Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, cách tiếp cận lịch sử, hệ thống và toàn diện để đưa ra các kết luận nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn. Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát phân tích hoạt động tài chính theo cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận định tính và định lượng và cách tiếp cận lịch sử, logic để thu thập thông tin. Đồng thời luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu để phân tích và xử lý số liệu.
Mặt khác nhằm nghiên cứu đúng hướng và hoàn thành kế hoạch đã đề ra, tạo nền tảng của toàn bộ nghiên cứu sẽ được thực hiện, giúp tác giả thực hiện một cách dễ dàng trong một định hướng có hệ thống. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu.
Do vậy, đề tài được áp dụng phương pháp nghiên cứu trải qua 4 bước sau: Bước 1:Xác định mục đích nghiên cứu.
Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu. Bước 3: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu
Bước 4: Xây dựng giải pháp tối ưu cho nghiên cứu 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có địa chỉ chính: Số 8, Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà nội.
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) là tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trong nhiều năm qua, với việc triển khai rộng rãi các chương trình chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, QUACERT đã trở thành
một thương hiệu phổ biến gắn với sản phẩm, hàng hoá của hàng ngàn tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, QUACERT đã và đang tích cực triển khai các hoạt động chứng nhận hợp quy để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng của các bộ, ngành. Sau khi được QUACERT chứng nhận, tổ chức, doanh nghiệp có quyền gắn dấu hợp quy CR trực tiếp lên sản phẩm, hàng hoá như mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện điện tử gia dụng, kính xây dựng,… Kết quả chứng nhận hợp quy của QUACERT và dấu hợp quy CR gắn trên các sản phẩm, hàng hoá là cơ sở tin cậy cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Phòng Kế toán của Trung tâm là bộ phận trực tiếp phụ trách nhiệm vụ quản lý tài chính. Phòng Kế toán thông qua hoạt động quản lý tài chính cung cấp những thông tin cần thiết cho ban Giám đốc. Do đó, nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà Lãnh đạo không phù hợp, Trung tâm có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Chính vì vậy, một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu
+ Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2010-2014;
+Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được đề xuất đến năm 2020. 2.3. CÔNG CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Tác giả sử dụng các phương pháp sơ cấp và thứ cấp trong quá trình nghiên cứu. Một số dữ liệu thứ cấp: Các thông tư, Nghị định của Chính Phủ.
Một số dữ liệu sơ cấp: Do tác giả tự thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đã để ra, cụ thể:
- Số liệu từ các báo cáo tài chính của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong giai đoạn 2010 -2014;
- Phần mềm quản lý tài chính kế toán MISA; - Phần mềm quản lý tài sản MISA online; - Báo cáo tài chính các năm;
- Báo cáo tổng kết công tác năm 2010-2014;
- Biên bản xét duyệt Quyết toán của đơn vị cấp trên năm 2010-2014;
- Biên bản kiểm tra, xét duyệt Quyết toán của thanh tra Bộ Tài chính và Kiểm toán.
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, TÍNH TOÁN, LỰA CHON ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH Bước 1: Tổng hợp và xây dựng khung lý luận về quản lý tài chính trong Bước 1: Tổng hợp và xây dựng khung lý luận về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu, đây là bước khá quan trọng, là tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu:
- Phương pháp thống kê số liệu:
Để thu thập, xử lý, phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và có cơ sở đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại đơn vị, thì việc tập hợp, hệ thống hóa, phân tích các số liệu là phương pháp nghiên cứu chính. Ngoài ra, để làm rõ hơn phương pháp này, cần sử dụng các phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. Các số liệu này được tìm hiểu qua phần mềm quản lý MISA của đơn vị là chủ yếu.
- Phương pháp phân tích:
Thông qua các số liệu tìm được, để tìm được điểm mạnh và điểm yếu báo cáo tài chính của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phải sử dụng phương pháp phân tích theo từng năm, từng nội dung, từng chỉ tiêu để thấy được mặt mạnh và mặt yếu của từng năm.
- Phương pháp so sánh:
Để đánh giá mức độ thực hiện công việc giữa các năm của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, không thể thiếu được phương pháp so sánh số liệu giữa các năm, giữa các hạng mục thu chi để đánh giá
hiệu quả của công việc quản lý tài chính của đơn vị.
Nguồn số liệu được lấy từ:các báo cáo tài chính kế toán của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng từ năm 2010 đến năm 2014: Báo cáo tài chính các năm; Báo cáo doanh thu; Báo cáo chi phí;…
Bước 3: Phân tích số liệu:
Kết quả thu thập được tổng hợp, phân tích làm căn cứ đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu.
Bước 4: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP - TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
Tên tổ chức: Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.
Tên giao dịch quốc tế: Quality Certification Cetre, viết tắt là Quacert. Địa chỉ: Số 8, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội.
Cơ quan chủ quản: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa
học và Công nghệ.
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp ra đời theo Quyết định số 1003/QĐ - BKHCN ngày 1/6/1999 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường.
Chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản: Quyết định số 227/QĐ - TĐC ngày 10/02/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các hoạt động dịch vụ khác theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, có tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước.
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp đặt tại thành phố Hà nội, có 01 văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 văn phòng Đại diện tại Hải phòng.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
- Tham gia nghiên cứu phương hướng, mục tiêu, chính sách, nghiệp vụ và các giải pháp về năng suất, chất lượng; đề xuất, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về năng suất, chất lượng.
- Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài.Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.Tổ chức thực hiện việc đánh giá, giám định chất lượng, kỹ thuật, vệ sinh, an toàn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, vật liệu, dự án và công trình theo yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và quy chuẩn kỹ thuật.Tổ chức thực hiện việc xây dựng và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin về năng suất, chất lượng.
Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chứng nhận, năng suất, chất lượng theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ chứng nhận, đánh giá, giám định, các hoạt động dịch vụ kỹ thuật khác liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, thực hiện thông tin, tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn việc công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, áp dụng tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệm vụ và thực hiện các dịch vụ khác về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
- Quản lý cán bộ, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản và hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của Tổng cục và quy định của Nhà nước.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp gồm 4 khối phòng ban riêng biệt, có các nhiệm vụ chính như sau:
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
Nguồn: Phòng Tổ chức - Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
Khối chức năng: Bao gồm các phòng Tổng hợp, phòng Tổ chức - Hành
chính, Phòng Kế toán.
- Phòng Tổng hợp: Phòng Tổng hợp thực hiện công tác tổng hợp, kế hoạch, marketing, chăm sóc khách hàng. Giám đốc Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng CN Hệ thống Phòng CNSP hợp chuẩn Phòng CNSP hợp quy Phòng Tổng hợp Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế toán Phòng Giám định Phòng Đào tạo P. Triển khai ứng dụng CN Phòng Kỹ thuật và Thử nghiệm Phòng Nghiên cứu phát triển Văn phòng đại diện phía Nam
- Phòng Tổ chức Hành chính: Phòng Tổ chức giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức cán bộ, văn thư lưu trữ và quản trị văn phòng.;
- Phòng Kế toán: Phòng Kế toán giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán và tài sản của Trung tâm.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện giúp Giám đốc thực hiện công tác phát triển thị trường, kế hoạch và hành chính tại khu vực miền Nam, cụ thể như sau: Tham mưu cho Giám đốc về công tác Marketing, phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Nam được phân công.
- Khối Nghiệp vụ: Gồm các phòng: Phòng Đảm bảo Chất lượng, Phòng Chứng nhận Hệ thống, Phòng CNSP hợp chuẩn, phòng CNSP hợp quy.
- Phòng Đảm bảo Chất lượng: Phòng Đảm bảo Chất lượng giúp Giám đốc thực hiện công tác duy trì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Trung tâm.
- Phòng Chứng nhận hệ thống: giúp Giám đốc thực hiện công tác phát triển chuyên môn liên quan đến hoạt động đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý, đào tạo và phát triển năng lực của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý.
- Phòng Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn: giúp Giám đốc thực hiện công tác phát triển chuyên môn liên quan đến hoạt động đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cho các chương trình chứng nhận sản phẩm tự nguyện, đào tạo và phát triển năng lực của chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn.
- Phòng Chứng nhận sản phẩm hợp quy: giúp Giám đốc thực hiện công tác phát triển chuyên môn liên quan đến hoạt động đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp các quy chuẩn kỹ thuật cho các chương trình chứng nhận sản phẩm bắt buộc, đào tạo và phát triển năng lực của chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy.
- Khối phòng thử nghiệm và kỹ thuật:Gồm các phòng: Giám định, đào tạo,
Triển khai ứng dụng công nghệ, Kỹ thuật, Nghiên cứu phát triển.
- Phòng Giám định: Giám đốc thực hiện công tác phát triển chuyên môn liên quan đến hoạt động đánh giá chứng nhận giám định sản phẩm, hàng hóa phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực liên quan, đào tạo và phát triển năng lực của giám định viên.
- Phòng đào tạo: giúp Giám đốc thực hiện công tác phát triển chuyên môn liên quan đến hoạt động đào tạo.
- Phòng Triển khai ứng dụng Công nghệ: giúp Giám đốc thực hiện công tác đảm bảo kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin chung cho hoạt động của Trung tâm..
- Phòng Nghiên cứu Phát triển: giúp Giám đốc thực hiện công tác nghiên cứu phát triển các chương trình, giải pháp, công cụ mới, các biện pháp quảng bá và hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển các dịch vụ của Trung tâm
- Phòng Kỹ thuật: giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý chất lượng công tác đánh giá, đảm bảo yêu cầu đầu vào được xác định rõ và quá trình đánh giá được tổ chức, thực hiện đúng theo các yêu cầu quy định
3.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
Về đội ngũ cán bộ, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong đó, lao động trẻ chiếm số lượng khá lớn (90%) đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay của Trung tâm.
Bảng 3.1. Tình hình đội ngũ cán bộ của Trung tâm giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: người STT Phân cấp cán bộ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Cán bộ quản lý 10 12 15
2 Cán bộ chuyên môn, (Chuyên gia đánh giá) 65 68 70
3 Cán bộ hành chính, văn phòng 28 30 32
Nguồn: Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
- Về trình độ: Trình độ trên đại học chiếm: 10%; trình độ đại học chiếm: 85%; trình độ cao đẳng chiếm: 5%. Qua đó có thể nhận thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp không cao. Mặc dù đội ngũ cán bộ được tuyển dụng theo tiêu chí nhưng thực trạng cơ cấu nhân lực không cân đối như hiện nay là vấn đề mà Trung tâm cần quan tâm cải thiện trong thời gian tới.
10
85 5
Trình độ trên Đại học Trình độ Đại học Trình độ Cao đẳng
Đơn vị: %
Hình 3.2. Cơ cấu theo trình độ của cán bộ công nhân viên Trung tâm Chứng