CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
3.2.4. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát đánh giá việc thực hiện cơ chế,
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Theo kết quả điều tra từ các đối tượng là cán bộ đang làm việc tại Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, cán bộ làm công tác quản lý tại các Doanh Nghiệp, cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thì 100% số lượng phiếu điều tra thu về đều đạt kết quả là Thanh Hóa đã xây dựng, ban hành các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp ngắn hạn, dài hạn và các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp. Tuy nhiên sau khi được ban hành, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh bị buông lỏng. Các cơ quan này thường không thường xuyên kiểm tra, giám sát nên việc đầu tư sản xuất kinh doanh không đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng. Do đó quy hoạch bị vỡ và phải điều chỉnh quy hoạch mới đáp ứng được sự phát triển trong tình hình hiện nay. Đặc biệt các cơ
chế chính sách như chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo nghề; đền bù giải phóng mặt bằng; thuế; tiền thuê sử dụng đất; hỗ trợ hàng xuất khẩu ... không được kiểm tra thường xuyên để chấn chỉnh kịp thời dẫn đến hậu quả thất thoát tiền, lãng phí tiền ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh.
Ngoài ra các yếu tố như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện cơ chế chính sách, kiểm tra các quy hoạch, kế hoạch và trình độ, tuổi đời máy móc, thiết bị của công nghiệp chưa tốt. Trong trường hợp máy móc thiết bị quá cũ, hết khấu hao, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường thì buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đổi mới công nghệ, hoặc dừng sản xuất, mặt khác sẽ tăng thuế hoặc xử phạt đối với cơ sở dùng công nghệ cũ, lạc hậu hoặc phải đền bù thiệt hại do xả chất thải gây thiệt hại sản xuất công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường.