Thực trạng xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1.Thực trạng xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh

3.2.1.Thực trạng xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển

Thanh Hóa

3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Có thể nhận thấy răng Thanh Hoá chưa xây dựng được chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh riêng, nhưng các nội dung chiến lược được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.

Theo đó, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001- 2010, dự báo đến năm 2020 của tỉnh được xây dựng và ban hành năm 2001.

Năm 2006 UBND tỉnh đã phê duyệt một số quy hoạch, kế hoạch, đề án gồm: Phê duyệt Quy hoạch (điều chỉnh) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Phê duyệt đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2015.

Năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Năm 2011 phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020

Như vậy, có thể nhận thấy rằng Thanh Hóa đã quan tâm đến quản lý công nghiệp của tỉnh, ban hành và điều chỉnh 11 quy hoạch, kế hoạch, đề án có tính chiến lược dài hạn từ 10 năm đến 20 năm, trong đó có 2 quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng và khu vực miền núi Thanh Hóa, còn lại 9 quy hoạch, kế hoạch, đề án cho phát triển công nghiệp, nhìn chung các quy hoạch, kế hoạch đều thực hiện xây dựng trên cơ sở chiến lược quy hoạch của Trung ương và tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh đã được phê duyệt, cũng như phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch của các ngành kinh tế khác trong tỉnh, về cơ bản trong kỳ quy hoạch đã thực đúng như các quy hoạch, kế hoạch, ít phải điều chỉnh. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch, kế hoạch chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế -xã hội

trong thời kỳ mới, trong kỳ của quy, kế hoạch thực hiện chưa cao, do suy thoái của nền kinh tế, chính sách của Nhà nước thay đổi nên ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ hiện đại, ưu tiên các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế như xi măng, bia, sữa, xúc sản, thủy sản, điện sản xuất, sản phẩm gỗ, mở rộng hợp lý công nghiệp tạo ra nhiều việc làm ( dệt may, giày da)... Xác định hai điểm đột phá phát triển công nghiệp của tỉnh gồm Khu kinh tế Nghi Sơn và KCN ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng. Tại KCN Nghi Sơn , phát triển các ngành sản phẩm chủ lực như: lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí, nhiệt điện. Tại KCN Lam Sơn- Sao Vàng phá triển ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp thông tin, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng...

Theo quy hoạch đã phê duyệt: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng mạnh công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế tác... Đến năm 2020, cơ bản Thanh Hóa có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011-2020 đạt trên 21,5%, trong đó giai đoạn 2016- 2020 đạt 21.6%/ năm.

* Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp - Công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến sản phẩm từ hóa dầu

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để Dự án liên hộp lọc hóa dầu Nghi Sơn triển khai đúng tiến độ, hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2017. Tiếp tục thu hút các dự án chế biến sản phẩm từ lọc hóa dầu như sản xuất Poly, Propylyne ( 350-400 nghìn tấn/năm), sợi tổng hợp PET ( 150 nghìn tấn/năm), phân bón DAP ( 550 nghìn tấn/ năm). Giai đoạn sau 2020, nâng công suất Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn lên khoảng 20 triệu tấn dầu thô/ năm

- Công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin

Xúc tiến thu hút các dự án đầu tư công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin vào KCN Lam Sơn - Sao Vàng; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, bản mạch sản xuất các thiết bị điện tử văn phòng, thông tin viễn thông, máy tính, thiết bị điện tử thông minh cho công nghiệp ô tô, dân dụng.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà máy sản xuất lắp ráp máy kéo hạng trung ( 5.000 - 10.000 chiếc/năm) tại KCN Bỉm Sơn, khuyến khích tạo điều kiện nahf máy VEAM mở rộng sản xuất phụ tùng, máy móc phương tiện vận tải và phát huy năng lực sản xuất ( công suất 25.000 xe/năm)

- Công nghiệp sán xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu

Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu may mặc, giày dép. Thu hút và hình thành các cụm công nghiệp dệt may, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu ở nông thôn và vùng miền núi.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm

Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Hình thành các khu công - nông nghiệp, khu công - lâm nghiệp; các cụm sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản. Phát triển cụm công nghiệp gỗ tập trung ở Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân; cụm ngành công - ngư nghiệp ở Lạch Hới và các trung tâm nghề cá ở cửa lạch lớn

- Công nghiệp sản xuất kim loại

Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sản xuất các loại thép mà nước ta đang phải nhập khẩu như: thép cuốn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép hợp kim chất lượng cao, thép chuyên dụng cho công nghiệp cơ khí. Đôn đốc thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhà máy luyện thép Nghi Sơn công suất 750 nghìn tấn/năm

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu hợp kim và nhựa như: thiết bị vệ sinh, tấm lợp, tấm trần, khung cửa, vách ngăn, ống nhựa cấp thoát nước

* Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Theo quy hoạch được xác định, đến năm 2020 phát triển 09 KCN gồm: Lễ Môn (87,6 ha), Bỉm Sơn (200 ha), Lam Sơn (150 ha), Đình Hương - Tây Bắc Ga (330 ha), Quang Trung, Thạch Quảng, Nam TP Thanh Hóa, Tây Nam Thanh Hóa (300

ha) và 03 KCN trong KKT Nghi SơnKCN Nghi Sơn1 ( 150ha) gồm KCN Nghi Sơn 2 ( 150ha),KCN Nghi Sơn3 ( 150ha)

-04 khu công nghiệp hiện có: Kêu gọi lấp đầy KCN Bỉm Sơn (566 ha) và Hoàng Long ( 286 ha), KCN Lễ Môn(87,6 ha), Đình Hương - Tây Bắc Ga (163 ha) ổn định và duy trì như hiện nay

- 06 khu công ngiệp mới

+ KCN Lam Sơn - Sao Vàng (2000 ha): đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại: thu hút các dự án ứng dụng công nghẹ thông tin, công nghệ sinh học gắn với đào tạo nhân lực công nghệ cao

+ KCN Nam TP Thanh Hóa ( 200 ha): thu hút các dự án công nghiệp cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu: Sau năm 2020, mở rộng diện tích lên 300-400 ha

+ KCN Bãi Trành ( 116 ha): thu hút các dự án nông, lâm sản, khoáng sản, sán xuất vật liệu xây dựng. Sau năm 2017, thu hút các dự án chế biển sản phẩm sau lọc hóa dầu. Sau năm 2020, mở rộng diện tích lên khoảng 300 ha

+ KCN Quang Trung - Ngọc Lặc (150 ha): thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản, sản xuất dược liệu, chế biến gỗ, sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

+ KCN Thạch Quảng - Thạch Thành ( 200 ha): thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng

+ KCN Đông Nam TP Thanh Hóa ( 150 ha): thu hút các dự án chế biến công nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

* Phát triển các cụm công nghiệp: đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển khoảng 55 CCN (31 vùng đồng băng, ven biển; 24 cụm khu vực miền núi) tổng diện tích 1.478 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 65)