Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 54)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích lý thuyết

Phƣơng pháp phân tích lý thuyết là phƣơng pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lựa những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (trên tạp chí và báo cáo khoa học, các tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn tài liệu có giá trị riêng biệt giúp cho thông tin đƣợc phân tích sẽ đa dạng và khách quan hơn. + Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong tỉnh hay ngoài tỉnh, tác giả đƣơng thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng đƣợc phân tích.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung). 2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết

Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết là phƣơng pháp liên quan đến những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết gồm những nội dung:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần và đủ để xây dựng các luận cứ + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo thứ tự xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tƣơng tác.

+ Làm tái hiện quy luật: Đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, đây là mục đích của nghiên cứu lịch sử

+ Giải thích các quy luật: Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phƣơng pháp Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau để tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong việc nghiên cứu lý thuyết, ngƣời nghiên cứu vừa

phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu. 2.2.3. Phƣơng pháp phân loại lý thuyết

Phƣơng pháp phân loại lý thuyết là phƣơng pháp sắp xếp tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hƣớng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo đúng mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tƣợng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán đƣợc các xu hƣớng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.

2.2.4. Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết

Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết là phƣơng pháp sắp xếp thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tƣợng đƣợc đầy đủ và sâu sắc hơn.

Phân loại và hệ thống hóa là hai phƣơng pháp đi liền với nhau. Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại đƣợc hợp lý và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)