1.2. Thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ
1.2.2.1. Những đặc trưng chung
Giống nhƣ các loại thị trƣờng khác, thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ cũng có những đặc trƣng chung, cụ thể nhƣ sau:
- Trên thị trường Bảohiểm nhân thọ cung và cầu luôn biến động:
Cung trên thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ chính là các sản phẩm bảo hiểm do các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trƣờng cung cấp để phục vụ khách hàng của mình. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trên thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trƣờng và sức cạnh tranh. Sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ ngày một nhiều và ngày càng đƣợc hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và mức sống của ngƣời dân ngày càng cao. Sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ luôn đƣợc cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trƣờng.
Cầu của thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ chính là nhu cầu về bảo hiểm của dân cƣ, của các tổ chức xã hội, của các đơn vị sản xuất và kinh doanh... ngày càng đƣợc tăng lên. Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ cũng đƣợc cải thiện... do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Những năm đầu của thế kỷ XX trên thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ mới chỉ có vài chục sản phẩm nhƣng đến nay con số này đã lên tới hàng trăm và đã đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống kinh tế - xã hội cũng nhƣ của mọi tầng lớp dân cƣ.
- Giá cả của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Trên thị trƣờng, giá cả của sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà ngƣời mua bảo hiểm phải trả cho ngƣời bán bảo hiểm để đƣợc chi trả khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí bảo hiểm đƣợc xác định dựa trên những cơ sở chủ yếu nhƣ: số tiền bảo hiểm, số năm
của một hợp đồng, tuổi của ngƣời đƣợc bảo hiểm, lãi suất kỹ thuật mà các doanh nghiệp BHNT dùng để tính phí.
Tuy nhiên, phí Bảo hiểm nhân thọ luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì mỗi thời gian có xác suất rủi ro, chi phí quản lý, chi phí khai thác, lãi suất đầu tƣ v.v…cũng khác nhau. Ngoài những yếu tố trên, phí bảo hiểm nhân thọ còn phụ thuộc vào quy luật cạnh tranh, cung cầu trên thị trƣờng.
- Cạnh tranh và hợp tác luôn diễn ra trên thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng:
Giống nhƣ các thị trƣờng khác, trên thị trƣờng bảo hiểm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt. Cạnh tranh trên nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật, bởi lẽ sản phẩm bảo hiểm là không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chƣớc cho nên các doanh nghiệp bảo hiểm thƣờng tập trung vào kinh doanh các sản phẩm đƣợc thị trƣờng chấp nhận bằng cách cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng, bằng cách giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng... Thực tế này đƣợc chứng minh rất rõ ở Việt Nam khi thị trƣờng bảo hiểm chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Trên thị trƣờng bảo hiểm, cùng với sự cạnh tranh là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Cạnh tranh càng mạnh thì hợp tác càng phát triển. Hợp tác thƣờng diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau... Hợp tác có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh, đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và thêm đồng minh trong cạnh tranh. Hợp tác còn là nhu cầu đối với những thị trƣờng bảo hiểm mới hình thành và phát triển trƣớc thị trƣờng thế giới đã ổn định và hợp tác cũng là xu hƣớng của hội nhập và toàn cầu hoá.
- Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ luôn thay đổi:
Thị phần Bảo hiểm nhân thọ là tỷ lệ phần trăm của mỗi doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ chiếm lĩnh trên thị trƣờng. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Nói đến thị phần là nói đến thị trƣờng cạnh tranh không còn mang tính độc quyền. Trên thị trƣờng các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội nhƣ nhau, doanh nghiệp nào giành đƣợc thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Trên thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ thị phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi do số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng thay đổi, do chiến lƣợc kinh doanh thay đổi, nhƣ chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá cả... để giữ vững thị phần và giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác hoặc mở rộng thị phần bằng việc tung ra thị trƣờng những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu của xã hội với chất lƣợng cao, giá thành hạ.
1.2.2.2. Những đặc trưng riêng có của thị trường bảo hiểm nhân thọ
Ngoài những đặc trƣng chung giống các thị trƣờng khác đã đề cập trên đây, thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ còn có những đặc trƣng riêng nhƣ sau:
- Thị trường Bảo hiểm nhân thọ chịu sự tác động trực tiếp của những điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân cư:
Điều kiện kinh tế - xã hội phải kể đến đó là: Tốc độ tăng trƣởng và ổn định của nền kinh tế; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ cấu dân số v.v… Một khi kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ dân trí sẽ ngày càng đƣợc nâng cao và mức thu nhập của ngƣời dân sẽ ngày càng đƣợc cải thiện và chỉ có nhƣ vậy mới phát sinh nhu cầu Bảo hiểm nhân thọ. Abraham Maslow - một nhà tâm lý học nổi tiếng đã đƣa ra mô hình sắp xếp thứ tự các nhu cầu của con ngƣời theo 5 bậc:
1. Nhu cầu sinh học 2. Nhu cầu an toàn
3. Nhu cầu giao tiếp xã hội 4. Nhu cầu đƣợc tôn trọng
5. Nhu cầu tự hoàn thiện bản thân.
Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, cơ bản nhất là nhu cầu sinh học hay còn gọi là nhu cầu vật chất tối thiểu (ăn, mặc, ở, đi lại...). Một khi nhu cầu này chƣa đƣợc đáp ứng thì các nhu cầu khác của con ngƣời chƣa đƣợc coi trọng. Chỉ khi con ngƣời đƣợc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu thì họ mới quan tâm đến các loại nhu cầu khác cao hơn. Do vậy, khi điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, thu nhập của ngƣời dân còn thấp và chƣa đủ để trang trải các nhu cầu sinh học thì dẫu họ có nhận thức đƣợc vai trò của Bảo hiểm nhân thọ họ cũng không thể quan tâm đến việc tham gia Bảo hiểm nhân thọ. Vì thế, điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống của ngƣời dân là nhân tố có tác động trực tiếp đến nhu cầu bảo hiểm và thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ. ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển, con ngƣời ý thức hơn trong vấn đề phải đối mặt với ốm đau, bệnh tật, với các loại rủi ro. Cho nên, nhu cầu bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng thƣờng rất cao, bởi họ muốn đƣợc đảm bảo an toàn trên nhiều phƣơng diện. Trái lại, ở các nƣớc kém phát triển ngoài lý do thu nhập chi phối ngƣời dân nhận thức không đầy đủ về rủi ro và hậu quả của rủi ro nên nhu cầu Bảo hiểm nhân thọ ở những nƣớc này rất thấp và thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ không thể phát triển.
- Thị trường BHNT thường được mở cửa và tự do hóa theo các cấp độ khác nhau:
Tùy theo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng mà các nƣớc trên thế giới có xu hƣớng mở cửa và tự do hóa thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ theo 2 cấp độ:
- Một là, mở cửa hạn chế thị trƣờng. Cấp độ này chủ yếu diễn ra ở những nƣớc đang phát triển nhằm bảo hộ cho thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ còn non trẻ trong nƣớc.
- Hai là, mở cửa triệt để thị trƣờng. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay, đứng trƣớc tình trạng yếu kém về năng lực quản lý, về nguồn vốn, đồng thời lại chịu sức ép của các nƣớc phát triển nên đã có hàng loạt nƣớc mở cửa triệt để thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ từ những năm 80 của thế kỷ XX. Thậm chí sau mở cửa, một số nƣớc còn phải giành cho các công ty Bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi về việc mở chi nhánh ở các vùng, các địa phƣơng, về tuyển dụng lao động, về hoạt động đầu tƣ quỹ nhàn rỗi. v.v...
Qua thực tế mở cửa và tự do hóa thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ dù ở cấp độ nào đều cho thấy, đây là một xu hƣớng tất yếu. Bởi vì, tự do hóa làm cho sức cạnh tranh trên thị trƣờng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ phải luôn có sự đổi mới về mọi phƣơng diện: sản phẩm, giá cả, chất lƣợng phục vụ v.v... Từ đó, đã tích cực góp phần kích cầu trên thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ.