Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở quảng bình theo hướng bền vững (Trang 35 - 41)

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững

1.2.5. Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững

1.2.5.1. Các nguồn lực phát triển du lịch

*) Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

Bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghỉ dƣỡng...

- Tài nguyên du lịch nhân văn

Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, nghệ thuật, các công trình đƣơng đại, các sự kiện... là những

cái do con ngƣời tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác...

*) Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

- Bất cứ hoạt động nào cũng đều không thể tách rời con ngƣời, con ngƣời là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của hoạt động. Hoạt động của ngành du lịch không thể là ngoại lệ, chính nhờ lực lƣợng lao động lành nghề du lịch mới phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, đem lại lợi ích kinh tế và hiệu quả xã hội. Ngành du lịch không chỉ yêu cầu về số lƣợng, mà còn yêu cầu cao về chất lƣợng đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nguồn nhân lực là một dạng tài nguyên to lớn và quan trọng để phát triển du lịch bền vững, thể hiện:

- Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch đòi hỏi phải coi trọng và tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực. Vì ngành du lịch là một ngành cung cấp sản phẩm phi vật chất, thông qua dịch vụ để cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Để cung cấp dịch vụ tốt cho du khách, không ai khác chính là ngƣời làm du lịch. Nếu không có nguồn nhân lực (trực tiếp và gián tiếp), các điểm, khu du lịch khó xây dựng đƣợc hình ảnh đẹp đối với du khách. Đối với khách du lịch, lao động ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phƣơng và trong nhiều trƣờng hợp, sự cảm tình của du khách đối với một địa điểm du lịch, một địa phƣơng chịu sự chi phối quyết định của đội ngũ lao động ngành du lịch.

- Đặc điểm thứ hai của sản phẩm du lịch là loại dịch vụ “mặt đối mặt”, vì vậy đặt ra yêu cầu cao đối với lực lƣợng lao động du lịch. Mặt khác, khách du lịch đến từ khắp nơi, nhu cầu phong phú, đa dạng, tập quán và sở thích khác nhau, dẫn đến cách thức phục vụ khác nhau, không nhƣ những công nghệ sản xuất có sẵn. Do vậy, yêu cầu nhân viên phải có trình độ, khả năng, thái độ và có sự thích ứng nhanh.

- Tốc độ phát triển của ngành du lịch ngày càng tăng do nhu cầu du lịch ngày càng cao, đòi hỏi chất lƣợng phục vụ ngày càng cao, vì vậy cần có đội ngũ nhân viên làm du lịch với số lƣợng và chất lƣợng phù hợp.

- Sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đòi hỏi đội ngũ nhân viên du lịch có trình độ ngày càng cao, nhất là hƣớng đến dịch vụ du lịch hiện đại. Mặt khác, trong xu thế hội nhập, tính cạnh tranh ngày càng cao và quyết liệt, vì vậy quyết định sự sống còn, khả năng cạnh tranh là trình độ của lực lƣợng lao động trong ngành du lịch.

- Vì vậy, chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ quản lý, nhân viên, ngƣời lao động là yếu tố quyết định đối với việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.

*) Vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch

Để phát triển cần phải có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để phát triển du lịch bền vững, vốn là một điều kiện không thể thiếu.

Vốn đƣợc dùng để đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỷ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho phát triển du lịch và nhu cầu du khách; dùng để đầu tƣ chỉnh trang các điểm, khu du lịch, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, du lịch tâm linh, mở ra các Tour, tuyến du lịch và đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Ngoài ra, vốn còn đƣợc dùng để tuyên truyền, quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ quản lý, nhân viên và ngƣời lao động phục vụ du lịch và phục vụ công tác quản lý du lịch, đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng du lịch.

Ngân sách Nhà nƣớc cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ phát triển du lịch, đặc biệt là tập trung đầu tƣ những lĩnh vực có quy mô lớn nhƣ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, của lĩnh vực đầu tƣ không sinh lời hoặc sinh lời ít hoặc không có khả năng sinh lời lớn, các lĩnh vực dịch vụ cung cấp và các lĩnh vực tƣ nhân không muốn đầu tƣ. Mặt khác, cần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn

đầu tƣ của phát triển du lịch, kêu gọi sự đầu tƣ của các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển du lịch nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách và tăng đƣợc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển du lịch bền vững.

*) Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng và xây dựng thể chế chính sách là hai biện pháp đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thuận tiện sẽ là môi trƣờng thuận lợi làm thỏa mãn các nhu cầu, sở thích đa dạng của du khách, làm hài lòng du khách, do đó sẽ tăng khả năng lƣu trú và chi tiêu của du khách làm tăng doanh thu, lợi nhuận của ngành du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Mặt khác, trên cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đƣợc đầu tƣ, phát triển sẽ góp phần kêu gọi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát triển kinh tế, trong đó có đầu tƣ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững.

Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cần phải có nguồn vốn lớn, ít khả năng sinh lời hoặc thu hồi vốn chậm, vì vậy, ngân sách Nhà nƣớc cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ cho lĩnh vực này.

1.2.5.2. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu, giải trí...do đó khách du lịch sẽ không lựa chọn những khu vực đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, trật tự an toàn xã hội không bảo đảm hoặc có dịch bệnh xảy ra...Vì vậy:

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ đƣợc tăng cƣờng, nhất là các khu, điểm, tuyến du lịch quan trọng và mùa du lịch, những ngày du lịch đông du khách.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch.

- Không có các tệ nạn xã hội và các hiện tƣợng côn đồ, lừa gạt, xin đểu, chèo kéo, ép giá, tăng giá...tạo môi trƣờng thân thiện, lành mạnh và sự yên tâm, niềm tin cho du khách.

- Xử lý kịp thời, có hiệu quả những tình huống phát sinh làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

- Thu hút sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cƣ dân địa phƣơng, những ngƣời quản lý và ngƣời kinh doanh du lịch, dịch vụ vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng du lịch.

1.2.5.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế có vai trò tiền đề cho phát triển du lịch bền vững. - Sự phát triển kinh tế trƣớc hết thể hiện ở tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định trong dài hạn. Đây là tiền đề quan trọng nhất để tăng nhu cầu du lịch trong dân cƣ và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng trong phát triển du lịch.

- Sự phát triển kinh tế thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP cũng nhƣ trong lực lƣợng lao động của nền kinh tế, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững bởi chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế ổn định, đảm bảo lực lƣợng lao động cho phát triển du lịch. Sự phát triển của các loại thị trƣờng: Thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng; thị trƣờng lao động; thị trƣờng khoa học – công nghệ; thị trƣờng tài chính; thì trƣờng bất động sản… là yếu tố bảo đảm cho ngành du lịch phát triển ổn định.

- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thị trƣờng du lịch quốc tế nói riêng cũng là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. Du lịch không thể phát triển bền vững nếu không hội nhập vào thị trƣờng du lịch quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế và đƣa khách du lịch ra nƣớc ngoài.

Đồng thời, xã hội phát triển giúp con ngƣời có ý thức rõ ràng hơn về ý nghĩa của việc đi du lịch cũng nhƣ ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, xây dựng và phát triển môi trƣờng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững.

1.2.5.4. Vai trò của nhà nước trong phát triển du lịch bền vững

Thể hiện ở những nội dung sau:

- Ban hành pháp luật về du lịch với quan điểm phát triển du lịch bền vững. - Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch hƣớng đến sự bền vững.

- Ban hành các chính sách phát triển du lịch. Cùng với Luật Du lịch, các chính sách phát triển du lịch là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần phải có các chính sách phát triển du lịch hợp lý, thể hiện đƣợc tầm nhìn chiến lƣợc, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh thu đƣợc lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ đƣợc tài nguyên môi trƣờng.

Các chính sách phát triển du lịch có tính độc lập tƣơng đối với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong nhiều trƣờng hợp chính sách phát triển du lịch nằm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác nhƣ: chính sách cơ cấu nền kinh tế (ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế), chính sách phát triển thị trƣờng, chính sách hội nhập quốc tế, chính sách thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc…

1.2.5.5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự tham gia ủng hộ của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Bản chất của vấn đề

này là ở chỗ phát huy vai trò của cộng đồng, địa phƣơng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, đảm bảo sự thụ hƣởng công bằng cho cộng đồng địa phƣơng đối với những thành quả của phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở quảng bình theo hướng bền vững (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)