2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở
2.2.3. Về hiệu quả sử dụng lao động
Từ năm 2005 cho đến nay do khai thác hiệu quả các nguồn lực của tỉnh trong đó có NNL qua đào tạo nên tổng sản phẩm trong tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá (trên 10%).
Bảng 2.8: Tốc độ tăng GDP trong tỉnh từ năm 2005 - 2010 theo giá so sánh năm 1994
Danh mục Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng GDP (Tỷ đồng) 4.766,1 5.483,3 6.349,6 7.342,5 8.263,1 9.634,3 Tốc độ tăng trưởng (%) 14,04 15,05 15,80 12,54 16,59 14,86
Nguồn:Văn kiện Đại hội Đảng bộ Bắc Ninh lần thứ 18.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỷ trọng các ngành kinh tế thuộc khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực nhờ đó sự tăng trưởng của nền kinh tế đang theo xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ hiệu quả khai thác, sử dụng các tiềm năng lao động của Bắc Ninh được nâng cao trong thời gian qua. Có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP qua bảng sau:
Bảng 2.9: Cơ cấu GDP từ năm 2005 - 2010.
Đơn vị tính: %. Ngành Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Công nghiệp - xây dựng 45,9 49,5 57,2 61,7 63,5 64,8 Nông nghiệp - Thuỷ sản 26,3 21,3 16,6 13,9 12,7 11,0 Dịch vụ 27,8 29,2 26,2 24,4 23,8 24,2
Việc khai thác hiệu quả các tiềm năng của tỉnh đã làm thay đổi chỉ số thu nhập bình quân của lao động theo hướng tăng lên. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt dân cư nhất là dân cư nông thôn có sự thay đổi rõ nét. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, giao thông nông thôn được nâng cấp và hoàn thiện hơn. Đây là nguồn động viên lớn cho người lao động yên tâm làm việc góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.