CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình
4.3.6. Xã hội hóa du lịch và phát triển du lịch cộng đồng
- Kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế và công đồng dân cƣ địa phƣơng tham gia hoạt đông dịch vụ du lịch bằng nhiều hình thức nhƣ: Góp vốn cổ phần với doanh nghiệp nhà nƣớc, đầu tƣ BOT, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hợp tác giữa nhà nƣớc và tƣ nhân, công ty TNHH kinh doanh dịch vụ, du lịch, thực hiện du lịch Homestay, du lịch bản, làng....
- Thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, khôi phục, tôn tạo và phát huy các giá trị của thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
- Tập trung phát triển các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch là một trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến phát triển du lịch bền vững, Sự phối hợp các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, thiết lập và duy trì mối quan hệ với cộng đồng địa phƣơng là cần thiết. Do vậy cần đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, quan tâm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, văn hóa ứng xử và chất lƣợng phục vụ, tính chuyên nghiệp cao. Thực hiện kinh doanh đúng quy định của pháp luật, công khai minh bạch và cam kết không tăng giá, ép giá khách. Cùng với cộng đồng địa phƣơng và nhà nƣớc chia sẽ lợi ích, lợi nhuận thu đƣợc từ kinh doanh du lịch, phải góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.