 3.916 3 4.469 2 1.906 1 -21.61
II.Các khoản BTC
Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NSNN huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2016-2018
Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trƣởng cao, bình quân tăng khoảng 53.2%/năm. Cụ thể: trong năm 2016, tổng thu NSNN trên địa bàn là 129.904 triệu đồng đạt 153% so dự toán, trong đó các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn là tiền thu sử dụng đất (59.518 triệu đồng), thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (26.947 triệu đồng). Năm 2017, Tổng thu NSNN trên địa bàn là 199.565 triệu đồng đạt 155% so dự toán, trong đó các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn là tiền thu sử dụng đất (129.667 triệu đồng), thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (22.858 triệu đồng), lệ phí trƣớc bạ (22.348 triệu đồng). Năm 2018, Tổng thu NSNN trên địa bàn là 304.897 triệu đồng đạt 207.8% so dự toán, trong đó các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn là tiền thu sử dụng đất (100.226 triệu đồng), thu từ kinh tế ngoài quốc doanh (27.557 triệu đồng), lệ phí trƣớc bạ (31.909 triệu đồng), thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc (123.470 triệu đồng)
Tiền sử dụng đất là nguồn thu chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn và tăng trƣởng khoảng 47% mỗi năm. Tuy nhiên khoản thu này quá lớn là không bền vững cho ngân sách do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn.
Nhìn chung các khoản thu từ thuế và phí lệ phí vẫn là những khoản thu