CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp
bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Thực trạng triển khai xây dựng hệ thống các cơ sở công nghiệp, cơ sở
ngành công nghiệp phân bố không đồng đều ở các vùng, đa số đều có qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn ít, kinh tế hộ vẫn là phổ biến. Đối với các cơ sở cơ khí và cơ sở khai thác chế biến khoáng sản thường có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động,
chủ yếu được quy hoạch ở khu vực miền núi và đồng bằng; Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nhất là các loại có tiềm năng lớn như: Crômít, sắt, đá ốp lát, đá mỹ nghệ. Các cơ sở cơ khí sửa chữa, chế tạo như lắp ráp các máy móc thiết bị nặng; sửa chữa, lắp ráp các phương tiện vận tải nặng, các thiết bị nâng dỡ; sản xuất máy xây dựng, thiết bị cho xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm thuỷ sản;
Xây dựng hoàn chỉnh nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành một Trung tâm nhiệt điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Đưa nhà máy nhiệt điện 600MW vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của khu kinh tế Nghi Sơn và vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời bổ sung vào lưới điện quốc gia. Sau năm 2015. Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng hoàn thành nhà máy nhiệt điện 300 MW của tập đoàn Công Thanh tại khu kinh tế Nghi Sơn.
Xây dựng hoàn chỉnh các công trình thuỷ điện Trung Sơn công suất 260 MW, thuỷ điện Cửa Đạt công suất 97 MW, thuỷ điện Hồi Xuân công suất 92 MW và một số công trình thuỷ điện khác như: Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, Cẩm Thủy 2, Sông Lô. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng điện thương phẩm của tỉnh đạt trên 20 tỷ KWh, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các vựng phụ cận.
Bố trí các cơ sở công nghiệp hợp lý trên các vùng, phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện cóvà đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao,Đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghệ cao, hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu.Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuấtphù hợp với các vùng.
- Thực trạng xây dựng thực hiện các chính sách về công nghiệp
Tính đến tháng 12 năm 2014 thì Thanh Hóa có điều kiện thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư lớn của Trung ương để phát triển kết cấu hạ tầng và xắp xếp dân cư, tổ
chức lại sản xuất trên địa bàn. Đồng thời phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ đã và đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Thanh Hóa.
Thanh Hóa đã ban hành một số cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển nghề, làng nghề như: Nghị quyết số 48/2006/NQ-HĐND ngày 25/7/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh ; Nghị quyết số 95/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 48/2006/NQ- HĐND. Từ đó làm cơ sở để UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2409/2006/QĐ- UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề; Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi một số điều Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND.
Thanh Hoá phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, làng nghề ở nông thôn UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách như: Chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu theo Quyết định số 2545/2009/QĐ-UBND; các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn quy định tại Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển TTCN và ngành nghề; Quyết định số 2541/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi một số điều QĐ số 2409/2006/QĐ - UBND và một số chính sách khác, ưu tiên hỗ trợ Tài chính, mặt bằng và dành quỹđất thích hợp cho dựán về diện tích, vị trí, tiền thuê đất
- Chính sách thuế, các dự án nằm trong danh mục nêu trên được hưởng ưu đãi
đầu tư mức thấp nhất về nghĩa vụ, cao nhất về quyền lợi trong các qui định hiện hành
của Nhà nước, ngoài ra còn được hưởng ưu đãi đầu tư như sau:
Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ đầu tư áp dụng công nghệ cao trong các dây chuyền sản xuất hiện có của doanh nghiệp; hỗ trợ lãi suất hoặc bảo lãnh vay vốn đầu tư vào các dự án áp dụng công nghệ cao; các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao được phép khấu hao máy móc và thiết bị nhanh hơn như một khoản chiết khấu khi xác định thuế lợi tức.
Các cơ sở sản xuất làng nghề có dự án đầu tư phát triển khả thi được chuyển mục đích sử dụng đất sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp đối với đất đang sử dụng hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng của phần diện tích đất nêu trên; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 20%. Riêng đối với các cơ sở sản xuất làng nghề thuộc các huyện miền núi, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.
- Các qui định về công nghiệp, Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình
hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi
trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên;
Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Cấp phép công nghệ sản xuất phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo công tác môi trường đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc tế
Mặc dù chịu nhiều tác động của suy giảm kinh tế , nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị gia tăng khu vực công nghiệp tăng bình quân 13,9%/ năm ( mục tiêu quy hoạch 2011-2015 là 21,4%/ năm); trung bình mỗi năm tạo thêm khoảng 10-11 nghìn việc làm mới cho người lao
động. Năm 2014, Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 30,4 nghìn tỷ đồng gấp 1,75 lần năm 2010, đứng thứ 14 so với các địa phương trong cả nước.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoach theo Báo cáo điều chỉnh, bổ xung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh hóa trang 16: Thực hiện quy hoạch những ngành công nghiệp được xác định chủ lực có GTSX tăng khá nhanh là công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị phụ tùng, lắp ráp tăng bình quân 23%/năm; hàng tiêu dùng, xuất khẩu, dệt may, giày dép tăng 37%/năm; chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm tăng trên 13%/năm; khai khoáng tăng 18,7%/năm. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chính đến năm 2014 đề tăng khá so với 2010 như: quặng secpentin tăng 2,4 lần, phân bón tăng 2,1 lần, ván ép tăng 02 lần, giầy xuất khẩu tăng 3.2 lần, phân bón tăng 2,1 lần, ván ép tăng 02 lần, giầy xuất khẩu tăng 3,2 lần, may công nghiệp tăng 2,8 lần, đường mía tăng 1,4 lần, thủy sản đông lạnh tăng 2,4 lần
Một số nhà máy sản xuất lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như: dây chuyền 02 nhà máy đường Lam Sơn; sữa Lam Sơn (25 triệu lít); giày Annora Nghi Sơn ( 26 triệu đôi), giày Hong Fu ( 10 triệu đôi), giày RollSport ( 4,8 triệu đôi), may IVORY ( 12 triệu sản phẩm), may Nga Sơn ( 12 triệu sản phẩm), may Thiệu Hóa ( 5,6 triệu sản phẩm), nhà máy gỗ Nam Thành ( 100.000m3 ván), chế biến thủy sản Giang Linh ( 3.500 tấn), nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh ( 30.000 tấn).
Công nghiệp sản xuất điện có bước tăng trưởng mạnh, sản lượng điện tăng lên gấp 14,5 lần đạt 2,7 tỷ kwh. Hoàn thành xây dựng đưa vào vận hành thủy điện Cửa Đạt ( 97 MW), thủy điện Bá Thước 2 (80MW), Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ( 600MW), đang xây dựng thủy điện Hồi Xuân ( 102 MW), thủy điện Trung Sơn ( 260 MW), chuẩn bị triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 ( 1.200MW).
Bên cạnh đó một số ngành công nghiệp được xác định chủ lực có mức tăng trưởng giảm hoặc chưa thực hiện được theo tiến độ quy hoạch. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sản phẩm từ khoáng phi kim ( phần lớn là xi măng) giảm khoảng 4%/năm. Công nghiệp sản xuất kim loại giảm 14,6%/năm , dự án nhà máy thép Nghi Sơn ( 750.000 tấn/ năm) vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng (
đạt khoảng 30% khối lượng), dự án nhà máy thép POMIDO ( 650.000 tấn /năm) không có khả năng thực hiện đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Về công nghiệp đóng tàu, dự án nhà máy đóng sửa tàu biển Nghi Sơn ( đóng tàu đến 50.000DWT) không thực hiện được do chủ đầu tư khó khăn về tài chính. Về công nghiệp lọc hóa dầu, dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn ( 10 triệu tấn /năm) bị chậm tiến độ 4 năm so với dự kiến, hiện đã được khởi công xây dựng dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2017
Tình hình phát triển 09 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ lấp đầy các KCN ước đạt gần 50%
+ KCN Lễ Môn: đã thu hút được 34 dự án đầu tư ( 07 dự án FDI), tỷ lệ lấp đầy đạt 100%
+ KCN Đình Hương- Tây Bắc Ga: đã có hơn 100 dự án đẩu tư ( 01 dự án FDI) chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ lấp đầy đạt 76%
+ KCN Hoàng Long: thu hút 03 dự án đầu tư ( 02 dự án FDI và 01 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật),tỷ lệ lấp đầy đạt 10,7%
+ KCN Bỉm Sơn: thu hút 22 dự án đầu tư trong nước ( trong đó có Nhà máy lắp ráp ô tô VEAM 25.000 xe/ năm) và 01 dự án FDI
Đến nay các KCN đã thu hút được 154 dự án đầu tư trực tiếp trong nước với tổng vốn đăng ký 11.889 tỷ đồng và 10 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 162,1 triệu USD. Lũy kế vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp trong nước đạt 3.280,3 tỷ đồng, các dự án FDI đạt 113,87 triệu USD; các Doanh Nghiệp hoạt động trong các KCN tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30.000 lao động.
Về phát triển các cụm công nghiệp: Đến năm 2014, toàn tỉnh có 37 cụm công nghiệp đang vận hành hoạt động và 18 CCN đã quy hoạch nhưng chưa hình thành hoặc chưa có doanh nghiệp sản xuất. Các CCN đang hoạt động bao gồm: 10 CCN đã cơ bản hoàn thành xây dựng với diện tích đất cho thuê 113,35 ha, đã thu hút được 84 cơ sở sản xuất với gần 5.300 lao động; 27 CCN chưa hoàn thành xây dựng hạ tầng với diện tích đất đã cho thuê 329,5 ha ( chiếm 38,2% diện tích), đã thu hút được 171 cơ sở sản xuất với hơn 13.000 lao động
3.2.3.Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
UBND tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp có nhiệm vụ quản lý chung. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp theo pháp luật. Sở Công Thương có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triến công nghiệp. Phối hợp với các huyện - thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triến công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.Chủ trì triến khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực công nghiệp, hướng dẫn nghiệp cho các địa phương.
Các sở có liên quan như: Sở kế hoạch và Đầu tư có chức năng cấp phép đầu tư các dự án công nghiệp; Sở tài nguyên và Môi trường có chức năng quy hoạch sử dụng đất; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng quy hoạch vùng nguyên liệu chế biến sản xuất công nghiệp; Sở Xây dựng có chức năng quy hoạch tổng thể các ngành phù hợp với phát triển đô thị của tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ môi trường quản lý cấp phép kiểm tra về công nghệ môi trường; Điện lực tỉnh quản lý về phát triển điện năng... UBND các huyện, thị xã, thành phố có Phòng Công thương (Phòng kinh tế) thực hiện chức năng tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố về quản lý phát triển công nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra Viện kiểm sát tỉnh, Tòa án tỉnh; Công an tỉnh; Thanh tra Nhà nước tỉnh là chủ thể quản lý nhà nước về công nghiệp tỉnh. Tuy nhiên một số chức năng nhiệm vụ chồng chéo giữa các sở, ngành trong tỉnh, nên việc giải quyết công việc trong công tác đầu tư phát triển sản xuất thường bị chậm tiến độ, gây khó khăn cho nhà đầu tư; có những việc nhiều cơ quan cùng giải quyết trách nhiệm chung chung;
Sở Công Thương đã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đối với các Phòng Công Thương (phòng Kinh tế) thuộc UBND huyện, thị, thành phố thực hiện chương trình khuyến công địa phương, khuyến công quốc gia và các Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Thông tư số 39/2009/TT-BTC ngày 28/12/2009 của Bộ Công thương về quy chế quản lý cụm công nghiệp Thông tư Liên bộ số 125/2009/TTLB/BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí khuyến công;
Các sở, ngành trong tỉnh theo chức năng của mình tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về công nghiệp. Trong đó, Trung tâm Khuyến công có nhiệm vụ thực hiện chương trình khuyến khích Trung ương, địa phương, hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới thiết bị cho doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển các làng nghề. Trung tâm xúc tiến đầu tư có nhiệm vụ kêu gọi, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; Trung tâm Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ hỗ trợ các các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn chất lượng sản phấm, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm của