Về quan hệ đối với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái (Trang 98 - 108)

3 2.1.2 Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về kinh doanh có văn hoá cho

3.2.2 Về đối ngoại

3.2.2.2 Về quan hệ đối với địa phương

Cái doanh nghiệp cần trong quan hệ đó là niềm tin của chính quyền địa phương đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Việc đầu tư về giá trị vật chất cho địa phương là việc nên làm và cần được khuyến khích. Hiện nay nguồn quỹ công đoàn công ty còn hạn hẹp do đó cần có một cơ chế thoáng hơn để các nhà máy chủ động trong việc sử dụng ngân quỹ của mình tham gia ủng hộ địa phương khi cần thiết. Đầu tiên là các quỹ từ thiện và phúc lợi xã hội rồi các vấn đề nảy sinh như thiên tại dịch họa. Cần được xây dựng theo từng năm tưng giai đoạn để chủ động và cân đối nguồn chi cũng không thể thích là ủng hộ. Ví dụ trong năm 2014, các nguồn chi bao gồm: tết nguyên đán, tết thiếu nhi, tết trung thu, quỹ hoạt động thể thao, tu sửa đường xá, ủng hộ bão lũ ... cần phải lên phương án và chi phí hợp lý hơn tránh tình trạng lạm chi như những năm về trước.

Đối với các vấn đề về đạo đức và vi phạm pháp luật cần có cơ chế thực thi rõ ràng như: đánh bạc, tổ chức đánh bạc vẫn còn diễn ra bên trong doanh nghiệp. Đánh ghen, hay các hành vi vi phạm đạo đức như con đánh cha, chồng đánh vợ ... cần được công đoàn nhà máy sâu sát hơn để ổn định tâm lý người lao động, tránh tình trạng gây mất uy tín của doanh nghiệp với địa phương.

Về quan hệ với xã hội, quá trình phát triển của công ty đều phải gắn liền với trách nhiệm xã hội, được biểu hiện cụ thể là vận động, tuyên truyền người lao động tham gia các hoạt động xã hội. Cùng với nguồn lực tài chính cả mình, doanh nghiệp tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng, phúc lợi xã hội. Doanh nghiệp là đơn vị thuần sản xuất sản phẩm công nghiệp, do đó yếu tố môi trường có tính quyết định đến hoạt động của công ty. Tất cả các đơn vị sản xuất cần đặt vấn đề đạo đức môi trường lên hàng đầu vì sự phát triển bền lâu của xã hội. Cần tổ chức dọn dẹp vệ sinh thường xuyên quanh đơn vị sản xuất. Phối hợp với địa phương xử lý các sự cố và vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã gia nhập WTO được khá nhiều năm, sự giao thương giữa các đơn vị kinh tế trong nước với quốc tế đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nhưng trong thời kỳ khó khăn hiện nay, chúng ta cần phát huy thật tốt các thế mạnh cũng như tiềm năng doanh nghiệp mới có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Cùng với những hình thái tổ chức kinh tế khác, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là bộ phận đông đảo đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển bền vững và có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường là một câu hỏi lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vạch ra được những chiến lược kinh doanh cụ thể và nhất là xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp với những sứ mạng, tầm nhìn, triết lý kinh doanh cụ thể và dựa trên nền tảng là sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương, được tạo dựng nhờ những giao tiếp, ứng xử văn hoá của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử mang tính chất chuẩn mực đã được các thành viên trong doanh nghiệp công nhận và cùng nhau thực hiện vì sự vững mạnh của văn hoá doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Đó là chất keo kết dính các thành viên, góp phần tạo nên sức mạnh nội lực to lớn của doanh nghiệp. Trong môi trường sản xuất vốn dĩ khô khan, sự mệt mỏi và nhàm chán luôn có nguy cơ làm cho con người khó gắn bó với công việc thì văn hóa ứng xử văn hóa giao tiếp tốt đẹp là một nét đẹp tinh thần, một niềm tin giúp cho người lao động có thêm nguồn cảm hứng trong công việc.

Nhận thức được thực những điều trên, Công ty Cổ phần lâm nông sản thực phẩm Yên Bái đã chuẩn bị cho mình những hành trang để cạnh tranh phù hợp với xu thế chung của thị trường. Đó là việc xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn công ty nhờ sợi dây liên kết là những văn hoá ứng xử tốt đẹp trong nội bộ công ty cũng như với khách hàng

và các đối thủ cạnh tranh. Văn hoá ứng xử của giám đốc với các nhân viên công ty là sự tôn trọng khi lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên, giao việc theo năng lực chuyên môn sở thích của nhân viên, động viên khích lệ cá nhân hăng say làm việc… Văn hoá ứng xử giữa các nhân viên với giám đốc công ty là việc họ luôn cố gắng thể hiện vai trò của mình trước nhà lãnh đạo, không những làm đúng những gì được giao phó mà còn nỗ lực làm tốt hơn, gắn bó với công ty như gia đình thứ hai của mình. Sự đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm mang tính kế thừa đã trở thành truyền thống từ ngày thành lập. Công ty cũng đã có những chính sách xây dựng văn hóa ứng xử nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng con người và thương hiệu doanh nghiệp.

Bên cạnh những mặt nhìn nhận tích cực thì vẫn còn những hạn chế tồn tại như chưa có sự chuyên môn hoá trong công việc nên nhân viên của công ty chưa có thời gian trau dồi, cập nhật thêm các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức về văn hoá ứng xử, giao tiếp xã hội; do sự phân công công việc còn chưa thực sự rõ ràng nên sức ì và tính ỷ lại trong đội ngũ nhân viên đôi khi còn ảnh hưởng đến công việc chung như chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới và chinh phục những khách hàng tiềm năng; ban lãnh đạo công ty chưa đi sâu đi sát trong việc kiểm tra giám sát thực trạng văn hoá ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng và nhất là giữa các nhân viên đối với khách đến mua hàng. Người lãnh đạo còn chưa thực sự mạnh dạn trong việc trao quyền cho nhân viên trong quản lý và điều hành công việc chung để góp phần củng cố thêm niềm tin giữa nhân viên và lãnh đạo. Doanh nghiệp chưa có bản kế hoạch thực hiện và tuyên truyền cụ thể đặc biệt là các kế hoạch thực hiện trong từng năm một.

Trên cơ sở đưa ra những điểm làm được và chưa làm được của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng văn hóa, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả công tác văn hóa tại doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có sự tham khảo để xây dựng cho mình một trương trình, kế hoạch cụ thể hơn nhằm xây dựng văn hóa ứng xử một cách vững chắc và hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thuý Anh (2008), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao tục ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lê Thị Bừng (2001), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo Dục

3. Nguyễn Văn Bính, Luận án tiến sĩ lịch sử (2003): Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố của văn hoá trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Đỗ Minh Cương (2009), Phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng kinh tế thế giới, Tạp chí Thông tin Khoa ho ̣c xã hô ̣i, số 319 (tháng 6/2009).

5. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Lê Thanh Hà (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Ngo ̣c Hiên (2004), Những vấn đề đặt ra với văn hóa Viê ̣t Nam trong xu thế toàn cầu hóa, Tạp chí Cộng sản, số 20 (tháng 10/2004).

9. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 10. Phạm Mai Hương (2005), Nghệ thuật kinh doanh ứng xử văn hóa một số

nước trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

11. Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy (1995), Giao tiếp trong kinh doanh, NXB Thống Kê.

12. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và Văn hóa Công ty, Nxb ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

13. Phạm Ngọc Thanh (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.

PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VĂN HÓA DOANH

NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM YÊN BÁI

Kính gửi các Anh/Chị!

Để góp phần xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của YFATUF, chúng tôi rất mong Anh/Chị sẽ tham gia vào việc hoàn thành phiếu khảo sát về văn hoá doanh nghiệp của công ty. Sự nhiệt tình và các thông tin quý báu mà Anh/Chị cung cấp sẽ giúp ích rất nhiều vào việc phát triển văn hoá doanh nghiệp của đơn vị mình.

Xin chân thành cảm ơn anh/chị!

(Anh/Chị hãy đánh dấu vào phương án mà Anh/Chị cho là hợp lý)

Phần I: Thông tin cá nhân

Họ và tên: (không bắt buộc)...

Giới tính: □ Nam □ Nữ

Tuổi : □ Nhóm <20 □ Nhóm 30-39 □ Nhóm >50 □ Nhóm 20-29 □ Nhóm 40-49

Thời gian làm việc tại Ngân hàng: □ Dưới 1 năm □ Từ 1- 5 năm □ Từ 5-10 năm □ Từ 10-15

□ Từ 15-20 năm □ 20 năm trở lên Vị trí công tác: □ Giám đốc, Phó giám đốc

□ Kế toán, kỹ thuật □ Nhân viên

Phần II: Thông tin về văn hoá doanh nghiệp (VHDN)

1. Anh/Chị đã từng nghe hoặc tham gia bất kỳ một khoá học nào VHDN hay chưa?

2. Theo anh/chị, những đặc trưng nào là biểu hiện của VHDN? (có thể chọn nhiều phương án)

□ Kiến trúc ngoại thất và nội thất doanh nghiệp

□ Các nghi lễ và cách thức giao tiếp trong nội bộ và bên ngoài của thành viên

□ Logo và thương hiệu dịch vụ của doanh nghiệp □ Ngôn ngữ và khẩu hiệu

□ Lý tưởng

□ Giá trị, niềm tin và thái độ đối với sự phát triển của doanh nghiệp □ Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá

□ Tất cả các đặc trưng trên

□ Ý kiến khác:………... 3. Theo anh/chị, VHDN có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp? (có thể chọn nhiều phương án)

□ Tạo ra nét văn hoá đặc trưng

□ Tạo ra bầu không khí làm việc tích cực, hợp tác và thống nhất □ Tạo tâm lý muốn gắn bó lâu dài

□ Nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ □ Tất cả các ý kiến trên

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHDN, đánh theo thứ tự quan trọng từ 1 đến 6:

□ Văn hoá dân tộc □ Văn hoá cá nhân □ Người lãnh đạo

□ Đặc điểm ngành nghề

□ Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của VHDN □ Lịch sử hình thành doanh nghiệp

5. Là một doanh nghiệp cổ phần, YFATUF có nên coi trọng vấn đề xây dựng VHDN không?

□ Rất cần thiết □ Cần thiết

□ Bình thường □ Không cần thiết

6. Theo anh/chị, những đặc trưng nào có ở doanh nghiệp mình? (có thể chọn nhiều phương án)

□ Tinh thần đoàn kết và thống nhất cao trong toàn bộ doanh nghiệp □ Uy tín đối với khách hàng

□ Làm đúng giờ quy định

□ Tổ chức các phong trào đoàn thể, văn hoá, văn nghệ, thể thao □ Thực hiện đầy đủ nội quy

□ Ý kiến khác:………. 7. Khi có công việc cần phối hợp, công việc sẽ được giải quyết:

□ Rất nhanh □ Nhanh □ Bình thường □ Chậm 8. Lý do chậm:

□ Không thống nhất ý kiến

□ Khả năng giải quyết công việc chưa cao □ Phải chờ ý kiến của lãnh đạo

□ Ỷ lại vào tập thể

□Ý kiến khác:……… 9. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách của doanh nghiệp, nếu được đóng góp anh/chị sẽ:

□ Tham gia tích cực □ Rất hiếm khi tham gia □ Không bao giờ

□ Khi nêu ý kiến sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến mình □ Ý kiến là do Ban lãnh đạo đưa ra không cần góp ý □ Ý kiến không được Ban lãnh đạo lắng nghe

11. Anh/Chị nhìn nhận như thế nào về phong cách làm việc của Ban lãnh đạo? □ Rất thoải mái, luôn lắng nghe và hướng dẫn chỉ bảo cấp dưới nhiệt tình □ Là những người có kinh nghiệm và năng lực làm việc

□ Độc đoán, hay chỉ trích nhân viên về những việc làm sai □ Không tin tưởng nên luôn đề phòng trước nhân viên của mình □ Không tạo được niềm tin và sự khâm phục của nhân viên

□ Ý kiến khác:……… 12. Khi gặp vấn đề quan trọng trong công việc anh/chị thường:

□ Chờ chỉ thị của cấp trên

□ Tự mình quyết định và giải quyết

□ Đưa ra ý kiến của bản thân và nhận sự góp ý của đồng nghiệp

□ Ý kiến khác:……… 13. Anh/Chị có thường xuyên tiếp xúc với cấp trên và các cán bộ trong công ty không?

□ Rất thường xuyên □ Vừa phải □ Hiếm khi □ Rất hiếm

14. Việc gặp cấp trên của anh/chị:

□ Rất dễ dàng □ Dễ dàng □ Khó khăn □ Rất khó khăn

15. Anh/Chị có thích tham gia vào các phong trào đoàn thể, văn hoá, văn nghệ, thể thao do công ty mình tổ chức không?

□ Rất thích □ Bình thường □ Không quan tâm 16. Theo anh/chị các phong trào văn hoá, đoàn thể,văn nghệ, thể thao do công

□ Rất sôi nổi và hữu ích vì chúng giúp mọi người thấy thoải mái, gần gũi và hiểu nhau hơn

□ Không có gì đặc sắc lắm □ Chỉ mang tính hình thức

□ Không cần thiết phải tổ chức cho tốn kém thời gian và tiền bạc 17. Anh/Chị có thường xuyên mặc đồng phục đến cơ quan không?

□ Rất thường xuyên (vào tất cả các ngày đi làm) □ Thường xuyên (vào một số ngày trong tuần)

□ Hiếm khi (chỉ khi hội họp và các ngày quan trọng)

□ Ý kiến khác:……… 18. Anh/Chị hiểu gì về chính sách, phương hướng kinh doanh và khách hàng của doanh nghiệp mình?

□ Biết rất rõ ràng □ Bình thường □ Biết nhưng không rõ lắm □ Không biết gì

19. Anh/Chị nhìn nhận như thế nào về các quyết định được đưa ra trong doanh nghiệp mình?

□ Rất thoả đáng đối với tất cả mọi người □ Đôi khi không hợp lý

□ Hoàn toàn không phù hợp

□ Ý kiến khác: ……… 20. Khi một chính sách được áp dụng, nếu có vấn đề chưa thoả đáng, anh/chị sẽ:

□ Kiến nghị tất cả các vấn đề còn vướng mắc vì cấp trên luôn sẵng sàng lắng nghe và giải quyết

□ Thỉnh thoảng mới kiến nghị vì ít khi được giải quyết

□ Không bao giờ vì không ảnh hưởng đến bản thân và việc kiến nghị chưa chắc được giải quyết

□ Ý kiến khác: ……… 21. Theo anh/chị, để đạt được mục tiêu cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình thì cần có:

□ Sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn thể cán bộ nhân viên của doanh nghiệp

□ Sự chỉ bảo tận tình của cấp trên và sự giúp đỡ của bạn đồng nghiệp □ Sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành đúng chức năng và nhiệm vụ của mình

□ Tuân thủ nội quy và các quy định của công ty cũng như của pháp luật □ Tất cả các ý kiến trên

□ Ý kiến khác: ……… 22. Anh/Chị thường tạo ra sự tin tưởng và tinh thần đoàn kết nhất trí bằng cách:

□ Chia sẻ những suy nghĩ và khó khăn đối với đồng nghiệp □ Cố gắng hiểu được hành vi và thói quen của đồng nghiệp

□ Thường xuyên nhắc nhở đồng nghiệp nhớ đến giá trị của tập thể

□ Cố gắng xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên □ Cập nhật thường xuyên thông tin về chính sách, phương hướng kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)