Thu ngân sách nhà nƣớc vàcác nguồnthu ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

1.2. Cơ sở lý luận về Quản lýthu Ngân sách Nhà nƣớc

1.2.2. Thu ngân sách nhà nƣớc vàcác nguồnthu ngân sách nhà nƣớc

Thu ngân sách nhà nƣớc là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nƣớc huy động, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc về mọi mặt. Thực ra, thu NSNN là quá trình mà Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để phân phối một phần của cải xã hội dƣới hình thức tiền tệ, hình thành ra quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện bằng việc Nhà nƣớc đã đặt ra các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc, khoản thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các khoản viện trợ các khoản khác theo quy định của pháp luật và các khoản Nhà nƣớc vay. Xét về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống

những quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc.

Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nƣớc thực hiện, trƣờng hợp đƣợc khoán chi phí hoạt động đƣợc khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật; mọi khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức, cá nhân ởngoài nƣớc cho Chính phủ và chính quyền địa phƣơng và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Để quản lý các nguồn thu NSNN đƣợc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả, tại Điều 2, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, ngày 21/12/2016của Chính phủ đã phân loại các khoản thu NSNN, bao gồm 14 nhóm, trong đó nguồn thu đƣợc coi là chủ yếu của NSNN là thuế. Theo quy định của Luật thuế, có các loại thuế sau: Thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế trƣớc bạ, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và một số loại thuế khác (thuế trƣớc bạ, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp…) Việc tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của Nhà nƣớc đối với xã hội. Nhà nƣớc sử dụng quyền lực chính trị để ban hành các loại thuế với các mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế và mức thuế suất là bao nhiêu, đối tƣợng chịu thuế là ai thì Chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn yêu cầu tăng thu cho NSNN, mà còn phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trƣởng kinh tế gắn với và điều chỉnh thu nhập.

Việc đáp ứng tất cả các yêu cầu đó đòi hỏi Chính phủ phải tính toán và cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớc khi ban hành các loại thuế, vì nguồn thu của thuế bắt

nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu tốc độ phát triển, năng lực sản xuất của nền kinh tế. Chính vì vậy, để thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu NSNN thì Nhà nƣớc, Chính phủ phải có một chính sách về thuế một cách hiệu quả và bền vững.

Thực tế hiện nay, các khoản thu ngoài thuế hiện nay chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong thu NSNN. So sánh thu NSNN và GDP giai đoạn 2006-2016 cho thấy, quy mô GDP tăng 4,78 lần nhƣng quy mô thu NSNN chỉ tăng 3,94 lần, thu từ các khoản ngoài thuế tăng chậm hơn so với thu thuế; đồng thời thu từ thuế liên tục tăng lên ở giai đoạn 2011-2016 song tỷ lệ huy động từ thuế giai đoạn này cũng chỉ đạt 76,1% tổng thu NSNN. Tuy nhiên, đây là nguồn thu quan trọng, nếu biết phát huy, quản lý tốt và có các biện pháp để nuôi dƣỡng và khai thác triệt các nguồn thu thì nguồn thu đó là rất lớn chiếm một tỷ lệ không nhỏ cho NSNN.

1.2.3. Quản lý thuNgân sách Nhà nƣớc và sự cần thiết phải Quản lý thu Ngân sách Nhà nƣớc

Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nƣớc dùng các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng và khuyến khích sản xuất phát triển.

Các khoản thu NSNN là khoản tiền mà Nhà nƣớc huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất bắt buộc mọi ngƣời dân, mọi thành phần kinh tế và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định hiện nay, việc quản lý NSNN nói chung và quản lý thu NSNN nói riêng đều phải tuân thủ Luật NSNN, các Luật thuế và những văn bản hƣớng dẫn thi hành, đảm bảo 4 nguyên tắc:thống nhất, tập trung dân chủ; công khai, minh bạch;đảm bảo trách nhiệm;đảm bảo cân đối NSNN.

Quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho Nhà nƣớc quản lý đƣợc nguồn thu để đảm bảo cho việc duy trì hoạt động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thể hiện trên các phƣơng diện sau:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của Nhà nƣớc để kiểm soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý. Các nhà nƣớc trong lịch sử đều sử dụng công cụ thuế để ổn định và phát triển nền kinh tế,chống lại các hành vi kinh doanh phạm pháp.

Thứ hai, quản lý thu NSNN là một công cụ động viên, huy động các nguồn tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN. Việc huy động các nguồn lực tài chính vào NSNN là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu ngân sách ở bất kỳ chế độ nào, là yêu cầu tất yếu của mọi Nhà nƣớc. Nhà nƣớc muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải có nguồn tài chính ổn định, vững mạnh. Nguồn tài chính mà Nhà nƣớc có đƣợc đại bộ phận do quản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại.

Thứ ba, quản lý thu NSNN mục đích khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nƣớc để động viên đƣợc và không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.

Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trƣờng bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với hình thức thu và mức thu phù hợp kèm với các chính sách ƣu đãi công bằng thì thu NSNN có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ tạo môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho quá trình sản

xuất kinh doanh; đồng thời là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.

Thứ năm, quản lý thu ngân sách có vai trò quan trọng tác động đến sản lƣợng và sản lƣợng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức dẫn tới giảm sản lƣợng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Nếu giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lƣợng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lƣợng của nền kinh tế cũng nhƣ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Hệ thống thu ngân sách nhà nƣớc các cấp bao gồm sự phối hợp của KBNN, cơ quan tài chính, ngân hàng, cơ quan thuế, đơn vị nộp ngân sách. Mối quan hệ và quy trình thể hiện rõ ở Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1: Quy trình thu NSNN

Theo Sơ đồ, quy trình thu NSNN đƣợc thực hiện qua 6 bƣớc cơ bản: Bƣớc 1: Cơ quan Tài chính thông báo kế hoạch thu NSNN gửi cho cơ quan Thuế và cơ quan KBNN;

Bƣớc 2: Cơ quan Thuế gửi KBNN bộ sổ thuế và kế hoạch thu theo tháng;

Ngân hàng thƣơng mại Ngƣời nộp thuế

Kho bạc Nhà nƣớc Cơ quan Thuế

Bƣớc 3: Cơ quan Thuế ra thông báo thu (ngƣời hoặc cơ quan nộp thuế). Bƣớc 4: Đơn vị nộp tiền cho KBNN bằng tiền mặt, séc hoặc ủy nhiệm chi qua hệ thống Ngân hàng để trích tài khoản của mình nộp ngân sách;

Bƣớc 5: Ngân hàng trích tài khoản của đơn vị chuyển vào tài khoản của KBNN và báo lại cho KBNN và đơn vị đƣợc biết.

Bƣớc 6: KBNN hạch toán thu NSNN, đồng thời thông báo cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế.

Nhƣ vậy, theo quy trình thu NSNN thì KBNN là ngƣời thực hiện thu NSNN. KBNN thu NSNN theo lệnh thu chứng từ của cơ quan Thuế trên cơ sở có kế hoạch thu NSNN. Nhƣ vậy KBNN là ngƣời thực hiện khâu cuối cùng trong quy trình thu NSNN.So với quy trình thu NSNN đƣợc triển khai trƣớc đây cho thấy, quy trình thu NSNN đã đƣợc hiện đại hóa hơn. Việc nộp NSNN đƣợc thực hiện qua ngân hàng là một bƣớc quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, đƣợc ngƣời dân đồng tình và ủng hộ cao.

1.3. Quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nƣớc

1.3.1. KBNN và vai trò của KBNN trong quản lý thu ngân sách

Sau khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, để thành lập một cơ quan chuyên môn đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ngân sách và tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL về việc thành lập Nha ngân khố thuộc Bộ Tài chính. Sắc lệnh quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Nha Ngân khố: Chức năng chủ yếulà in và phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, quản lý một số tài sản quý của Nhà nƣớc bằng hiện vật nhƣ vàng, bạc, đá quý; nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, giám sát các khoản thu về thuế, các khoản cấp phát theo dự toán; tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thu - chi, quyết toán.

06/5/1951 về việc thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Quốc gia là quản lý NSNN, tổ chức huy động vốn, quản lý ngoại tệ, thanh toán các khoản giao dịch với nƣớc ngoài, quản lý kim cƣơng, vàng bạc và các chứng từ có giá. Do yêu cầu cần cụ thể về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý NSNN nên chỉ 2 tháng sau khi thành lập, đến ngày 20/7/1951, KBNN đã đƣợc thành lập trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc Nhà nƣớc có nhiệm vụ quản lý thu NSNN, chi vốn NSNN cho các Bộ, Ngành, địa phƣơng, đơn vị theo kế hoạch ngân sách đã đƣợc phê duyệt. Đến ngày 27/7/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng nhà nƣớc, thay thế cơ quan KBNN đặt tại Ngân hàng quốc gia. Trong giai đoạn 1976-1980, Vụ Quản lý quỹ NSNN ở Trung ƣơng phụ trách hệ thống thu, chi tài chính cấp tổng dự toán Trung ƣơng.

Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, đồng thời tổ chức KBNN theo 3 cấp: cấp Trung ƣơng, cấp Tỉnh và cấp Huyện. Ngày 01/01/2000, hệ thống KBNN đƣợc giao thêm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn NSNN theo Nghị định số 145/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/9/1999 và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC, ngày 26/1/1999của Bộ Tài chính. Do vậy, KBNN có chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật; việc thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, và cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo các quy định,KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc và

các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý; quản lý ngân quỹ;tổng kế toán nhà nƣớc; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

KBNN có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN. Nhiệm vụ chính trị chủ yếu của KBNN là quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc. KBNN có những chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:

Thứ nhất, chức năng quản lý ngân quỹ quốc gia: Đó là việc quản lý các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc. Nếu thực hiện đầy đủ chức năng này, KBNN sẽ có chức năng quản lý toàn bộ Ngân quỹ quốc gia.

Thứ hai, chức năng kế toán Nhà nước: Việc thực hiện các chức năng này, mục tiêu cuối cùng mà KBNN cần đạt đƣợc, đó là thống nhất, đảm nhiệm toàn bộ hoạt động của kế toán Nhà nƣớc, nhằm tập trung việc thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin về tất cả các quỹ tài chính và có thể là các tài sản quốc gia khác.

Thứ ba, chức năng dịch vụ tín dụng Nhà nước: Chức năng này KBNN là ngƣời thực hiện việc huy động vốn nhằm tài trợ thiếu hụt Ngân sách và cho đầu tƣ phát triển; thực hiện cho vay theo ủy nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng; tiếp nhận nguồn vốn viện trợ và vay nợ nƣớc ngoài, phân phối theo chỉ định, thanh toán nợ vay, lãi vay... Nhƣ vậy, KBNN thay mặt Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ về tín dụng. Ngoài ra còn thêm chức năng làm dịch vụ thanh toán cho Chính phủ ngoài việc huy động và cho vay.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, KBNN còn có vai trò làm trung gian “cầu nối” về mặt Tài chính nhƣ là một định chế trung gian liên kết chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng (ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại) và các tổ chức tiền tệ thực hiện nhiều hoạt động đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc

Khi xuất hiện khái niệm kinh tế thị trƣờng, vai trò của NSNN nói chung, KBNN nói riêng đã ngày càng đƣợc khẳng định là công cụ quan trọng

trong hệ thống tài chính quốc gia. Ở một số nƣớc, KBNN còn có một số chức năng đặc thù nhƣ là cơ quan Tài chính.

Nhƣ trên đã phân tích, KBNN là công cụ sắc bén để thực hiện chính sách tài chính quốc gia. Đối với NSNN, KBNN là công cụ để quản lý, điều hành NSNN. Đối với quá trình thu NSNN, gồm 2 giai đoạn chính: Quản lý thu (Lập bộ, tính thuế) và tổ chức thực hiện thu. Thu NSNN chỉ đƣợc coi là kết thúc khi tiền đã đƣợc nộp vào tài khoản tiền gửi của NSNN ở KBNN.

KBNN đồng thời là cơ quan đôn đốc các khoản thu vào NSNN. Ở Cộng hòa Pháp, khi đến hạn nộp thuế mà ngƣời chịu thuế không nộp thuế, KBNN gửi giấy nhắc nhở, phạt tiền hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị KBNN kê biên tài sản.

Trong quản lý thu NSNN qua KBNN, KBNN có vai trò chủ yếu sau: - KBNN tham gia vào trong quá trình xây dựng kế hoạch NSNN, lập và cụ thể hóa thu NSNN các cấp trên địa bàn:

- KBNN Là cơ quan ngành dọc đóng tại các địa phƣơng,vì vậy KBNN phải có trách nhiệm tham gia với cơ quan tài chính, tổ chức cùng cấp trong thu NSNN hàng quý, năm. Căn cứ số liệu tổng hợp về thu NSNN quý của các kỳ trƣớc tại KBNN đồng thời tập trung số liệu thống kê phân tích thu NSNN theo các chỉ tiêu chủ yếu, tình hình số liệu thu NSNN của các cơ quan chủ quản, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)