CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3.1.2. Khái quát về công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
3.1.2.1. Về số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh
Tính từ thời điểm năm 2009 – 2014, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng không đều. Năm 2009 có 57.387 cơ sở sản xuất công nghiệp. Đến năm 2010, do phục hồi kinh tế các cơ sở sản xuất công nghiệp đã tăng lên với tổng số là 58.945 cơ sở. Tuy nhiên, đến năm 2011 và 2012 do bị ảnh hưởng cuộc khủng khoảng kinh tế thế gới, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng hoạt động nên các cơ sở công nghiệp đã giảm mạnh còn 56.376 cơ sở. Đến năm 2014, số cơ sở sản xuất công nghiệp lại tăng lên 62.014 cơ sở.
Bảng 3.1: Cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG SỐ 57.387 58.945 57.553 56.376 59.615 62.014 1 DNNN trung ương 11 13 12 11 11 10 2 DNNN địa phương 5 6 7 4 4 4 3 Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài 13 15 18 27 27 24
4
Khu vực ngoài
quốc doanh gồm: 57.358 58.911 57.516 56.334 59.573 61.976
- Công ty cổ phần 94 116 123 167 183 186
- Công ty TNHH 305 341 378 493 513 528
- Doanh nghiệp tư
nhân 171 169 172 204 245 200
- Hợp tác xã 344 209 180 198 188 147
- Cá thể 56.444 58.076 56.663 55.272 58.444 60.915
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa 2009 – 2014
Theo bảng 3.1 thì đến năm 2014 số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 14 cơ sở SXCN là thành phần kinh tế Nhà nước (Trung ương quản lý 10 và địa phương quản lý 4); 24 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và 61.976 cơ sở ngoài quốc doanh, trong đó: 186 công ty cổ phần, 528 công ty TNHH, 200 cơ sở kinh tế tư nhân, 147 hợp tác xã và 60.915 cơ sở kinh tế cá thể.
Trong giai đoạn 2009-2014, số cơ sở SXCN ở tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh ở thành phần kinh tế cá thể.
3.1.2.2. Khái quát về số lượng lao động trong công nghiệp
Sự tăng lên không ngừng về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp đã tạo ra chỗ làm việc mới về số lượng ngày càng tăng. Tình hình thu hút lao động của công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời gian qua thể hiện qua các số liệu dưới đây:
Bảng 3.2. Lao động trong công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2014
Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2009 2011 2012 2013 2014 Tốc độ TT BQ 2009-2014 (%) Tổng cộng 153.720 166.763 187.933 194.261 206.087 5,7 - Nhà nước 10.476 11.048 9.761 9.143 9.019 -3.5 + Trung ương 8.887 9.122 8.319 7.584 7.585 -3,8 + Địa phương 1.589 1.926 1.442 1.559 1.434 -0,1
- Ngoài quốc doanh 139.497 142.710 147.331 147.031 152.833 2,7
+ Tập thể 6.067 5.254 5.520 4.408 4.375 0,3
+ Tư nhân 29.503 35.159 41.689 40.115 41.628 10,0
+ Cá thể 103.927 102.297 101.234 102.508 106.830 1,0
- Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 3.747 13.005 30.841 38.087 44.226 69,8
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa 2009 – 2014
Theo số liệu ở trên từ 2009 đến 2014 số lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng 46,86% (từ 153.720 người lên 206.087 người). Trong đó số lượng lao động trong công nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm; số lượng lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể và FDI tăng nhanh. Đến năm 2014 cơ cấu lao động công nghiệp Thanh Hóa phân theo thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước chiếm 4,37% tổng lao động trong ngành CN; ngoài quốc doanh chiếm 74,1%, và khu vực FDI chiếm 21,53%.
Nếu xét theo ngành sản xuất thì lao động công nghiệp Thanh Hóa tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 91,85% tổng lao động
trong ngành công nghiệp; trong đó, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và ngành sản xuất trang phục thu hút nhiều lao động nhất.
3.1.2.3. Về vốn sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp
Việc huy động vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2014 đạt cao hơn dự kiến và tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 huy động được 15.891,3 tỷ đồng; năm 2011 đạt 28.178,8 tỷ đồng; năm 2012 đạt 32.920,1 tỷ đồng; năm 2013 đạt 37.399,2 tỷ đồng và năm 2014 đạt 39.529,2 tỷ đồng. Các nguồn vốn tăng thêm qua từng năm chủ yếu là từ các doanh nghiệp mới thành lập đi vào sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng. Trong đó, đa số là nguồn vốn vay từ ngân hàng rất lớn mới đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2009 – 2014, đã chứng kiến sự bùng nổ của đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành sản xuất công nghiệp, nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, phát huy hiệu quả các ngành chủ lực, các dự án được thu hút đúng hướng, đúng quy hoạch, đã trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2011 2012 2013 2014 TTBQ 2009- 2014 (%) Tổng số 15.891,3 28.178,8 32.920,1 37.399,2 39.529,2 19,7 - Nhà nước 2.172,2 3.830,1 5.335,3 5.248,1 6.149,4 19,6 +Trung ương 1.793,9 3.283,3 4.902,0 4.764,5 5.510,4 19,5 +Địa phương 378,3 546,8 433,3 483,6 639,0 41,4 - Ngoài quốc doanh 7.470,8 13.474,9 15.126,3 18.838,1 19,268,7 22,3 - Khu vực có vốn
3.1.2.4. Về giá trị sản xuất công nghiệp
Trong thời gian qua, công nghiệp tỉnh Thanh Hoá có bước phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Giai đoạn 2009 - 2014 giá trị sản xuất công nghiệp luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạn trước về số lượng. Cụ thể:
- Giá trị SXCN (giá 94) năm 2009 đạt 12.186,2 tỷ đồng; năm 2011 đạt 17.430,9 tỷ đồng. Theo đó, tốc độ tăng bình quân giá trị SXCN giai đoạn 2009 - 2014 là 16,3 %.
- Giá trị SXCN (giá 94) năm 2013 đạt 20.872,1 tỷ đồng; năm 2013 đạt 23.680,7 tỷ đồng; năm 2014 đạt 27.125,2 tỷ đồng.
Tính chung cho cả giai đoạn 2009 – 2014, tốc độ tăng bình quân giá trị SXCN là 16,8 %.
Cơ cấu SXCN theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch nhanh theo chính sách đổi mới, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước giảm thay thế dần bằng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có vốn nước ngoài. Trong giai đoạn 2007 - 2014: CN quốc doanh tăng 8,0%; CN ngoài quốc doanh tăng 19,5% và CN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,2%.
Trong sản xuất công nghiệp đã hình thành một số ngành kinh tế chủ lực, có năng lực sản xuất lớn tăng trưởng cao. Ngành CN khai thác tăng 11,0%; ngành CN chế biến chế tạo tăng 16,9%; ngành CN điện nước tăng 51,5%.
Bảng 3.4 : Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2011 2012 2013 2014 Tốc độ TT BQ 2009 - 2014 (%) 1. Phân theo thành phần kinh tế 12.186,2 17.430,9 20.872,1 23.680,7 27.125,2 16,8 - Nhà nước 4.198,8 5.085,7 5.402,6 5.694,4 5.982,3 8,0 + Trung ương 4.023,7 4.889,2 5.192,7 5.490,8 5.753,2 8,4 + Địa phương 175,1 196,5 209,9 203,6 229,1 1,0
- Ngoài quốc doanh 5.292,5 7.663,3 9.535,1 10.571,2 12.282,7 19,5
+ Tập thể 100,7 125,6 173,4 106,1 124,1 16,3
+ Tư nhân 2.724,4 3.862,5 5.270,9 5.361,5 6.284,0 18,6
+ Cá thể 2.467,4 3.675,2 4.090,8 5.103,6 5.874,6 21,1
- Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 2.694,9 4.681,9 5.934,4 7.415,1 8.860,2 23,2 2. Phân theo ngành
kinh tế
- Khai thác 546,7 473,2 515,7 574,0 748,2 11,0 - Chế biến chế tạo 10.824,6 16.021,5 19.339,6 22.143,8 25.331,4 16,9 - Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
788,4 906,1 982,3 926,0 1.003,7 48,4
- Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
26,5 30,1 34,5 37,4 42,0 3,1