.2 Số hộ nghèo vay vốn NHCSXH qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 63 - 89)

“Nguồn: Báo cáo Tổng kết 10 năm hoạt động của chi nhánh”

Thứ hai, ngày càng có nhiều hộ nghèo vay vốn NHCSXH thoát khỏi ngưỡng nghèo

Từ năm 2003 đến nay đã có 248,24 ngàn lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH; số hộ nghèo hiện đang còn vay vốn đến cuối năm 2013 là 56.331 hộ; bình quân một hộ nghèo vay vốn hiện là 17 triệu đồng/hộ. Đã có 60.000 hộ nghèo vay vốn của NHCSXH đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo do Chính phủ quy định. Có thể nói đây là một con số rất đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn NHCSXH thoát nghèo tăng đều qua các năm từ 11% năm 2003 lên 16% năm 2013. NHCSXH tỉnh đã đóng góp đáng kể vào thành tích xoá đói, giảm nghèo của tỉnh. NHCSXH đã phát huy vai trò là chiếc cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, ngƣời nghèo đã có cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, cải thiện đời sống, vƣơn lên thoát

nghèo. NHCSXH đã không ngừng đa dạng hoá lĩnh vực cho vay vốn, vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm từ 80-85% tổng dƣ nợ, cho vay đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản chiếm 5%-6%, cho vay phát triển ngành nghề tiểu thu công nghiệp chiếm 5%-7%, cho vay dịch vụ buôn bán nhỏ chiếm 5%-6%, điều này đã giúp hộ nghèo dần thích nghi với sản xuất hàng hoá. Nhiều hộ nghèo vay vốn đã thực sự tạo ra sức sản xuất mới trong nông nghiệp cả về năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng hàng hoá. Nhiều địa phƣơng, cùng với việc lồng ghép các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị - xã hội, hộ nghèo đã tham gia vào trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và gia cầm có giá trị kinh tế cao, nâng cao giá trị hàng nông sản. Nhiều ngành nghề truyền thống trƣớc đây bị mai một do thiếu vốn nay đƣợc khôi phục lại, nhiều nghề mới đƣợc mở thêm tạo việc làm cho nhiều con em hộ nghèo có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống và từng bƣớc thoát khỏi đói nghèo.

Qua 10 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh đã không ngừng mở rộng mạng lƣới, vƣơn tới những huyện nghèo, xã nghèo, phục vụ ngƣời nghèo không chỉ ở vùng nông thôn mà cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. NHCSXH đã hình thành hệ thống mạng lƣới hoạt động rộng khắp từ tỉnh đến huyện, với 13 phòng giao dịch cấp huyện, 268 điểm giao dịch cấp xã. Hoạt động của NHCSXH đang từng bƣớc đƣợc xã hội hoá, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nghiệp vụ uỷ thác cho vay vốn thông qua trên 4 ngàn Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản, với hàng ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Điều này đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong việc tiếp

cận hộ nghèo. Với việc định kỳ hàng tháng cán bộ ngân hàng đến điểm giao dịch tại xã để trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại và giúp hộ nghèo nhận thấy đƣợc vai trò của tín dụng chính sách, khích lệ hộ nghèo hơn trong việc sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn cho NHCSXH.

Thứ ba, khả năng người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi năm sau cao hơn năm trước

Tín dụng ƣu đãi là một kênh tín dụng hữu ích đối với ngƣời nghèo, tuy nhiên họ không dễ tiếp cận đƣợc vì đa số hộ nghèo thƣờng bị hạn chế về thông tin, đặc biệt là những hộ sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đó NHCSXH đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay ƣu đãi. Việc thực hiện phƣơng thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức mạng lƣới Tổ Tiết kiệm và vay vốn đến tận các bản, làng, thôn, ấp; tổ chức giao dịch lƣu động tại xã phƣờng đã đƣa nguồn vốn ƣu đãi đến tận tay ngƣời nghèo. Hàng ngàn ngƣời cùng tham gia thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội và trên 4 ngàn tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn bản đã và đang hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi và nợ tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của các chƣơng trình khi nhận bàn giao là 1,2%, đến nay còn 0,2% và ngƣời vay trả lãi đạt 97%. NHCSXH đã thực hiện đƣợc cơ chế quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc tiếp cận dễ dàng với Ngân hàng, vốn đến đúng địa chỉ ngƣời thụ hƣởng, ngăn chặn thất thoát vốn, tiết kiệm chi phí quản lý. Mô hình quản lý và phƣơng thức tín dụng mà NHCSXH đang thực hiện còn có tác dụng gắn kết chƣơng trình tín dụng với các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ.

Bên cạnh đó, NHCSXH cũng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để cho vay, về cơ chế cho vay đối với hộ nghèo. Vốn tín dụng ƣu đãi không những góp phần thực hiện tốt chính sách, chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo, từng bƣớc giúp hộ nghèo làm quen với kinh tế thị trƣờng mà đồng thời cũng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phƣơng theo hƣớng tích cực, phát huy tốt các thế mạnh của từng vùng, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của cả nƣớc. Đây chính là kết quả lớn nhất mà vốn ƣu đãi đã mang lại trong những năm qua. NHCSXH thực sự là công cụ của Đảng, Nhà nƣớc, thực sự là ngân hàng của dân để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế:

Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành tựu mà NHCSXH đã đạt đƣợc thì còn có một số hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, vốn cho vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh

Các hộ nghèo hầu nhƣ không có tích lũy nên muốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh họ lệ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn của NHCSXH ít nhiều còn bị hạn chế, bên cạnh đó đối tƣợng thụ hƣởng chính sách tín dụng ƣu đãi lại lớn, do đó nguồn vốn cho vay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, mức cho vay bình quân của ngƣời nghèo còn thấp, chƣa tạo đƣợc khả năng tài chính cho họ tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao hơn, cải thiện đƣợc cuộc sống nhanh hơn. Điều này đã làm giảm chất lƣợng của chính sách tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời nghèo.

Cụ thể, mức cho vay hộ nghèo bình quân năm 2003 là 3,6 triệu đồng/hộ, năm 2005 là 5,6 triệu đồng/hộ, năm 2007 là 7,7 triệu đồng/hộ, năm 2009 là 11,5 triệu đồng/hộ, năm 2011 là 13,2 triệu đồng/hộ, năm 2013 là 17 triệu đồng/hộ. Trong khi nhu cầu của hộ nghèo chủ yếu do NHCSXH đáp ứng thì việc cho vay với mức cho vay thấp sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

Thứ hai, nợ quá hạn chưa phản ánh đúng, có khả năng tiềm ẩn tỷ lệ nợ xấu cao.

Hộ nghèo là hộ có đời sống kinh tế ở mức trung bình, do đó việc tích lũy nguồn trả nợ gốc và lãi vay từ sản xuất kinh doanh phải mất nhiều thời gian hơn. Đặc biệt là có những hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế phải cần đến 2 – 3 lần vay vốn, mỗi lần vay với thời gian khoảng 3 năm. Do đó, thời gian vay vốn càng dài thì khả năng tiềm ẩn rủi ro lại càng lớn.

Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn hộ nghèo của NHCSXH

Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2003 2005 2007 2009 2011 2013 Nợ quá hạn hộ nghèo (Triệu đồng) 2 948 3 339 1 204 1 058 988 378 Tỷ lệ Nợ quá hạn /Dƣ nợ hộ nghèo (%) 1,22 1,10 0,26 0,16 0,11 0,04

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm NHCSXH

Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm đều qua các năm và đạt ở mức thấp, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH chƣa phản ánh đúng các khoản nợ quá hạn. Do cơ chế gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nên nhiều khoản nợ cho vay hộ nghèo của NHCSXH đƣợc gia hạn nợ với nhiều lý do:

+ Hộ nghèo lần đầu tiên tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, chƣa xác định đúng thời hạn trả nợ ngân hàng nên dẫn đến trƣờng hợp đến kỳ hạn trả nợ nhƣng kỳ sản xuất, kinh doanh chƣa kết thúc, chƣa bán đƣợc sản phẩm, chƣa có nguồn trả nợ phải xin gia hạn nợ.

+ Do đặc điểm của hộ nghèo là thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh… làm ăn hay bị thua lỗ dẫn đến không có tiền trả nợ khi đến hạn phải xin gia hạn nợ.

+ Thêm vào đó là một số hộ vay có tâm lý ỷ lại, có khả năng trả nợ nhƣng lại xin gia hạn nợ và đƣợc ngân hàng chấp thuận do không kiểm tra kỹ. Từ các nguyên nhân trên dẫn đến nhiều khoản nợ đã quá hạn nhƣng đƣợc gia hạn nợ và hạch toán nợ trong hạn. Mặt khác, một số trƣờng hợp chuyển nợ quá hạn không kịp thời nhƣ: một số khoản nợ đã quá hạn nhƣng vẫn theo dõi nợ trong hạn, khoản nợ đã hết thời hạn khoanh nhƣng chƣa chuyển nợ quá hạn, ... làm sai lệch tỷ lệ nợ quá hạn. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn thực tế có thể là cao hơn nhiều so với báo cáo dẫn đến khả năng tiềm ẩn tỷ lệ nợ xấu cao.

Thứ ba,công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay còn nhiều hạn chế

Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đòi hỏi phải thƣờng xuyên có sự quan tâm, kiểm tra. Tuy nhiên vai trò kiểm tra, giám sát cho vay đối với hộ nghèo của các cấp, các ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng còn hạn chế, cơ chế giám sát cho vay đối với hộ nghèo chƣa đƣợc cụ thể. Tính ràng buộc vật chất, liên đới pháp lý đối với Ban đại diện HĐQT của NHCSXH ở địa phƣơng và Ban xoá đói giảm nghèo xã, phƣờng, thị trấn chƣa cụ thể cho nên việc phối hợp trong thu hồi nợ vay gặp nhiều khó khăn.

Công tác cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội sẽ không thực sự phát huy hiệu quả nếu tổ chức hội nhận ủy thác không làm tốt vai trò của

mình. Do đó việc xây dựng một hành lang pháp lý nhằm bảo toàn vốn là điều cần thiết.

Năm 2013, toàn chi nhánh đã đối chiếu đƣợc 46.755/56.311 hộ nghèo vay vốn, chiếm tỷ lệ 83,01%. Trong đó, một số nơi định kỳ hàng quí, 6 tháng đã tổ chức họp giao ban với các đơn vị nhận uỷ thác cấp huyện, nhằm kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hợp đồng đã ký, trong đó có có nhiệm vụ kiểm tra sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của khách hàng vay vốn. Kết quả kiểm tra đã phát hiện một số trƣờng hợp khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay chƣa đúng mục đích, một số tổ trƣởng tổ tiết kiệm và vay vốn thu lãi của hộ vay nhƣng chƣa đem nộp ngân hàng kịp thời.

Thứ tư, năng lực, trình độ của một số cán bộ nhân viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc

Do khách hàng mục tiêu của NHCSXH là ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, mà đa số các hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách thì đều thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nên sự tƣ vấn cho khách hàng là rất cần thiết để vốn ƣu đãi đƣợc đầu tƣ đúng hƣớng. Tuy nhiên, năng lực trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng, đặc biệt là các cán bộ của các huyện nhìn chung còn có những hạn chế nhất định, nhất là về trình độ kinh tế tổng hợp, do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng thẩm định chính xác các dự án xin vay vốn và khả năng tƣ vấn cho khách hàng. Điều này tất yếu ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

Thứ năm, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.

Tuy đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng nhƣng NHCSXH vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm kinh phí để xây dựng các văn phòng làm việc cũng nhƣ mua sắm trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Điều này làm hạn chế khả năng mở ra các dịch vụ ngân hàng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là các hộ nghèo, nhất

là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đồng thời, cơ sở vật chất thiếu thốn cũng khiến cho NHCSXH gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cũng nhƣ rất khó kích thích tinh thần say mê làm việc và hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Trong năm 2013 NHCSXH đã triển khai hệ thống phần mềm Intellect-Core Banking, đây là hệ thống công nghệ hiện đại đòi hỏi phải đầu tƣ vốn, thiết bị để hoàn thiện công việc giao dịch hàng ngày.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

Thứ nhất, NHCSXH chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng và xếp hạng chất lƣợng tín dụng nội bộ.

NHCSXH hiện chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng và xếp hạng chất lƣợng tín dụng nội bộ, do đó chƣa có đủ thông tin để phân tích tình hình tín dụng nhằm đề ra những biện pháp thích hợp nâng cao chất lƣợng.

Việc đánh giá chất lƣợng tín dụng chủ yếu dựa vào chỉ tiêu định lƣợng là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ (%).

Thứ hai, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH có tính phụ thuộc cao. Trong tổng nguồn vốn hiện nay, nguồn vốn do ngân sách Nhà nƣớc cấp chỉ mới đạt hơn 30% (11.687 tỷ đồng), trong khi nguồn vốn huy động lãi suất thị trƣờng chiếm tỷ trọng từ 40% đến 50%, làm cho hàng năm ngân sách nhà nƣớc phải cấp bù nhiều hơn và hệ quả là NHCSXH càng mở rộng cho vay và tăng khối lƣợng cho vay thì chi phí huy động vốn trên thị trƣờng càng lớn và khi đã huy động khối lƣợng vốn lớn trên thị trƣờng, thời hạn ngắn sẽ không an toàn cho việc thực hiện kênh tín dụng ƣu đãi do vốn luân chuyển chậm và rủi ro cao. Bên cạnh đó, do nguồn vốn hoạt động bị hạn chế, lại phải phục vụ nhu cầu vay vốn cho đối tƣợng khách hàng lớn buộc NHCSXH phải tìm biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn ƣu đãi để phục vụ đƣợc nhiều đối tƣợng

khách hàng hơn. Điều này tất yếu ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

Thứ ba, phƣơng thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội còn bộc lộ một số hạn chế làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

Cán bộ tổ chức hội thƣờng có ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tổ chức thực hiện cho vay uỷ thác tại một số chi nhánh NHCSXH cấp huyện chƣa đƣợc quan tâm sâu sát, công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trƣơng, chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo còn hạn chế, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 63 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)