Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở quảng bình theo hướng bền vững (Trang 106 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình

4.3.3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch bền vững. Vì vậy cần:

- Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

- Dành vốn ƣu tiên các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỷ năng giao tiếp, tính chuyên nghiệp cho lực lƣợng lao động du lịch. Bổ sung ngành nghề đào tạo về nghiệp vụ du lịch trong chƣơng trình, đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch với các trung tâm đào tạo lớn và có uy tín, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh du lịch lớn có uy tín, thƣơng hiệu trong và ngoài nƣớc.

- Có chính sách ƣu đãi, thu hút nhân tài về quản lý và kinh doanh dịch vụ, du lịch.

- Ƣu tiên nguồn vốn cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ có trình độ cao, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh dịch vụ, du lịch. Lập hệ thống cơ sở dữ liệu tin học về du lịch Quảng Bình nhằm cung cấp khai thác thông tin về tài nguyên du lịch, hoạt động dịch vụ, du lịch, hiện trạng môi trƣờng du lịch cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu, vừa quảng bá du lịch, vừa là công cụ quản lý có hiệu quả.

Tăng cƣờng áp dụng KHCN trong hoạt động du lịch, đặc biệt là tin học hóa kinh doanh dịch vụ, du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến đầu tƣ và quảng lý du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở quảng bình theo hướng bền vững (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)