Căn cứ để xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái (Trang 86 - 90)

3.1.1 Xác định từ định hướng xây dựng và phát triển

Để nhìn nhận, đánh giá về một đơn vị, một công ty người ta đều nhìn về quá trình hình thành và phát triển của công ty đó, xem mức độ tăng trưởng về quy mô, năng lực, uy tín... Từ đó để đưa ra quyết định hợp tác làm ăn với đơn vị đó hay không. Thực tế công ty Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái trong những năm vừa qua liên tục làm ăn có lãi và tăng trưởng về sản lượng và quy mô. Nhưng điều quan trọng nhất là trong quá trình đó doanh nghiệp luôn tạo được hình ảnh tốt trong xã hội, dần dần có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, tạo vị thế xứng đáng trong nền công nghiệp địa phương. Do đó công ty phải luôn nhấn mạnh rằng phải liên tục phát triển, nếu dừng lại đồng nghĩa với tụt hậu và xóa sổ.

Việc xác định định hướng phát triển dựa trên thế mạnh, tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp đó là giấy đế, tinh bột sắn ... vì vậy định hướng phát triển phải là cây công nghiệp, gắn liền với địa phương với người nông dân. Doanh nghiệp tạo được niềm tin cho dân là tạo ra được vùng nguyên liệu quyết định sống còn.

Khách hàng của doanh nghiệp cần chất lượng sản phẩm và uy tín làm đầu. Do đó việc phát triển phải gắn liền với uy tín và chất lượng. Tất cả sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra phải là những sản phẩm tốt nhất và có giá trị cao nhất, và mỗi cam kết của doanh nghiệp như một bản hợp đồng có giá

trị chắc chắn nhất. Như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Với người lao động và cán bộ công nhân viên, việc đào tạo và xây dựng tổ chức công đoàn mang tính khích lệ động viên đến tinh thần làm việc của mỗi người. Nó quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.

Do đó việc định hướng phải gắn liền rất nhiều yếu tố về mặt kinh tế và xã hội, nếu làm được việc đó thì xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng sẽ dễ dàng và thuận lợi.

3.1.2 Giá trị văn hóa ứng xử doanh nghiệp trong bối cảnh thực tế.

Thế kỷ 21 là thế kỷ mà trong đó mỗi một doanh nhân hay tổ chức luôn đặt trách nhiệm và uy tín xã hội lên hàng đầu. Đó gần như là một thước đo định vị thương hiệu duy nhất khi tất cả các yếu tố xã hội khác được cân bằng. Vì vậy mọi định hướng, phương thức và cách thức xây dựng văn hóa ứng xử phải đảm bảo đưa doanh nghiệp phải đem lại giá trị này.

Văn hóa ứng xử bên trong văn hóa doanh nghiệp là cả một quá trình xây dựng lâu dài, nếu như trong một chiến trường thì văn hóa chính là nhân dân là yếu tố quyết định. Doanh nghiệp càng lớn thì văn hóa càng được coi trọng, trong đó văn hóa ứng xử là thước đo trực tiếp là cái nhìn trực quan nhất và toàn diện nhất. Chính vì thế trước tiên để xây dựng văn hóa ứng xử công ty cần xây dựng được môi trường văn hóa trong chính doanh nghiệp mình. Việc xây dựng đó được dựa trên các điều kiện sau:

Một là xác định được một hệ thống quan điểm, giá trị phù hợp để mọi thành viên trong công ty cùng chia sẻ, quan tâm, bao gồm:

- Quan điểm con người là trung tâm để từ đó có chính sách tuyển dụng nhân viên, đào tạo và sử dụng hợp lý. Đồng thời làm gia tăng giá trị cá

nhân của chính bản thân các thành viên trong công ty. - Khách hàng là trên hết.

- Thị trường là quyết định. - Đạo đức là quan trọng.

- Có tinh thần trách nhiệm xã hội.

Hai làxây dựng cho được một hệ thống định chế của công ty, bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như:

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ của nhân viên khi làm việc. - Các tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn và kỹ năng tác nghiệp. - Quy trình kiểm soát, phân công công việc khoa học, hợp lý.

- Kết hợp hài hoà về quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên.

Ba là xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin. Làm thế nào để cung cấp nhiều thông tin cho các thành viên, nhất là kinh nghiệm sản xuất, nắm bắt cải tiến kỹ thuật mới…có như vậy công ty sẽ càng nhận được nhiều giá trị do họ tạo ra. Khi có thông tin cùng với sức sáng tạo của con người, qua phân tích, tính toán, nhận định sẽ trở thành các giá trị giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn.

Chú ý:

- Thông tin phải cần thiết để phục vụ mục tiêu. - Thu thập thông tin nhanh.

- Đánh giá thông tin chính xác. - Xử lý thông tin hiệu quả. - Truyền thông tin kịp thời.

- Đảm bảo bí mật sản xuất kinh doanh.

Bốn là xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong công ty, tạo điều kiện để mọi thành viên có cơ hội để thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản

lý quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là cách tốt nhất để quyết định của người quản lý trở thành quyết định của người bị quản lý. Trong công ty sẽ tràn ngập không khí cởi mở, hợp tác và sáng tạo.

Năm làxây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để cá nhân và doanh nghiệp cùng phát triển. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy con người vươn tới. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của doanh nghiệp, đồng thời lợi ích của doanh nghiệp tạo điều kiện cho lợi ích cá nhân được thực hiện, từ đó tạo ra xu hướng vận động chung của cả doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp tạo ra một thể thống nhất trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần định hướng cho việc sản xuất kinh doanh đi đúng hướng. Và việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công hay thất bại là phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của người chủ doanh nghiệp - những doanh nhân có tài quyết đoán, tầm nhìn xa, bản lĩnh và năng lực lãnh đạo.

3.2 Các khuyến nghị xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty

Theo định hướng về chiến lược sản xuất và kinh doanh của công ty cũng như tình hình thực tế, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một bộ khung văn hóa vững chắc dựa vào bộ quy tắc ứng xử với môi trường kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp.

Mục tiêu phát triển văn hóa của doanh nghiệp phải lấy con người làm trọng tâm, khách hàng nhìn vào từng người nhân viên đều thấy được sức sống văn hóa của doanh nghiệp, người lao động gắn bó với doanh nghiệp như cuộc sống của mình, địa phương tin tưởng vào lợi ích từ sự phát triển của doanh nghiệp ... đó là những thành quả tốt đẹp nhất mà quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang hướng đến.

Từ mục tiêu đó doanh nghiệp cần định hướng xây dựng từ những nhận thức đơn giản nhất của người lao động về ý nghĩa của văn hóa, rèn luyện và

giáo dục cho từng lớp cán bộ để trở thành những tấm gương những nhà tuyên truyền về văn hóa doanh nghiệp

Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cần được xây dựng theo lộ trình cụ thể. Doanh nghiệp cần đưa ra cho mình một bản kế hoạch thực hiện rõ ràng để đem lại hiêu quả cao nhất. Kế hoạch này nên được thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể ví dụ có thể xây dựng từ năm 2014-2020 theo từng bước cụ thể.

Bước một: xác định giá trị văn hóa ứng xử hiện có, những điều đã làm được trong những năm trước 2014.

Bước hai: Những điều chưa làm được và đã làm được để từ đó xây dựng và vạch ra những điều cần làm trong các năm tới.

Bước ba: xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2014-2020 và cho tưng năm một. Trong các năm doanh nghiệp đưa ra các trương trình như: đào tạo và quán triệt các nội dung về văn hóa ứng xử và văn hóa doanh nghiệp tới từng cán bộ công nhân viên. Tổ chức các trương trình sinh hoạt theo đề án xây dựng đời sống mới cho người lao động. Tham gia các hoạt động của tỉnh Yên Bái cũng như địa phương nơi hoạt động.

Bước bốn: Đánh giá kết quả đạt được trong từng năm và đưa ra biện pháp khắc phục.

Việc xây dựng văn hóa cần được xây dựng một cách hệ thống bắt đầu từ nội bộ doanh nghiệp cho tới công tác đối ngoại, thông qua những khuyến nghị dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)