Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 61 - 66)

2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng nguồn

2.3.1. Đánh giá chung

2.3.1.1. Về thành tựutrong sử dụng nguồn nhân lực

Sự thay đổi nhận thức đối với NNL cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trong thời gian qua sự nghiệp đào tạo và sử dụng NNL ở Bắc Ninh đã đạt những thành tích đáng kể.

Thứ nhất, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề lao động việc làm. Trong thời gian qua Bắc Ninh đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động tăng thêm thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên hơn 80% và góp một phần quan trọng trong việc tăng tổng sản phẩm của tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng nông nhàn ở nông thôn.

Tỉnh đã có nhiều biện pháp tích cực giải quyết việc làm cho lao động nhất là lao động ở khu vực nông thôn, những người làm việc tự do tại khu vực thành thị. Hàng năm số người được giải quyết việc làm mới đều tăng so với năm trước, năm 2005 số người được giải quyết việc làm mới là 18.009 người thì đến năm 2009 con số này là 22.500 người làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nhất là ở khu vực thành thị từ 4% năm 2005 xuống 3,74% năm 2009, tăng hệ số thời gian lao động lao động của lao động nông thôn từ 71,2% năm 2000 lên 83,1% năm 2009.

Thứ hai, Tỉnh có nhiều chính sách quan trọng như mở rộng ưu đãi đầu tư thu hút doanh nghiệp vào tỉnh, nâng cấp mở rộng quy mô các trường dạy

nghề và các loại hình đào tạo nghề... nhằm tạo cơ hội việc làm tốt nhất cho tất cả lao động trong tỉnh. Thực tế cho thấy hầu hết các chính sách phát triển của tỉnh đều hướng tới mục tiêu là phải tạo được việc làm cho người lao động. Điển hình như việc ưu đãi, lựa chọn doanh nghiệp vào đầu tư tại Bắc Ninh phải cam kết với tỉnh về điều kiện ưu tiên việc làm cho lao động địa phương. Điều này thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần tăng trưởng KT - XH toàn tỉnh và tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Bắc Ninh hiện có 30 vạn lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp tập trung với thu nhập tương đối ổn định.

Thứ ba, Bắc Ninh hiện đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cho nông dân. Những năm qua Bắc Ninh luôn giành thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ghi những mốc son mới về về năng xuất và sản lượng lương thực hàng năm. Trong quá trình CNH, HĐH nhiều diện tích đất canh tác được chuyển đổi nên điều tất yếu phải chuyển nghề mới cho nông dân. Ý thức được điều này nên những năm gần đây Hội Nông dân tỉnh luôn quan tâm chú trọng đến công tác dạy nghề cho nông dân. Riêng năm 2009 phối hợp với ngành nông nghiệp và công ty phân bón mở được 970 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho gần 117.000 lượt hội viên nông dân. Tổ chức hơn 120 cuộc Hội thảo đầu bờ thu hút 6.700 lượt người tham gia. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mỗi hộ nông dân có được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và xã hội.

Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam mở nhiều lớp dạy nghề sản xuất rau an toàn, mây tre đan, may công nghiệp, thêu… cho hàng trăm nông dân. Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với

các trung tâm dạy nghề đào tạo ngắn hạn cho gần 4.500 nông dân. Ngoài việc tăng cường năng lực dạy nghề, nâng cao số lượng nông dân được tiếp cận với ngành nghề mới Hội còn luôn quan tâm giúp nông dân có việc làm bền vững. Với những nỗ lực kể trên của Hội Nông dân tỉnh trình độ của nông dân được nâng lên, nông dân nắm bắt được các kỹ thuật tiên tiến cho sản xuất nông nghiệp, có thêm nghề mới để làm trong những lúc nông nhàn, có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Thứ tư, tỉnh có chính nhiều chính sách quan trọng trong việc xuất khẩu lao động. Năm 2005 có 480 lao động xuất khẩu, năm 2006 có 1.000 lao động, năm 2007 có 1.500 lao động năm 2008 có 1.800 lao động. Thị trường xuất khẩu lao động ngày càng mở rộng, đối tượng tham gia xuất khẩu lao động ngày càng nhiều như phụ nữ đi giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người già, làm điều dưỡng viên tại các khu điều dưỡng, làm việc trong các công ty, các trang trại của gia đình… Phần lớn những đối tượng này có công việc thường xuyên và có thu nhập ổn định không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình mà còn có những đóng góp nhất định cho đất nước.

2.3.1.2. Những hạn chế trong sử dụng nguồn nhân lực

Một là, mất cân đối giữa nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế. Hiện nay ở Bắc Ninh cũng như nhiều tỉnh thành trong nước vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý NNL đang đứng trước những mất cân đối khá gay gắt. Cụ thể:

Nguồn cung về số lao động hiện nay rất lớn và có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm tới. Trong khi đó nhu cầu thu hút và sử dụng còn hạn hẹp, có xu hướng tăng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng trưởng không tương xứng với nhau đã làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.

Sự lệch pha giữa cung và cầu là hiện tượng đang được chú ý trong quan hệ cung - cầu về lao động hiện nay. Trong khi nguồn cung lao động của tỉnh

chủ yếu là lao động phổ thông, có tay nghề đơn giản, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ… thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi chủ yếu lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ chế thị trường. Chính sự khác biệt này làm cho quan hệ cung cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối gay gắt hơn. Đây là mâu thuẫn trong sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ với cơ cấu nền kinh tế mới.

Tình hình trên dẫn đến một thực trạng hiện nay trong khi nhiều người không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật, lao động có chuyên môn nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu ” đó chủ yếu do sự bố trí không hợp lý các nguồn lực cho phát triển, sự bất hợp lí trong cơ cấu đào tạo, trình độ học vấn và nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất gây nên.

Mất cân đối trong cung cầu về lao động trong nông nghiệp, nông thôn rất lớn và đây là bộ phận chủ yếu làm căng thẳng quan hệ cung cầu về lao động. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm, việc làm không đủ và kém hiệu quả lớn. Thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp là khoảng 1/3 thời gian lao động. Do đất đai bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp nên diện tích đất canh tác của nông dân ngày càng bị thu hẹp, bình quân ruộng đất thấp, thời gian nhàn rỗi và thiếu việc làm của một lao động tới 5- 6 tháng. Đây là lực lượng chủ yếu đang tạo nên sức ép không chỉ ở nông thôn mà trong nền kinh tế của toàn tỉnh. Điều đáng lo ngại hơn là trong số những người không có việc làm ở nông thôn thì đại bộ phận không có nghề, không có vốn, chưa qua đào tạo. Do đó nguy cơ thiếu việc làm ít có cơ hội được cải thiện và đặc biệt khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn.

Hai là, thiếu nghiêm trọng lao động có kỹ năng và mất cân đối trong cơ cấu trình độ nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn nghề nghiệp. Tình trạng này

gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc tuyển dụng lao động kỹ thuật.

Ba là, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Xét về tỷ lệ trong NNL, bộ phận này tuy số lượng không lớn nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp sử dụng tài sản và cả con người trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy sự vững mạnh cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Bốn là, tiềm năng nhân lực bị lãng phí và sử dụng không hiệu quả còn rất lớn, mức độ toàn dụng lao động ở Bắc Ninh còn thấp, sự phân bố lao động chưa hợp lý, hiệu quả khai thác, sử dụng chưa cao.

2.3.1.3. Nguyên nhân

Thực trạng sử dụng lao động đặc biệt là những mặt hạn chế của việc phân bố sử dụng lao động ở Bắc Ninh những năm vừa qua do một số nguyên nhân:

* Nhận thức về việc làm, về nghề nghiệp chưa có sự thay đổi vượt lớn trong nhân dân. Phần đông cho rằng phải có bằng Đại học, Cao đẳng mới có việc làm và việc làm cho thu nhập cao. Đối với những người không có khả năng vào các trường Cao đẳng, Đại học thì chỉ cần giải quyết nhu cầu trước mắt là có việc làm ngay nên chỉ theo học những khoá ngắn hạn.

* Hệ thống trường dạy nghề còn ít, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ giáo viên còn yếu. Hệ thống các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tuy nhiều nhưng hiệu quả đào tạo chưa cao. Danh mục các ngành nghề đào tạo chưa nhiều và còn lạc hậu. Chủ yếu đào tạo những ngành nghề trình độ kỹ thuật thấp không đáp ứng được nhu cầu hiện nay của xã hội do đó không thu hút được người học.

* Ngân sách còn hạn hẹp, thu nhập của dân cư thấp nên nguồn tài chính dành cho đào tạo nghề và nuôi dưỡng nhân tài chưa cân xứng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề còn chậm do đó số việc làm tạo

ra chưa nhiều. Bắc Ninh đã đưa ra những chính sách tuyển dụng hấp dẫn nhằm thu hút lao động nhất là lao động chất lượng cao, những sinh viên sau khi tốt nghiệp về công tác tại tỉnh nhà nhưng trong quá trình thực hiện không đồng bộ do vậy chưa đạt được kết quả như mong muốn.

* Bắc Ninh chậm chễ trong việc trong việc đổi mới cơ chế tuyển dụng NNL nên không kích thích được việc đào tạo lại để có thể nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo, trình độ học vấn và nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất xã hội. Trong thực tế việc này chỉ giải quyết được thông qua việc đào tạo lại, phổ cập nghề cho người lao động bởi nhân lực được đào tạo ở Bắc Ninh chủ yếu là ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)