Phương hướng sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 73 - 76)

3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở

3.2.1. Phương hướng sử dụng nguồn nhân lực

3.2.1.1. Phương hướng chung phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới

Trong Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII, trên cơ sở phân tích và dự báo tình hình những năm tới, cơ hội đối với tỉnh là rất lớn nhưng thách thức và khó khăn không nhỏ, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đẩy mạnh phát triển KT - XH nhanh và bền vững, Đại hội đã chỉ ra phương hướng tổng quát đến năm 2020 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh

CNH, HĐH. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng NNL và an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020” [23, tr.18].

Đại hội đã nêu ra mục tiêu phấn đấu của tỉnh trong 5 năm tới (2010- 2015): tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13-14%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15-16%, dịch vụ tăng 13,5-14,5%, nông nghiệp tăng 1,7-2%. Tỷ trọng nông nghiệp khoảng 6,2%, công nghiệp và xây dựng 69,4%, dịch vụ 24,4%. GDP bình quân đầu người đạt 3.500 USD (giá thực tế)… Phát triển NNL, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%, trong đó nông thôn là 45%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm 26 -27 nghìn lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng, tăng 12,4%/năm, trong đó nông thôn là 36 triệu đồng [23, tr.19].

3.2.1.2. Phương hướng sử dụng nguồn nhân lực

* Giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26 - 27 nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,2%; tỷ lệ lao động nông nghiệp 30%; lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn là 45%. Đổi mới hoạt động ở các trung tâm giới thiệu việc làm, khuyến khích tổ chức các hội chợ, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Đầu tư nâng cao năng lực, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cho các trường, trung tâm dạy nghề, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Tập trung giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực Nhà nước thu hồi đất và người lao động thuộc các hộ gia đình chính sách. Tăng cường giáo dục pháp luật cho lao động, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo hộ, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với những người có công và bảo trợ xã hội, hỗ trợ cho người nghèo. Tập trung chỉ đạo triển khai các dự án nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp ở các khu công nghiệp.

* Phát huy tối đa nội lực NNL trong Tỉnh, sử dụng hợp lý, có hiệu quả NNL trong đó đặc biệt chú ý NNL qua đào tạo.

Mục tiêu KT - XH của Tỉnh nêu ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Tỉnh lần thứ XVIII chỉ có thể đạt được khi phát huy được tối đa NNL hiện có để khai thác các lợi thế của Tỉnh. Muốn vậy, Bắc Ninh cần xác định được tổng cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành, theo khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với nhu cầu đô thị hoá, CNH, HĐH. Trên cơ sở đó một mặt điều chỉnh việc đào tạo NNL để đáp ứng yêu cầu, mặt khác cần đẩy nhanh sự phân công lại lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế đã được xác định trong nghị quyết Đại hội: giảm dần lao động trong nông nghiệp từ 63,3% xuống 42,8% năm 2010 và 30,0% năm 2015.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về cơ cấu lao động ở Bắc Ninh đến năm 2015

Đơn vị tính: %

STT Ngành Năm

2005 2010 2015

1 Nông nghiệp 63,3 42,8 30,0

2 Công nghiệp - xây dựng 22,3 33,0 39,0

3 Dịch vụ 14,5 24,2 31,0

Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XVIII.

Đồng thời với việc làm trên cần tích cực tạo việc làm mới và ổn định để thu hút được nhiều lao động, tăng quỹ thời gian được sử dụng ở nông thôn lên

Việc sử dụng NNL qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là vấn đề quan trọng nhất của sử dụng NNL hiện nay, bởi đây là bộ phận quyết định năng xuất lao động chung trong toàn tỉnh. Bắc Ninh trong thời gian tới cần tạo điều kiện để NNL qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi, có chính sách thu hút, khuyến khích lao động được đào tạo về làm việc ở nông thôn. Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo. Đa dạng hoá các loại hình và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung - cầu trong đào tạo và sử dụng NNL trên cơ sở phân công lại lao động xã hội, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)