CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Các điểm đạt được
Thứ nhất: Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp cho từng giai đoạn dài hạn 10 năm, trung hạn 5 năm đã được quan tâm, xây dựng ban hành làm cơ sở cho việc quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo các Quyết định số 4374/QĐ-UBND ngày 03/7/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 1/03/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020; xây dựng được các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp của tỉnh tại Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề; Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi một số điều của Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND. Đồng thời quản lý được khai thác tài nguyên
khoáng sản, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất phát triển công nghiệp phù hợp và đã di dời được các cơ sở công nghiệp trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung, giảm được tình trạng ô nhiểm môi trường trong khu dân cư
Việc xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp 5 năm và hàng năm cho địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai: Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như các chính sách cải cách hành chính chung đã được ban hành và thực hiện phát huy hiệu quả tương đối tốt, góp phần khuyến khích phát triển công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được xây dựng đầu tư, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các thành phần kinh tế
Sự phát triển công nghiệp những năm gần đây đã phát huy được các tiềm năng thế mạnh của tỉnh như nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản, tiềm năng lao động… Đã đầu tư cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh; có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng hàng năm trên 17%/ năm; giá trị xuất khẩu tăng hàng năm trên 21%/năm. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động hợp lý, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh.
Xây dựng hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích cho phát triển công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được xây dựng đầu tư, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các thành
phần kinh tế;
Thứ ba: Kết quả hoạt động công nghiệp của địa phương không ngừng tăng, đóng góp ngày càng quan trọng cho ngân sách địa phương, góp phần tạo dựng công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất tạo tiền đề cho phát triển trong tương lai, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình
quân người lao động làm việc trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng, góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách địa phương, cùng với mức tăng lên của tỷ trọng công nghiệp trong (GDP) thì mức đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm của ngành công nghiệp cũng có xu hướng tăng nhanh. Sự gia tăng này là do các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ngày càng tăng, số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đồng thời còn do các doanh nghiệp lớn đã tập trung đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cải cách hành chính được cải tiến một bước, coi trọng tôn vinh nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp, thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm đáng kể.