Xu hướng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 30 - 44)

1.2. Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và xu hướng sử dụng nguồn nhân lực

1.2.3. Xu hướng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh

Chế độ tuyển dụng và sử dụng lao động theo biên chế suốt đời trước đây được chuyển sang hình thức hợp đồng lao động có thời hạn. Hình thức tuyển dụng “có ra có vào” này đã kích thích tính năng động sáng tạo của người lao động, kích thích họ không ngừng vươn lên nâng cao trình độ để giữ được việc làm. Cơ chế này còn có tác dụng giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh được quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng và sa thải lao động nên có điều kiện để tuyển lựa, sắp xếp lao động theo yêu cầu của công việc và phù hợp với năng lực riêng của mỗi người. Do đó, một mặt làm tăng hiệu quả sử dụng lao động còn mặt khác góp phần điều chỉnh quan hệ giữa cầu với cung.

Rõ ràng việc đổi mới cơ chế chính sách tuyển dụng lao động là một nhân tố có tác động tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

1.2.3. Xu hướng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế kinh tế

Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang đặt ra những yêu cầu mới của việc khai thác và phát huy tiềm năng nhân lực. Ở hầu hết các quốc gia hiện nay đang diễn ra quá trình tìm kiếm những cách thức và giải pháp nhằm sử dụng tối đa nguồn lực quan trọng này. Do tình hình KT -XH mỗi nước khác nhau nên giải pháp và bước đi có khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Tuy nhiên xu hướng phổ biến của việc sử dụng NNL trong quá trình phát triển kinh tế đều mang những nét chủ yếu sau:

1.2.3.1. Coi con người là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế

Con người trong bất kỳ hình thái xã hội nào cũng đều là nhân tố trung tâm của quá trình sản xuất. Tuy nhiên nhận thức về vai trò của yếu tố con

người đối với tăng trưởng và phát triển lại không hoàn toàn giống nhau qua các giai đoạn lịch sử.

Vào những bước khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp người ta cho rằng điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Hướng ưu tiên tìm kiếm các nguồn lực để phát triển KT- XH là nhằm vào sự phong phú về tài nguyên như khoáng sản, đất đai, tài nguyên rừng, biển… Quá trình phát triển mang tính chất tìm kiếm nhiều hơn. Vai trò của yếu tố con người bị che lấp bởi những lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên.

Bước phát triển tiếp theo trong giai đoạn trước những năm 60, với những thành tựu nổi bật của khoa học kỹ thuật đạt được khi đó, người ta tin rằng có thể đạt năng xuất cao và phát triển mạnh mẽ nhờ vào quá trình tự động hoá. Tiến bộ kỹ thuật được coi là “chiếc đũa thần” có thể giải quyết mọi vấn đề của xã hội. Với ý nghĩa đó công nghhệ được coi là trung tâm. Hướng ưu tiên tìm kiếm nguồn lực để phát triển là ở công nghệ thuần tuý; các trung tâm kinh tế xuất hiện đầu tiên trên thế giới như Anh, Mỹ, Tây Âu đều dựa vào sự đi đầu trong kỹ thuật mới để tiến hành CNH.

Trong mô hình phát triển này yếu tố con người bị đẩy xuống hàng thứ yếu và phụ thuộc vào kỹ thuật, công nghệ. Những nhà máy tự động hoá được truyền bá rộng rãi đã biến người lao động thành những kẻ phục vụ máy móc. Nét đặc trưng của lao động thời kỳ này là sự tuân thủ và phục tùng máy móc. Sức lao động được coi như là một yếu tố của chi phí sản xuất, là nhân tố bất định mà ảnh hưởng của nó có thể hạn chế ở mức tối thiểu. Ở đây con người bị kỹ thuật làm thái hoá và trở nên xa lạ chính ngay với xã hội mình đang sống.

Những năm sau đó người ta dần nhận thức ra rằng khai thác tài nguyên thiên nhiên đến một mức độ nào đó cũng sẽ cạn kiệt. Đề cao kỹ thuật quá mức dẫn đến “chủ nghĩa kỹ trị” trong kinh tế với sự bành trướng không kiểm soát được của kỹ thuật đã làm suy sụp cá nhân, lãng phí tiềm năng nhân lực. Con người bị “rôbôt hoá” và trở thành những cái xác không hồn. Nhiều tổ hợp sản

xuất được tự động hoá ở trình độ cao đã tỏ ra kém hiệu quả so với các xí nghiệp chỉ đơn thuần cơ giới hoá. Tất cả những vấn đề này đang đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững KT-XH. Nó đòi hỏi các quốc gia phải thay đổi căn bản chiến lược phát triển của mình.

Vào những năm 90 khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ bước sang một giai đoạn mới, đã có những thay đổi liên tục trong sản xuất liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tin học, các công nghệ thông tin và những sản phẩm phần mềm tự động hoá. Những phát minh khoa học được áp dụng nhanh chóng và rộng rãi đã làm cho sản xuất ngày càng mang tính sáng tạo nhiều hơn. Người ta không chỉ sản xuất để thoả mãn nhu cầu mà còn tạo ra nhu cầu để sản xuất; chất lượng sản phẩm được coi trọng hơn mặt số lượng; hàm lượng khoa học trong sản phẩm ngày càng tăng, đầu vào vật chất ngày càng giảm… Tất cả những điều đó đòi hỏi phải tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn lực có khả năng sáng tạo. Dưới nhiều hình thức khác nhau đang diễn ra xu thế tìm kiếm mô hình mới nhằm phát huy và sử dụng NNL. Mô hình sản xuất lấy con người làm yếu tố trung tâm xuất hiện trong hoàn cảnh đó, nó chiếm ưu thế và dần dần trở nên phổ biến. Hướng ưu tiên đầu tư vào con người đã được năng lên hàng quốc sách ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.

Sự thay đổi quan niệm về vai trò của yếu tố con người như trên suy cho cùng do chính sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật quy định. Nếu trước đây, tiến bộ kỹ thuật đẩy con người xuống hàng thứ yếu và địa vị phụ thuộc, thì ngày nay cũng chính tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới lại đòi hỏi và đặt con người vào vị trí trung tâm để phát triển.

Mặc dù ở nhiều quốc gia hiện còn thiếu những điều kiện và tiền đề cần thiết để phát huy tiềm năng nhân lực nhưng mô hình sản xuất lấy con người làm trung tâm đã được hầu hết các quốc gia tiếp nhận và phát triển hết sức

phong phú. Hơn nữa nó còn được coi là hướng chính trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia.

1.2.3.2. Khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành yêu cầu chủ yếu của sử dụng nguồn nhân lực

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng của lao động trí tuệ, giảm bớt các hoạt động chân tay, làm cho lao động trí tuệ trở thành mặt hoạt động cơ bản của con người. Cùng với sự biến đổi tính chất của lao động, vai trò, ý nghĩa của tri thức cũng thay đổi căn bản. Việc ứng dụng ngày càng rộng rãi tri thức vào sản xuất, vào tổ chức lao động đã làm cho tri thức đang nhanh chóng trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, thành nguồn kinh tế cơ bản và chủ yếu. Vai trò của các yếu tố truyền thống như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn… không mất đi mà trở thành thứ yếu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ một phần nhỏ sự tăng trưởng có thể giải thích bởi đầu vào là vốn, còn phần quan trọng của tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động. Trí tuệ đã và đang trở thành động lực của toàn bộ tương lai nhân loại. Với những ý nghĩa đó, khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành nét đặc trưng và là yêu cầu cơ bản nhất của sử dụng NNL trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.

Khác với nguồn lực khác, tiềm năng trí tuệ là nguồn lực tiềm ẩn không bộc lộ ra bên ngoài như tiền hay tài sản mà nằm sâu trong vỏ não của mỗi cá nhân; nó không thể xác định bằng những chỉ tiêu thuần tuý về số lượng và luôn gắn với người chủ sở hữu. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng nó không đơn giản. Hiện đang diễn ra quá trình tìm kiếm những cách thức, mô hình nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tiềm năng quan trọng này. Những đổi mới trong tổ chức quản lý sản xuất, trong hệ thống giáo dục đào tạo, những cải tiến về công nghệ, về chế độ tiền lương… ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều hướng tới mục tiêu đó.

Lao động trí tuệ có đặc điểm là không thể gây áp lực với nó để đạt kết quả mong muốn. Vì vậy để sử dụng được đầy đủ hơn tiềm năng trí tuệ đòi hỏi phải giảm dần các xung đột xã hội, dân chủ hoá các quan hệ sản xuất, thu hút ngày càng rộng rãi người lao động tham gia vào quản lý và phát triển sản xuất, tổ chức đối thoại và hợp tác có tinh thần xây dựng giữa những người lao động và cán bộ quản lý, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho người lao động.

Với ý nghĩa đó, các hình thức tổ chức sản xuất nhằm mở rộng quyền của người lao động ở nơi sản xuất được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Phổ biến hơn cả là hình thức bán cổ phần cho người lao động. Việc bán cổ phần cho nhân viên có tác dụng gắn bó lợi ích của họ thành hiệu quả hoạt động của xí nghiệp; người lao động quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của xí nghiệp, có trách nhiệm hơn trước công việc. Tất cả những điều đó cho phép nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người lao động.

Thu hút công nhân tham gia quản lý sản xuất cũng được đánh giá là biện pháp có hiệu quả để phát huy yếu tố con người. Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đang diễn ra xu hướng “ di chuyển” nhiệm vụ quản lý sang cho các nhà điều hành thấp hoặc tập thể người lao động. Họ được mở rộng quyền hạn tại nơi làm việc như: tham gia vào sở hữu, tham gia vào quản lý thông qua các quyết định của công ty; lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, tự giải quyết vấn đề sắp xếp công nhân…Tất cả những hình thức đó đã làm tăng thêm sức lôi cuốn của người lao động vào công việc của công ty, nâng cao tính tích cực sáng tạo của người lao động.

Mô hình quản lý theo kiểu “uỷ thác” đã tỏ ra có hiệu quả bởi những tác động của nó đến đạo đức tâm lý của người lao động. Dưới hình thức tham gia vào sở hữu, ý thức về lợi ích chung của công nhân và công ty được củng cố. Dưới hình thức tham gia vào quá trình quyết định, mối quan hệ đồng đội

trong lao động được củng cố, tính tích cực trong việc hợp lý hoá sản xuất được nâng cao, nhờ đó năng xuất của lao động sống được nâng lên rõ rệt.

Một đặc điểm khác của lao động trí tuệ là việc kiểm định số lượng và chất lượng của nó khó hơn nhiều so với lao động chân tay. Những kết quả của lao động chân tay thì có thể được cân đếm cụ thể nhưng với lao động trí óc thì rất khó, thậm chí nhiều khi còn không thấy ngay được kết quả. Vì vậy trong mô hình khai thác tiềm năng trí tuệ cần phải dựa vào một số cơ chế mềm dẻo kích thích động cơ lao động.

Dưới hình thức khuyến khích vật chất, đa số các nước đều tìm cách tăng lương hoặc thu nhập thực tế cho những người có trình độ cao. Ngay cả ở những nước đang phát triển, lương trả cho người lao động đơn giản không tăng bao nhiêu, nhưng lương của cán bộ có trình độ chuyên môn cao tăng vọt. Chênh lệch về tiền lương giữa lao động đơn giản và lao động phức tạp khá sâu sắc. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa rất cơ bản nhằm thu hút và sử dụng tiềm năng trí tuệ.

Để khuyến khích lao động sáng tạo, ở nhiều quốc gia hiện đang xuất hiện xu thế “cá thể hoá” tiền lương. Trong đó tiền lương được trả không phải căn cứ vào số lượng sản phẩm làm ra mà dựa vào phạm vi hiểu biết và năng lực tiềm năng của người lao động. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, quá trình đào tạo, thời gian làm việc… là những căn cứ cơ bản để trả lương.

Những động viên về mặt tinh thần ngày càng được chú ý đầy đủ hơn dựa trên những thay đổi định hướng giá trị của người lao động. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đang làm thay đổi hệ thống giá trị đời sống xã hội dẫn đến đổi mới ý thức xã hội. Con người trong xã hội hiện đại đều có mong muốn được tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Đối với lao động trí tuệ thì yêu cầu này lại càng đúng. Vì vậy để phát huy tiềm năng trí tuệ thì điều quan trọng nhất là tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự khẳng định và tự thể hiện nhân cách của bản thân một cách sáng tạo.

Còn nhiều vấn đề khác đã và đang được áp dụng nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ của con người trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Ngay cả sự cần thiết phải trang bị kỹ thuật hiện đại và tiên tiến cũng được coi không chỉ là phương tiện để nâng cao hiệu quả lao động và chất lượng sản phẩm mà còn là yếu tố đáng kể để phát triển tính sáng tạo. Chẳng hạn hệ thống sản xuất được máy tính hoá tạo cho công nhân cảm giác được giải trí. Nó làm cho công nhân có cảm giác thoải mái khi làm việc, giải tỏa tâm lý ức chế và thêm vững tin vào khả năng của mình. Đây là những tác động tâm lý quan trọng góp phần phát triển năng lực sáng tạo của con người.

Nhìn chung quá trình tìm kiếm các mô hình, giải pháp nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ vẫn đang diễn ra và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Việc áp dụng những cơ chế, biện pháp đã nêu trên tuy chưa phổ biến và còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng xu thế chú trọng khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo của NNL đã được khẳng định và áp dụng ở hầu hết các quốc gia trong điều kiện hiện nay.

1.2.3.3. Giáo dục đào tạo được ưu tiên phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành yêu cầu cơ bản của sử dụng nhân lực

Để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng con người, cần phải có NNL có chất lượng cao trên các mặt văn hoá - xã hội, chuyên môn nghề nghiệp, tri thức khoa học…Trong tất cả các biện pháp và chính sách nhằm nâng cao chất lượng, giáo dục đào tạo là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Một mặt, giáo dục đào tạo góp phần nâng cao trình độ nhận thức chung cho con người trên các mặt văn hoá, xã hội, tri thức khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Mặt khác, sau khi được đào tạo quan niệm về giá trị của người lao động sẽ được đổi mới, tính kỷ luật được nâng cao, họ sẽ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tham gia hoạt động kinh tế. Với ý nghĩa đó, giáo dục đào tạo được coi là tiền đề và là cơ sở chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng NNL.

Lịch sử các nền kinh tế trên thế giới cho thấy, không một nước giàu có nào đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông. Đã có nhiều bài học về sự thất bại ở những nước sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)