2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở
2.2.2. Thực trạng sử dụng lao động trong các ngành kinh tế
Trong những năm gần đây số lao động đang là việc được phân bố theo các ngành kinh tế như sau:
Bảng 2.5: Lao động việc làm trong các ngành kinh tế từ năm 2007- 2009 STT Ngành Năm 2007 2008 2009 Tổng số 582.170 585.513 592.246 Trong đó:
1 Nông - lâm nghiệp 312.127 291.886 276.542
2 Thuỷ sản 7.869 7.890 7.985
3 Công nghiệp khai mỏ 353 385 410 4 Công nghiệp chế biến 133.348 139.309 149.086 5 Sản xuất pp điện, nước, khí đốt 851 810 1.059
6 Xây dựng 24.767 29.808 34.450
7 Thương nghiệp sửa chữa xe có động
cơ mô tô, xe máy 45.086 54.085 59.248 8 Khách sạn nhà hàng 9.251 9.750 9.925 9 Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 11.523 13.250 14.614 10 Tài chính, tín dụng 2.285 2.455 2.550 11 Hoạt động khoa học và công nghệ - - - 12 Hoạt động kinh doanh tài sản và tư
vấn 2.422 2.585 2.630
13 Quản lý nhà nước và an ninh quốc
phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 4.886 5.325 5.520 14 Giáo dục và đào tạo 18.030 18.100 18.150 15 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3.940 4.180 4.265 16 Hoạt động văn hoá thể thao 648 650 665 17 Hoạt động Đảng, đoàn và hiệp hội 1.710 1.725 1.727 18 Hoạt động khác 3.074 3.320 3.420
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009.
Về cơ cấu lao động, các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển, thu nhập từ chúng lại cao hơn nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp -
xây dựng tăng từ 27,4% năm 2007 lên 33,0% năm 2010. Khu vực dịch vụ có sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới nên tỷ trọng tăng từ 17,6% năm 2007 lên 24,2% năm 2010; còn khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với nhiều bất ổn về thời tiết, bệnh dịch tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, thu nhập lại thấp nên lực lượng lao động đã chuyển nhanh sang các ngành thuộc hai khu vực kia, tỷ trọng giảm từ 55,0% năm 2007 xuống còn 42,8% năm 2010.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 2005 - 2010.
Đơn vị tính: % Ngành Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nông nghiệp 63,3 59,7 55,0 50,2 46,0 42,8 Công nghiệp 22,3 24,9 27,4 29,9 32,2 33,0 Dịch vụ 14,4 15,4 17,6 19,9 21,8 24,2
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2010.
Trong 5 năm, 2006-2010, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 108.250 lao động, đạt 108,2% kế hoạch đề ra và tăng 42% so với giai đoạn 2001-2005. Trong đó lao động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 64.251, nông nghiệp 9.718 người, dịch vụ 20.084 người, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 3,8% năm 2006 xuống còn khoảng 3,5% năm 2010. Điều này khẳng định sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo tỉnh đối với vấn đề giải quyết việc làm.
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp
Bắc Ninh hiện nay vẫn là một tỉnh nông nghiệp với 42,8% lao động đang làm việc ở khu vực này. Tuy sản xuất gặp nhiều khó khăn do diễn biến thất thường của thời tiết cộng thêm dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất, chất lượng hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994).
Năng xuất lúa đạt 60 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 445 nghìn tấn. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha: như lúa, khoai tây, rau xanh, cây cảnh... Đến năm 2009 toàn tỉnh có 2.477 trang trại hoạt động có hiệu quả tốt đồng thời có 568 hợp tác xã, 2 liên hiệp hợp tác xã, 628 tổ hợp tác với khoảng 30 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch vùng sản xuất được coi trọng. Bộ mặt nông thôn hiện nay đã có sự khởi sắc. Mặc dù vậy, lao động ở nông thôn Bắc Ninh cũng như lao động ở nông thôn các vùng trong cả nước luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu việc làm. Lao động nông nghiệp vốn mang tính mùa vụ nay do ứng dụng khoa học kỹ thuật mùa vụ được rút ngắn cần ít lao động hơn số lao động dư thừa ngày càng nhiều. Hệ số sử dụng thời gian của lao động nông thôn Bắc Ninh mới đạt khoảng 80%, thời gian còn lại là nhàn rỗi không có việc làm, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Điều này ảnh hưởng tới kết quả phát triển, tốc độ tăn GDP trong nông, lân nghiệp, thủy sản chỉ đạt 4,47% năm 2010 và chiếm 11% trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Có một thực tế đang xảy ra với người nông dân ở Bắc Ninh đó là việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho tình trạng thiếu việc làm càng trở nên nghiêm trọng. Nông dân vốn chỉ gắn bó với ruộng đồng giờ không còn đất để canh tác việc chuyển sang công việc khác rất khó khăn nhất là đối với những người trong độ tuổi trung niên. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là khoảng gần 20% nhưng nếu không có sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn nông dân chuyển đổi nghề nghiệp thì con số này chắc chắn sẽ tăng lên.
2.2.2.2. Thực trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII đã chỉ ra: Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Giá trị
sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 23.000 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 27,9%/năm, đưa công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí 19 lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc (2010). Toàn tỉnh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung, với tổng diện tích 7.525ha, trong đó 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp tập trung đến nay có 197 doanh nghiệp đi vào hoạt động, thu hút trên 44.500 lao động trong đó 53% lao động là người địa phương. Lao động làm việc tại các khu công nghiệp có trình độ rất khác nhau. Đa số là lao động phổ thông (70%), còn lại là lao động có trình độ từ trung cấp trở lên. Có một thực tế ở các khu công nghiệp là nhiều lao động được đào tạo song công việc không sử dụng đến kiến thức được đào tạo mà công nhân chỉ được trả lương bằng lao động phổ thông, gây lãng phí quá trình học tập, làm giảm nhu cầu học tập của lao động, trình độ của lao động không được nâng cao. Lao động là phụ nữ trong quá trình mang thai và nuôi con nhỏ không có được những chế độ đãi ngộ hợp lý thường phải nghỉ việc tạm thời ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của bản thân lao động và gia đình họ. Thu nhập của công nhân ở nhiều công ty còn thấp nên ngoài thời gian làm việc ở công ty họ vẫn phải làm thêm những công việc khác. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả công việc nhất là sức khoẻ của người lao động.
2.2.2.3. Thực trạng sử dụng lao động trong ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ ở Bắc Ninh có nhiều tiến bộ, bước đầu hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 30,4% năm. Nhiều loại hình dịch vụ tăng trưởng cao như: vận chuyển hàng hóa và hành khách, thương nghiệp, khách sạn, viễn thông, tài chính, tín dụng, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp... Hình thành 5 tuyến xe buýt từ thành phố Bắc Ninh đến các thị trấn, thị tứ. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Du lịch bước đầu có chuyển biến tiến bộ với việc đưa vào khai thác những điểm di tích văn hóa lịch sử: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích..., khai thác các lễ hội văn hóa như hội Lim,
hội Đền Đô... Năm 2010 số lượng hành khách tăng 19,4% nâng tổng doanh thu dịch vụ lên 17,7%/năm.
Nhờ sự phát triển của dịch vụ số lao động tìm được việc làm trong ngành dịch vụ tăng lên đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 2.7: Số lao động kinh doanh thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: người Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 43.441 47.973 61.611 65.715 69.557 KV kinh tế trong nước 43.441 47.973 61.440 65.581 69.413 Nhà nước 758 250 238 263 250 Trung ương - - - - - Địa phương 758 250 238 263 250 Tập thể 439 438 220 437 465 Cá thể 37.867 41.829 54.585 56.290 59.420 Tư nhân 4.377 5.456 6.397 8.591 9.278 KV có vốn ĐTNN - - 171 134 144
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009.
Lao động dịch vụ ở Bắc Ninh hiên nay hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ở khu vực này lao động chủ yếu là của bộ phận cá thể, tư nhân, chiếm khoảng 90% lao động. Các loại dịch vụ phục vụ lễ hội chưa được tổ chức đồng bộ, lao động làm việc tự phát làm giảm hiệu quả kinh tế.