1.3. Quản lýthu ngân sách qua Kho bạc Nhà nƣớc
1.3.3. Nội dung quản lýthu ngân sách qua KBNN
1.3.3.1. Lập kế hoạch thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nƣớc
Đối với quá trình quản lý thu ngân sách của mỗi quốc gia, việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nƣớc là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của quá trình thu ngân sách nhà nƣớc.
các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật này, những quy định về vấn đề cụ thể liên quan đến thu NSNN, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện thu NSNN và quyết toán NSNN hiệu quả hơn. Có thể thấy, tại Thông tƣ số 54/2018/TT- BTC, ngày 18/6/2018 hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nƣớc (NSNN) năm 2019 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2019-2021quy định, việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2019 phải theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách, trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN; quán triệt chủ trƣơng triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán. Trên cơ sở đó, phấn đấu tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 khoảng 21%.
Yêu cầu lập Kế hoạch dự toán thu NSNN phải đảm bảo các nội dung thu NSNN phải đƣợc tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng nội dung thu và chi tiết theo sắc thuế và phải đƣợc lập theo đúng quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn.Dự toán thu NSNN phải kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.
Các căn cứ để lập Kế hoạch dự toán trƣớc hết phải căn cứ vào hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hƣớng dẫn của UBND các cấp về công tác lập dự toán ở địa phƣơng; các chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách, cụ thể là các Luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các quy định về thu phí, lệ phí…; đồng thời phải bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm lập kế hoạch; phân cấp các nguồn thu NSNN theo quy định của Luật NSNN, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để phân chia tỷ lệ hƣởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách. Trong quá trình lập cần xem xét, đối chiếu với dự toán thu NSNN, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN các năm trƣớc.
Bộ Tài chính ban hành Hƣớng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN tại Điều 10, Thông tƣ số 342/2016/TT-BTC, ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN. Căn cứ Quy định của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm sau, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính hƣớng dẫn về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tƣ công, dự toán ngân sách nhà nƣớc và thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc năm sau.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ƣơng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng hƣớng dẫn xây dựng dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc năm sau cho các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dƣới bảo đảm phù hợp với số kiểm tra cả về tổng mức và chi tiết các lĩnh vực thu, chi ngân sách của cơ quan có thẩm quyền thông báo theo quy định của Chính phủ.
1.3.3.2. Tổ chức thực hiệnthu Ngân sách nhà nƣớc
Hình thức thu ngân sách:
Hiện nay, các hình thức thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện chủ yếu qua 02 hình thức: Thu bằng chuyển khoản và thu tiền mặt.
* Thu bằng chuyển khoản:
- Hình thức thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của ngƣời nộp NSNN tại ngân hàng, ngân hàng thực hiện trích tài khoản của ngƣời nộp NSNN chuyển vào tài khoản của KBNN;
- Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của ngƣời nộp NSNN tại KBNN, KBNN thực hiện trích từ tài khoản của ngƣời nộp NSNN để ghi thu NSNN;
- Hình thức thu bằng phƣơng thức điện tử qua dịch vụ nộp thuế điện tử trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc cổng thanh toán điện tử
của Tổng cục Hải quan; hoặc qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng thƣơng mại nhƣ ATM, Mobile banking, Internetbanking,POS hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác.
* Thu bằng tiền mặt:
- Thu bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN.
- Thu bằng tiền mặt tại NHTM để chuyển nộp vào tài khoản của KBNN. - Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu hoặc tổ chức đƣợc cơ quan thu ủy nhiệm thu. Hình thức này đƣợc áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của các hộ kinh doanh không cố định, không thƣờng xuyên, không có tài khoản tại KBNN hoặc NHTM và có khó khăn trong việc nộp tiền vào KBNN (do ở xa điểm thu của KBNN hoặc xa NHTM); hoặc ngƣời nộp NSNN nộp tiền mặt tại điểm làm thủ tục hải quan, nhƣng tại địa điểm đó KBNN hoặc NHTM nơi KBNN mở tài khoản không tổ chức điểm thu; hoặc cơ quan Thuế ủy nhiệm thu tiền mặt đối với số thuế phải nộp của các hộ khoán. Cơ quan thu hoặc tổ chức đƣợc cơ quan thu ủy nhiệm thu có trách nhiệm thu tiền từ ngƣời nộp NSNN, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu đƣợc vào KBNN hoặc NHTM nơi KBNN mở tài khoản theo đúng thời hạn quy định.
- Thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp hoặc đƣợc ủy nhiệm thu phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hƣớng dẫn Luật.
- Ủy ban nhân dân xã đƣợc phép thu các khoản thu theo quy định thuộc nhiệm vụ của ngân sách xã; sau đó, làm thủ tục nộp tiền vào KBNN cấp huyện hoặc nộp vào quỹ ngân sách xã để thực hiện chi theo quy định đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa chƣa có điều kiện giao dịch thƣờng xuyên với KBNN. Việc tổ chức thu, nộp ngân sách xã đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phƣờng, thị trấn.
Trao đổi thông tin về thu NSNN:
* Nguyên tắc:
- Việc trao đổi thông tin thu NSNN thực hiện thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng; đồng thời, đƣợc thực hiện thƣờng xuyên giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính, KBNN, các tổ chức đƣợc cơ quan thu, KBNN ủy nhiệm thu;
- Việc trao đổi thông tin phải đƣợc bảo mật theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan khi tham gia hệ thống trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử có trách nhiệm đảm bảo an toàn, bảo mật, chính xác và toàn vẹn các dữ liệu điện tử trong phạm vi quản lý của đơn vị mình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống;
- Việc trao đổi thông tin đƣợc thực hiện tự động qua hệ thống trao đổi thông tin thu NSNN của Bộ Tài chính. Trƣờng hợp không thực hiện đƣợc việc trao đổi thông tin bằng hệ thống truyền tin tự động, thì các cơ quan đƣợc trao đổi thông tin bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp (thƣ điện tử, điện thoại, fax,...).
* Nội dung trao đổi thông tin:
- Thông tin chung về cơ quan quản lý thu thuế:Danh mục, mã số cơ quan quản lý thuế theo địa bàn hành chính; mã địa bàn, điểm thu của cơ quan Thuế, Hải quan, KBNN, các tổ chức đƣợc ủy nhiệm thu ngân sách trên địa bàn;
- Thông tin về ngƣời nộp thuế: thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế; mã Chƣơng, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục theo mục lục NSNN; thông tin về số thuế phải nộp, tờ khai hải quan, kỳ thuế; số thuế đã nộp, số thuế hoàn trả (chi tiết theo từng chứng từ), thông tin về quá trình nộp thuế, hoàn thuế,...
- Thông tin tình hình tổ chức thu NSNN:Số tiền nộp NSNN trong kỳ (tháng, quí, năm), chi tiết theo cơ quan thu, mục lục NSNN, mã địa bàn (đến cấp xã, phƣờng); kế hoạch thu tháng, chi tiết theo địa bàn, đối tƣợng, phân theo hình thức thu trực tiếp qua KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan,…;
- Danh mục mã điều tiết thu NSNN, các thông tin khác liên quan đến tổ chức thu NSNN.
* Quy trình trao đổi thông tin:
- Hệ thống danh mục dùng chung nhƣ mục lục NSNN, danh mục địa bàn hành chính, danh mục cơ quan thu, danh mục các đơn vị KBNN,... đƣợc cập nhật thƣờng xuyên từ Trung tâm trao đổi dữ liệu thu NSNN đặt tại Cục Tin học và Thống kê thuộc Bộ Tài chính và truyền cho các đơn vị thuộc ngành tài chính thực hiện thu NSNN;
- Các thông tin về thu NSNN nhƣ danh bạ đối tƣợng nộp thuế, dữ liệu thu, nộp thuế đƣợc truyền từ các đơn vị cấp dƣới lên đơn vị cấp trên và đƣợc tập trung tại Trung tâm trao đổi dữ liệu thu trung ƣơng; sau đó dữ liệu này sẽ đƣợc truyền cho các đơn vị có liên quan;
- Các thông tin về thu NSNN có liên quan đến một số đơn vị, thì đƣợc trao đổi thông tin theo quy định riêng;
- Tần suất trao đổi thông tin đƣợc quy định trong quy trình trao đổi thông tin thu NSNN của Bộ Tài chính.
Quy trình thu NSNN:
Quy trình quản lýthu NSNN hiện nay đã có nhiều bƣớc cải cách mạnh mẽ cả về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ Tại các Điều 7, Điều 8, Điều 9 tại Thông tƣ số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Theo Thông tƣ, các khoản thu NSNN đƣợc thực hiện thông qua 3 hình thức chủ yếu, gồm: đồng Việt Nam; bằng ngoại tệ; thu ngân sách đối với một số khoản đặc thù khác.
Thứ nhất, Thu ngân sách bằng đồng Việt Nam:
Các khoản thu NSNN do cơ quan Hải quan quản lý đƣợc thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính; Đối với các khoản thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý đƣợc thực hiện
theo quy định tại Thông tƣ số 84/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc các văn bản thay thế.Các khoản thu NSNN do cơ quan tài chính hoặc cơ quan thu khác quản lý, quy trình thu NSNN bằng Bảng kê nộp thuế theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 84/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thu NSNN bằng biên lai thu tại NHTM nơi KBNN mở tài khoản:KBNN thực hiện ủy nhiệm thu phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu cho NHTM nơi KBNN mở tài khoản đảm nhận (NHTM ủy nhiệm thu)theo các phƣơng thức sử dụng biên lai thu lập thủ công hoặc sử dụng biên lai thu đƣợc lập và đƣợc in từ chƣơng trình TCS - NHTM. Khi ngƣời nộp NSNN đến nộp tiền, NHTM lập biên lai thu để thu tiền và xử lý các liên biên lai theo quy định tại Thông tƣ số 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN, NHTM hạch toán và lƣu cùng Bảng kê thu tiền phạt; sau đó, NHTM thực hiện truyền dữ liệu thu cho KBNN (Giấy nộp tiền vào NSNN, Biên lai thu, Bảng kê thu tiền phạt) theo thỏa thuận phối hợp thu NSNN với KBNN.
Thu NSNN bằng biên lai thu tại KBNN:KBNN đƣợc sử dụng biên lai thu không in sẵn mệnh giá, biên lai thu lập và in từ chƣơng trình máy tính để thu một số khoản phí, lệ phí, tiền phạt vi phạm hành chính. Mẫu biên lai, số liên biên lai và quy trình luân chuyển các liên biên lai thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 153/2013/TT-BTC.Khi ngƣời nộp NSNN đến nộp tiền, KBNN lập biên lai thu để thu tiền và xử lý các liên biên lai theo quy định.
Thu NSNN qua POS lắp đặt tại KBNN:KBNN phối hợp với NHTM nơi KBNN mở tài khoản thực hiện thu NSNN thông qua điểm POS của NHTM lắp đặt tại KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện theo nguyên tắc tự nguyện khi có đề nghị từ ngƣời nộp NSNN (ngƣời có thẻ thanh toán); KBNN không thu bất kỳ khoản phí nào từ ngƣời nộp NSNN qua máy POS.
Thu phạt vi phạm hành chính của ngƣời nộp phạt mở tài khoản tại NHTM hoặc KBNN: Căn cứ chứng từ trích tài khoản của ngƣời nộp phạt,
NHTM hoặc KBNN làm thủ tục trích chuyển tiền vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng, đồng thời, trả lại ngƣời nộp phạt 01 liên chứng từ.
Thu NSNN qua cơ quan thu: Các cơ quan thu,tổ chức đƣợc cơ quan thu ủy nhiệm thu khi thu tiền mặt trực tiếp từ ngƣời nộp NSNN phải sử dụng biên lai thu theo quy định tại Thông tƣ số 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.Cơ quan thu và KBNN đồng cấp thống nhất quy định kỳ hạn nộp tiền vào KBNN hoặc NHTM nơi KBNN mở tài khoản. Thời gian thực hiện, chậm nhất sau 07 ngày kể từ ngày thu, tùy theo doanh số thu và điều kiện địa bàn cụ thể.Định kỳ, cơ quan sử dụng biên lai quyết toán biên lai thu với cơ quan cấp biên lai, đảm bảo khớp đúng giữa số biên lai đã sử dụng, số biên lai hủy, số còn lại chƣa sử dụng, số tiền đã thu và nộp vào NSNN, đối chiếu giữa Bảng kê biên lai và các liên Giấy nộp tiền vào NSNN.
Thứ hai, Thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ
Nguyên tắc quản lýthu NSNN bằng ngoại tệ (không kể các khoản viện trợ nƣớc ngoài trực tiếp cho các dự án) đƣợc tập trung về quỹ ngoại tệ của NSNN, thống nhất quản lý tại KBNN Trung ƣơng, số thu NSNN bằng ngoại tệ đƣợc ghi thu quỹ ngoại tệ của NSNN (theo nguyên tệ); đồng thời, quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ để hạch toán thu NSNN và phân chia cho ngân sách các cấp theo chế độ quy định. Toàn bộ số thu NSNN bằng ngoại tệ phát sinh tại địa phƣơng phải gửi vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của KBNN cấp tỉnh; trƣờng hợp có phát sinh các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ, song KBNN cấp tỉnh chƣa có tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng, thì KBNN cấp tỉnh làm thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các NHTM để tiếp nhận các khoản thu trên, số thu ngoại tệ tại địa phƣơng đƣợc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ để hạch toán thu
NSNN và phân chia cho ngân sách các cấp. Tối đa không quá 01 tháng hoặc khi tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ có số dƣ nguyên tệ hoặc quy đổi lớn hơn 01 triệu USD, KBNN cấp tỉnh phải làm thủ tục chuyển toàn bộ số thu NSNN bằng ngoại tệ phát sinh tại địa phƣơng về quỹ ngoại tệ của NSNN tại Trung ƣơng.
Quỹ ngoại tệ của NSNN đƣợc sử dụng để thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ. Phần ngoại tệ còn lại, KBNN (Trung ƣơng) đƣợc phép bán cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo quy định. Hết năm ngân sách, vào thời gian chỉnh lý quyết toán, KBNN Trung ƣơng tổng hợp chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm, phối hợp với Vụ NSNN - Bộ Tài chính xử lý.Tỷ giá hạch toán ngoại tệ hàng tháng và đƣợc áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nƣớc đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Tổng Giám đốc KBNN xác định và thông báo tỷ giá hạch toán ngoại tệ hàng tháng.
Quy trình thu NSNN bằng ngoại tệ đƣợc thực hiện qua 3 hình thức: 1) Thu ngoại tệ bằng chuyển khoản; 2) Thu ngoại tệ bằng tiền mặt qua ngân hàng; 3) Thu