Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở quảng bình theo hướng bền vững (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

- Hoàn thiện và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa là biện pháp tuyên truyền, vừa là biện pháp quảng bá du lịch hữu hiệu, đồng thời tạo lập tính minh bạch cho môi trƣờng phát triển du lịch.

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững gắn với việc giải quyết tốt các mối quan hệ và các cân đối lớn sau:

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển các ngành kinh tế khác.

+ Quy hoạch phát triển du lịch các vùng, khu, điểm du lịch chủ đạo, trọng điểm với quy hoạch các vùng phụ trợ, vùng sản xuất sản phẩm du lịch, làng nghề, cơ sở sản xuất phục vụ nhu cầu du lịch, dịch vụ...

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển các loại hình du lịch lữ hành, dịch vụ, Tuor, Tuyến du lịch...

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn liền với việc giải quyết tốt mối quan hệ với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, nhất là việc chia sẽ lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần dân cƣ, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sống, môi trƣờng du lịch và môi trƣờng sinh thái.

+ Quy hoạch phát triển du lịch theo hƣớng bền vững cần đặc biệt quan tâm vấn đề bảo vệ, giữ gìn thuộc tính tự nhiên, hạn chế các yếu tố, hoạt động nhân tạo tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch, nhất là giữ cho đƣợc môi trƣờng tự nhiên của kỳ quan thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Từ quy hoạch tổng thể, chỉ đạo và tổ chức lập các quy hoạch chi tiết tại các khu vực ƣu tiên đầu tƣ, tạo hành lang pháp lý để quản lý và đầu tƣ phát triển du lịch. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, tổ chức xúc tiến đầu tƣ, kêu gọi và thu hút đầu tƣ vào các địa bàn trọng điểm và các địa bàn khác để phát triển du lịch.

- Công tác quản lý quy hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý Nhà nƣớc về du lịch, vì vậy cần tập trung:

+ Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các đối tƣợng quản lý cũng nhƣ các chủ thể quản lý.

+ Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý du lịch (nhƣ quy chế quản lý quy hoạch, quy chế quản lý các khu du lịch, quy chế xây dựng các công trình du lịch...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch. Đảm bảo mục tiêu là quy hoạch đƣợc duyệt làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, hạ tầng du lịch, quản lý kinh doanh du lịch, thị trƣờng du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng sinh thái.

+ Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn để tham mƣu và thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch. Chủ động phối hợp liên ngành,

liên vùng trong thực hiện quy hoạch cũng nhƣ khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở quảng bình theo hướng bền vững (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)