Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

1.4. Kinh nghiệm QLNN về lĩnh vực công nghiệp ở một số tỉnh và bài học

1.4.4.Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thanh Hóa

Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác nhau mà có định hướng phát triển công nghiệp khác nhau, tuy nhiên từ bài học kinh nghiệm QLNN về công nghiệp của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc có thể rút ra bài học kinh nghiệm QLNN về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như sau:

Một là; quy hoạch phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng quy hoạch và

quản lý thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, trong đó phải dự báo sát đúng về nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển công nghiệp, phát triển ngành công nghiệp có lợi thế và tiềm năng.

Hai là; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, vận động mọi thành

phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư kết cấu hạ tầng phải ưu tiên hoàn thiện trước một bước để thu hút đầu tư; có chính sách để giảm giá thuê cơ sở hạ tầng công nghiệp

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghiệp

Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và chất lượng cao là một trong những trụ cột của sự phát triển, tạo nên sự kết nối giữa các vùng, miền trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghiệp. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại không chỉ đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật giảm giá thành của sản xuất mà còn hạn chế được các rủi ro trong đầu tư, chính vì thế trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa cần phải phát triển hệ thống giao thông, hệ thống cầu cảng, hệ thống vận tải hàng không; phát triển hệ thống điện năng, đảm bảo cung ứng đủ điện năng cho phát triển công nghiệp; phát triển mạng lưới viễn thông chất lượng cao, đảm bảo thông tin, truyền tin thông suốt và hiệu quả phục vụ tốt cho phát triển các ngành công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp chế biến sâu; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong nội bộ các Khu kinh tế, Khu công nghiệp hiện đại, đồng bộ…

Ba là; Phải thực hiện đồng bộ chức năng quản lý nhà nước từ khâu hoạch

định, tố chức thực hiện đến xây dựng cơ chế, chính sách, kiểm tra và điều chỉnh. Trong đó, cần khơi dậy và phát huy sự tham gia của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế để phát huy bài học kinh nghiệm, tỉnh cần xây dựng bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ.

đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, “một cửa, một dấu”, nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm là; giải quyết những bất cập phát sinh về nhà ở, ô nhiễm môi trường,

mất cân đối cơ cấu dân số, gánh nặng an sinh xã hội như y tế, giáo dục…

Hiện nay ở cấp tỉnh đang đầu tư xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp với qui mô lớn, nhưng lại bỏ qua việc qui hoạch nhà ở cho công nhân đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, nhu cầu nhà ở cho công nhân rất lớn, công nhân hiện đang phải thuê nhà trọ trong dân với điều kiện sinh hoạt, diện tích, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường rất hạn chế... Khi xây dựng phê duyệt quy hoạch khu, cụm công nghiệp phải dành quỹ đất quy hoạch nhà ở cho công nhân và trường học, bệnh viện, chợ… tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự không đảm bảo. Để khắc phục hạn chế bất cập đó nhà nước phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khâu phê duyệt quy hoạch và trong quá trình thực, đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân

Việc xây dựng khu công nghiệp, nhà ở thương mại phải đồng thời với xây dựng nhà ở cho công nhân dù đã có quy định nhưng chưa quyết liệt vì vậy cần có các biện pháp chế tài để có hiệu quả hơn.

Sáu là; Liên kết, hợp tác phát triển công nghiệp giữa các tỉnh trong nước và

quốc tế nhằm tận dụng, phát huy những lợi thế về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)