Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ khoa học công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn
lường Chất lượng
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất và điều kiện làm việc cho khối văn phòng và các phòng thử nghiệm. Vì hiện nay, không như các đơn vị sự nghiệp lớn khác trong Tổng cục đã được Nhà nước đầu tư trong một thời gian dài về cơ sở vật chất và nhà xưởng, cơ sở vật chất của Trung tâm còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù đã
được giao nhận toàn bộ mặt bằng tầng 3 nhà H tại địa chỉ số 8 Hoàng Quốc Việt để làm văn phòng hoạt động nhưng cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc của Trung tâm còn chắp vá và không đồng bộ, toàn bộ văn phòng làm việc có cấu trúc tạm thời và không kiên cố.Bên cạnh đó, kể từ năm 2012 sau khi Trung tâm mở rộng thêm lĩnh vực thử nghiệm và được Tổng cục phê duyệt thực hiện một số dự án tăng cường trang thiết bị, Trung tâm đã phải thuê địa điểm tại Công ty Điện tử Sao mai, địa chỉ tại số 27 Hoàng Sâm, Cầu Giấy làm phòng thử nghiệm. Văn phòng và phòng Thử nghiệm không cùng một địa điểm nên cũng gây những phiền hà và mất thời gian công sức cho khách hàng khi đến giao dịch làm việc.
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện một số dự án nghiên cứu triển khai cấp Nhà nước thuộc Chương trình 712 nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên gặp một số bất cập sau: đối với việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai các cấp, đề nghị đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo cơ chế khoán chi, tự chủ kinh phí theo TT số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (tránh tình trạng đếm chữ tính tiền).
Đề nghị được hỗ trợ thêm phần Ngân sách Nhà nước trong công tác tăng cường đầu tư tăng cường năng lực thử nghiệm lĩnh vực thép, đồ chơi trẻ em, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và vật liệu xây dựng.
Đề nghị được hỗ trợ đào tạo tăng cường năng lực đánh giá tại hiện trường cho một số chương trình chứng nhận đặc thù như ISO 50001, GHG thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
Để thực hiện tốt việc chứng nhận hợp quy và kiểm tra Nhà nước đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc sự quản lý của các Bộ/Ngành có liên quan, đề nghị các Bộ/Ngành khi đưa ra các qui định về việc chỉ định tổ chức thực hiện nên bám sát vào các văn bản pháp luật và các thông lệ quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ kết hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nên tổ chức cho các cán bộ làm công tác quản lý tài chính các đơn vị được tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn theo đúng loại hình đơn vị mình đang hoạt động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 luận văn là một hệ thống các định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Các giải pháp được đề xuất logic và bám sát với những nội dung đã phân tích, đánh giá ở chương 3, kết hợp với việc đánh giá các điều kiện nguồn lực thực tế tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp. Bên cạnh đó, để các giải pháp có thể thực hiện thành công, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan Quản lý tài chính phụ trách trực thuộc Chính Phủ, Bộ Tài chính và Bộ khoa học công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- cơ quan chủ quản của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp là một việc làm cần thiết phải thực hiện trong bối cảnh hội nhập và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đây sẽ là xu hướng chung trong hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng và đơn vị sự nghiệp công lập nói chung để đơn vị có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn thu và chi phí ở mức tối đa, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị bắt kịp với mức gia tăng thu nhập của cán bộ làm việc trong các ngành, các lĩnh vực khác. Có thể việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và lúng túng nhưng thiết nghĩ, đó là một việc làm để thay đổi cách làm việc, lối suy nghĩ. Đây là điều kiện cần thiết để đuổi kịp với sự phát triển của các thành phần kinh tế. Việc làm này đòi hỏi phải kéo theo sự đổi mới trong nhiều hoạt động có liên quan.
Trong khuôn khổ luận văn này, với phần kiến thức còn hạn chế của tách giả. Tuy nhiên, với những trăn trở của người trực tiếp làm công tác quản lý tài chính tại Trung tâm, tôi mạnh dạn đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại và giải pháp để công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ngày càng chặt chẽ hoàn thiện hơn, cụ thể:
- Khái quát những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu;
- Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; phân tích những hạn chế và nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Trung tâm.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Mặc dù trong quá trình thu thập, xử lý số liệu và phân tích luận văn, học viên đã cố gắng cẩn trọng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của các kết quả nghiên cứu trong luận văn. Tuy nhiên, sai sót là điều không thể tránh khói. Học viên kính mong nhận được những ý kiến góp ý từ phía thầy, cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn nữa.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của PGS - TS Lê thị Anh Vân đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tú Anh, 2011. Quản lý tài chính ở Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh Ninh Bình, luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý. Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Bộ Tài chính - Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, 2006. Chế độ kế toán Hành
chính sự nghiệp, Hà Nội: NXB Tài Chính.
3. Bộ Tài chính, 1997. Văn bản hướng dẫn thực hiện luật Ngân sách nhà nước.
Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2003. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN 2002. Hà
Nội: NXB Tài chính.
5. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2003
hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.
6. Bộ Tài chính, 2007. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công
bố theo TT161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
Hà Nội.
7. Bộ Tài chính, 2013. TT45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về ban hành chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Hà Nội.
8. Bộ Tài chính. 2006. Hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hanh chính, tài chính đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp.
Hà Nội: NXB Tài chính.
9. Trần Văn Giao, 2009. Giải đáp về quản lý tài chính công. Hà Nội: NXB Chính
trị Quốc gia.
10. Hà Thị Ngọc Hà, 2003. Hệ thống các văn bản mới về chế độ tài chính kế toán
(gồm đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị HCSN khác. Hà Nội: NXB Tài chính.
11. Trần Thanh Hà, 2007. Tăng cường quản lý tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật
12. Đặng Minh Hiền, 2006. Một số giải pháp quản lý tài chính ở các Bệnh viện
công Việt Nam. Luận án tiến sĩ.
13. Hà Thị Mai Hương, 2006. Hoàn thiện quản lý tài chính Công đoàn Vệt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
14. Lê Thị Hoàng Lan, 2007. Đổi mới quản lý tài chính ở Học Viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý. Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
15. Lê Thị Mai, 2011. Quản lý chi tiêu công. Hà Nội: NXB chính trị Quốc gia- Sự thật.
16. Dương Thị Bình Minh, 1997. Luật Tài chính. NXB thành phố Hồ chí Minh,
TP Hồ chí Minh.
17. Lê Sỹ Nghiêm, 2012. Quản lý tài chính ở Tỉnh ủy Thanh Hóa. Luận văn Thạc
sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính - Quốc gia Hồ Chí Minh.
18. Đỗ Văn Nhân, 2006. Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng, thực trạng và giải
pháp. Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh.
19. Quốc hội, 2003. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Chính trị
quốc gia.
20. Quốc hội, 2005. Luật Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia.
21. Hoàng Ngọc Tuấn, 2005. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản lý
tài chính tại Trung tâm dịch vụ báo chí Hà Nội”, luận văn thạc sĩ.
22. Nguyễn Thu Thảo, 2005. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với ĐVSN có
thu tại Viện khoa học Thủy Lợi. Luận văn thạc sĩ.
23. Lê Thị Khánh Trang, 2007. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Đại học
Quốc Gia Hà nội theo hướng tự chủ tài chính. Luận văn thạc sĩ.
24. Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
2010, 2012, 2014. Quy chế chi tiêu nội bộ, Hà Nội.
25. Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
26. Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
2010 – 2014. Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Trường, 2010. Quản lý tài chính tại Học Viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
28. Ezara Solomon, 1963, The theory financial management. New York and