2.4. Tình hình phát triển thị trƣờng của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn
2.4.3. Phân tích SWOT tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn
* Điểm mạnh:
- Là Công ty bảo hiểm nhân thọ có mặt đầu tiên tại thị trƣờng Lạng Sơn, có niềm tin cao, uy tín tốt với khách hàng.
- Là Công ty trực thuộc Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, con đẻ của Bộ Tài Chính, có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Thƣơng hiệu uy tín số 1 tại Việt Nam.
- Có đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam cũng nhƣ Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Có sự hỗ trợ tốt về kinh phí hoạt động, trình độ quản lý, chính sách sản phẩm cũng nhƣ trang bị hệ thống công nghệ cao.
- Có đƣợc mối quan hệ, sự kết hợp công tác tốt với chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các tổ chức hoạt động trên địa bàn.
- Có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng lực tốt, 100% có trình độ Đại học trở lên.
- Có doanh thu tăng liên tục qua các năm kể cả doanh thu khai thác mới (Tăng bình quân 12,48%/1năm trong 5 năm qua) và doanh thu định kỳ (Tăng bình quân 6,8%/1năm trong 5 năm qua). Có vị trí hàng đầu trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ.
- Có hệ thống sản phẩm phong phú, đa dạng nhất trên thị trƣờng, với trên 50 sản phẩm chính và 17 sản phẩm bổ trợ, đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu về bảo hiểm của nhân dân trên địa bàn.
- Sản phẩm của khách hàng đã đến kỳ đáo hạn, khách hàng đã thực sự cảm nhận đƣợc mục đích, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm cũng nhƣ cam kết của công ty với khách hàng đã đƣợc khẳng định.
- Công tác giải quyết quyền lợi thấu tình đạt lý đối với những trƣờng hợp khách hàng không may gặp phải rủi ro trong quá trình tham gia bảo hiểm.
- Có mạng lƣới đại lý liên tục phát triển, phủ khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có đội ngũ quản lý năng lực, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ.
* Điểm yếu:
- Công tác nghiên cứu thị trƣờng và các đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ nhu cầu, sở thích, tâm lý của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ chƣa thực sự chuyên sâu.
- Sự sắp xếp, phân công các mảng công việc tại các phòng ban còn một số điểm chƣa thực sự hợp lý, chƣa có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng công việc. Việc kiểm tra, kiểm soát công việc cũng nhƣ công tác đánh giá kết quả công việc còn một số điểm chƣa chặt chẽ, chƣa cụ thể. Công tác nghiên cứu, nâng cao trình độ cũng nhƣ các phƣơng án thay thế nhân sự trong tƣơng lai chƣa đƣợc đầu tƣ sâu.
- Trình độ của đội ngũ đại lý còn nhiều bất cập, chƣa năng động, tỷ lệ hoạt động của đại lý chƣa cao. Chƣa chú trọng đến các kênh phân phối khác ngoài kênh phân phối truyền thống (Thông qua hệ thống đại lý).
- Mức độ tuyển dụng mới còn hạn chế (Bình quân 88,8 ngƣời/1năm trong 5 năm qua), số đại lý nghỉ việc qua các năm còn khá nhiều (Bình quân 70,4 ngƣời/1năm trong 5 năm qua).
- Công nghệ mới đƣa vào sử dụng chƣa hoàn hảo, còn nhiều lỗi cần chỉnh sửa, trình độ nắm bắt và sử dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập, chƣa đồng đều.
- Sức tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Công ty, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng nhƣ những lợi ích, ý nghĩa khi tham gia bảo hiểm nhân thọ còn hạn chế.
- Số lƣợng hợp đồng giảm sút trong những năm gần đây do khách hàng hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn còn nhiều (Bình quân 511,4 hợp đồng/1năm trong 5 năm qua) cũng nhƣ do lƣợng khách hàng đáo hạn hợp đồng lớn (Bình quân 1.214,6 hợp đồng/1năm trong 5 năm qua), tỷ lệ tái tục (Ký lại hợp đồng mới sau đáo hạn) còn rất hạn chế (Bình quân 15,65%/1năm trong 5 năm qua).
* Cơ hội:
- Có khả năng phát triển, tăng thị phần cao tại địa bàn.
- Chế độ quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm ngày một hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, tạo đƣợc sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp.
- Kinh tế của ngƣời dân trên địa bàn ngày một khá giả hơn, trình độ dân trí ngày một cao hơn tạo điều kiện cho bảo hiểm nhân thọ phát triển ngày một tốt hơn.
- Khách hàng đã có những nhìn nhận, hiểu biết tốt hơn về Bảo hiểm nhân thọ.
* Thách thức:
- Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp, công nghiệp chƣa phát triển. Thƣơng mại - Dịch vụ - Du lịch phát triển chƣa tƣơng xứng. Chênh lệch về thu nhập của các khu vực dân cƣ còn cao do đặc điểm về vị trí địa lý của Lạng Sơn.
- Khách hàng ngày một trở nên thông thái hơn do có nguồn thông tin đa chiều, nhiều nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ hơn.
- Sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ Lạng Sơn có xu hƣớng ngày một nhiều hơn với sự cạnh tranh khốc liệt cả về thị phần, cả về phát triển hệ thống và chất xám nhân sự.
- Do áp lực về gia tăng thị phần nên trên thị trƣờng đã xuất hiện các yếu tố cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút khách hàng, thu hút nhân viên, đại lý của nhau giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với nhau.
- Một số ngƣời dân vẫn chƣa thật sự tin tƣởng vào các doanh nghiệp bảo hiểm, sợ doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.
- Tập quán lo xa của ngƣời Việt Nam và thói quen giữ tiền mặt trong nhà cũng ảnh hƣởng đến khả năng khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, quyết định tham gia bảo hiểm cũng bị ảnh hƣởng bởi tâm lý lo lắng về sự mất giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ và vàng.
- Một số bộ phận dân cƣ có tâm lý chủ quan xem nhẹ bảo hiểm, coi rủi ro xảy ra là số phận và chấp nhận nó, không có ý thức tự bảo vệ mình cũng nhƣ bảo vệ ngƣời thân.
- Lạm phát cũng là một thách thức không nhỏ đối với việc phát triển thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ.
- Do sự mở cửa của thị trƣờng tài chính, ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc đƣợc thành lập và đi vào hoạt động với các sản phẩm tiết kiệm, tài chính, chứng khoán hấp dẫn cạnh tranh gay gắt với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN CẠNH TRANH
KHỐC LIỆT HIỆN NAY
3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách quản lý nhà nƣớc
- Chủ động tìm hiểu, nắm bắt thật tốt các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ, Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tuân thủ, thực hiện tốt các chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Có ý kiến đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về công tác thực hiện cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức trong kinh doanh. Hạn chế tối đa vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm đạo đức trong kinh doanh thông qua các chế tài chặt chẽ, có tính hiệu lực cao.
Vì chỉ có nắm bắt thật tốt các chính sách và tuân thủ nó thì mới tạo đƣợc niềm tin, uy tín, vị thế trên thị trƣờng và mới có thể đƣa ra các đề xuất, kiến nghị về công tác thực hiện cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức trong kinh doanh.