1.3. Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa
- Chính sách phát triển công nghiệp của Chính phủ, hệ thống pháp luật
của nhà nước Trung ương ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh thể hiện ở chỗ mọi chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh đều tuân thủ pháp luật của nhà nước Trung ương và được xây dựng trên cơ sở các chính sách của Nhà nước Trung ương về phát triển công nghiệp.
Chính sách của Nhà nước Trung ương về phát triển công nghiệp được xác định rõ ràng, có tính ổn định tương đối sẽ giúp chính quyền tỉnh thuận lợi hơn trong QLNN về công nghiệp của tỉnh. Chính sách thường xuyên thay đổi, điều chỉnh sẽ gây khó khăn cho QL công nghiệp của chính quyền tỉnh. Chính sách của nhà nước Trung ương không phù hợp thì sẽ gây khó khăn cho chính quyền tỉnh trong quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, chính sách của Trung ương đã được ban hành, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh trực tiếp thực thi chính
- Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và triển khai sâu rộng các cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+, đã ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển công nghiệp của tỉnh, do hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước và của tỉnh chưa được hoàn thiện vừa phát triển vừa điều chỉnh, bổ sung, nên không tránh khỏi kẻ hở trong quá trình quản lý và phát triển. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng dưới hình thức liên doanh, liên kết và 100% vốn nước ngoài, để đầu tư nhằm chuyển giao công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hoặc thôn tính, mua lại cơ sở doanh nghiệp của Việt Nam, đã ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp của tỉnh, gây thất thiệt cho nền kinh tế.
Ảnh hưởng trong kinh doanh, các doanh nghiệp chủ yếu sử công nghệ lạc hậu có từ thời bao cấp, thiếu vốn, chất lượng sản phẩm kém dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, gây bất lợi cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong đó có một số sản phẩm có lợi thế thì bị các doanh nghiệp nước ngoài khống chế và đăng ký thương hiệu, nhãn mác của nước ngoài nên không còn thương hiệu hàng Việt Nam.
Kinh tế thế giới bị suy thoái nên đầu tư hạn chế phát triển điều chỉnh chính sách nhằm ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới, từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát sang kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng.
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng thấp, công tác quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng, tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
- Trình độ xuất phát sản xuất công nghiệp của tỉnh, có xuất phát điểm
thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ kỹ thuật tay nghề thấp, quy mô đầu tư sản xuất nhỏ do chiến tranh và thời gian bao cấp kéo dài đã ảnh hưởng đến việc đầu tư
đổi mới công nghệ, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp cho nên khó tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao ngành công nghiệp khi điểm xuất phát công nghiệp trình độ thấp.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Vị trí của địa phương ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp. Mỗi địa phương được thừa hưởng những tài nguyên cấu thành nên các yếu tố đầu vào của sản xuất khác nhau. Những yếu tố này tạo nên khả năng cạnh tranh cơ bản cho mỗi địa phương hay ngành công nghiệp trên cơ sở lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh với các địa phương khác.
Sử dụng tài nguyên ở tỉnh để có thể khai thác lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp với tỷ lệ sử dụng hợp lý, hiệu quả. Ngoài ra khí hậu, thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tố chức sản xuất và phân phối.
Điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình phát triển kinh tế bao gồm tốc độ phát triến kinh tế, cơ cấu kinh tế và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu - chi ngân sách, độ mở của nền kinh tế... Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương thuận lợi sẽ có ảnh hưởng tốt tới phát triển công nghiệp và quản lý nhà nước về công nghiệp.
- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp còn yếu về trình độ chuyên môn, kể cả về đạo đức, lối sống làm việc thiếu khoa học chưa theo kịp với tình hình phát triển hiện nay, một bộ phận đáng kể cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, kỹ năng quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn hạn chế. Một số không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức còn có thái độ quan liêu gây sách nhiễu trong công việc gây khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan công quyền. Thực tiễn ở các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn, có năng lực tổ chức quản lý giỏi; thừa cán bộ
lãnh đạo quản lý kém cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và sức khỏe. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức thụ động, thiếu tính sáng tạo trong đề xuất giải quyết các nhiệm vụ được giao.
- Nguồn lực của địa phương
Nguồn nhân lực của tỉnh thiếu lao động có trình độ tay nghề cao, chủ yếu là lao động thủ công tự học hỏi nên năng xuất thấp không đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh, vai trò của nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức, kinh nghiệm đã trở thành mũi nhọn cho phát triển, sử dụng nguồn nhân lực không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến nền công nghiêp của tỉnh.