CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung
3.3.2. Các hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước về công nghiệp
Ngoài những điểm đạt được, thì qua nghiên cứu thực trạng, cũng như kết quả khảo sát thực tế cho thấy, công tác quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những hạn chế như:
Thứ nhất: Một số nội dung trong quy hoạch phát triển Công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, đã được điều chỉnh qua nhiều lần nhưng vẫn còn một số điểm chưa bám sát với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ của Nhà nước, cũng như bối cảnh toàn cầu hóa.
Về nhận định này, qua khảo sát thực thực tế với đối tượng là cán bộ làm trong các đơn vị quản lý nhà nước về công nghiệp và chuyên gia nhận định rằng Thanh Hóa mặc dù đã ban hành và điều chỉnh được 11 quy hoạch, tuy nhiên chất lượng quy hoạch chưa toàn diện, chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn các huyện chưa được quy hoạch, hoặc quy hoạch chưa phù hợp, vẫn còn tình trạng các cụm công nghiệp nằm gần các khu dân cư, các địa phương chưa có biện pháp triệt để về môi trường gây ô nhiễm về khí thải, chất thải, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết đã đăng ký về tiêu chuẩn môi trường, chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường; có tình trạng đối phó đối với công tác bảo vệ môi trường
Thứ hai: Về công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch còn những bất cập như việc tiếp nhận triển khai các dự án tại các khu công nghiệp trọng điểm còn chậm; Chính sách khuyến khích đầu tư chưa tạo được sự hấp dẫn cần thiết; Công tác xúc tiến đầu tư chưa được triển khai mạnh mẽ; sự phối hợp giữa các ngành liên quan còn lúng túng, thiếu chế tài, thiếu cơ chế phối hợp.
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2014 một số dự án đầu tư triển khai chậm, nguyên nhân chủ yếu là năng lực các nhà đầu tư yếu, khả năng liên kết đầu tư thấp.
Công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế, tình trạng trông chờ, ỷ lại nhà đầu tư đến là chủ yếu. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, gây khó khăn và kéo dài thời gian đầu tư đối với các dự án triển khai trong kỳ quy hoạch
Kết cấu hạ tầng đã được củng cố nhưng chưa đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu công nghiệp đã được quan tâm đầu tư, song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào một số khu công nghiệp còn chậm, ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư
Bên cạnh đó quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh còn lúng túng, thiếu chế tài để thực hiện, chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, chưa được đảm bảo bằng các thiết chế, chế tài qui định, ràng buộc và xử lý trách nhiệm cụ thể trong quá trình thực hiện theo các qui định quản lý nhà nước. Thiếu một số phương tiện để thể hiện vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế, như công cụ tài chính-tín dụng, công cụ giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khi thành phần kinh tế nhà nước không còn nắm giữ vai trò chủ đạo. Trong tỉnh không có tập đoàn kinh tế đủ mạnh để thực hiện chỉ đạo của Tỉnh khi cần thiết, các cơ quan tín dụng hoạt động gần như độc lập theo cơ chế riêng, ít có quan hệ với sự điều hành của Tỉnh...kết quả là hoạt động quản lý nhà nước không phát huy hết tác dụng, trong một số trường hợp làm biến dạng môi trường đầu tư, giảm sức thu hút tiềm năng xã hội, gây ức chế đến sự hưởng ứng của các thành phần kinh tế trong phát triển của ngành và kinh tế nói chung
Môi trường đầu tư cho công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có cải thiện nhưng chưa thật sự hấp dẫn. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đã ban
hành nhưng chưa thực hiện triệt để, chưa tạo sự thống nhất chung, gây lo ngại cho nhà đầu tư, nhất là công tác bồi thường, giải phòng mặt bằng, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển.
Thứ ba: Bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp còn chưa hợp lý về tổ chức bộ máy, còn cồng kềnh về quy mô, trong khi lại hạn chế về năng lực, kỹ năng
Một số chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp chính quyền, chưa tập trung vào một đầu mối. Trong hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan, chưa có phân công cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các ngành dẫn đến sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương có truờng hợp còn chưa chặt chẽ, nhất là đối với các dự án vừa và nhỏ, kết quả tổ chức thực hiện và vai trò của một số địa phương trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn yếu
Trong quản lý lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và khuyến công chưa có sự phân công thống nhất giữa các ngành liên quan nên trong quản lý, chỉ đạo còn gặp nhiều khó khăn. Một số Sở, ngành tổng hợp không chịu trách nhiệm trực tiếp về phát triển các ngành kinh tế nhưng lại có chức năng quản lý, có quyền hạn
Về nhân lực, 66,3% ý kiến khảo sát từ các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về công nghiệp cho rằng cán bộ thực thi nghiệp vụ (chủ yếu là tại bộ phận một cửa) còn bất cập về kỹ năng giao tiếp với công dân. Điều này cũng phù hợp với thực trạng là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp còn yếu về trình độ chuyên môn, nhiều cán bộ ở các phòng ban chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, kỹ năng quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn hạn chế. Nhiều cán bộ còn có ý thức trì trệ không muốn tham gia nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học do đó không đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.
Vẫn còn hơn 30% số đối tượng là cán bộ làm tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hoặc trong lĩnh vực công nghiệp, khi được hỏi cho rằng, một số không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức còn có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây sách nhiễu trong công việc gây khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như
quan quản lý ở một số Doanh Nghiệp trên địa bàn tỉnh thiếu cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có năng lực tổ chức quản lý giỏi. Bên cạnh đó lại thừa cán bộ lãnh đạo quản lý kém cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và sức khỏe. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn thụ động, thiếu tính sáng tạo trong công việc được giao.
Thứ tư: Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định, chinh sách trong lĩnh vực công nghiệp chưa được triển khai thường xuyên, liên tục; các bất cập trong quy hoạch, chính sách chậm được cập nhật, điều chỉnh.
Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực công nghiệp đã được triển khai, tuy nhiên chưa được thực hiện định kỳ, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả chưa cao. Kết quả phát hiện và xử lý vi phạm thấp, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các nhóm hành vi: thực hiện không đúng các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa được bố trí kinh phí tương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được các địa phương xử lý kịp thời, thỏa đáng.
Công tác rà soát, đánh giá quy hoạch, đánh giá hiệu quả tác động của chính sách chưa được thực hiện. Điều này, dẫn tới việc điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch, chính sách đa phần xuất phát từ chính đề xuất của người chịu sự quản lý của các chính sách này, hoặc do sự điều chỉnh từ Trung ương.
3.3.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Còn tồn tại những hạn chế nêu trên, là do những nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất: Thanh Hóa là một tỉnh trung du, miền núi, điều kiện tự nhiên, địa hình đồi núi phức tạp, có nhiều yếu tố không thuận lợi như thiên tai, lũ lụt thường
xuyên dẫn tới điều kiện sản xuất công nghiệp hạn chế về lợi thế so sánh so với các địa phương khác.
Thứ hai: Hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ còn nhiều yếu kém, khoảng cách đến các cảng biển nước sâu còn xa, nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển công nghiệp.
Thứ ba: Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên nguồn lực về vốn thấp, chưa hình thành được các khu công nghiệp trọng điểm làm đầu tầu kéo theo sự phát triển của vùng
Việc huy động các nguồn lực đầu vào phát triển công nghiệp dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Quy mô vốn còn nhỏ, công nghệ ở nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, vùng nguyên liệu chưa ổn định... cũng là những nguyên nhân trực tiếp, ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ở Thanh Hoá
Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi còn thiếu và yếu, lao động có trình độ tay nghề cao thiếu không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ được đào tạo nghề còn thấp, chưa có tác phong lao động công nghiệp.
Thứ tư: Chính sách của nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại có sự thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của hội nhập quốc tế, đòi hỏi các địa phương cũng phải có sự thích ứng kịp thời.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ