Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH
Dƣ nợ cho vay đối với hộ nghèo năm 2013 so với năm 2003 tăng 715.464 triệu đồng, điều này cho thấy tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH đã tăng nhanh chỉ trong vòng 10 năm, dƣ nợ cho vay đã tăng lên 4 lần. Từ năm 2003 đến nay đã có 248,28 ngàn lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn, số hộ nghèo hiện đang còn vay vốn tính đến cuối năm 2013 là 56.311 hộ; dƣ nợ bình quân một hộ nghèo vay vốn là 17 triệu đồng/hộ, cao hơn so với mức bình quân cả nƣớc khoảng 2 triệu đồng.
Hộ nghèo sử dụng vốn vay chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản chiếm 55%; trồng trọt 35%, còn lại 10% làm dịch vụ và buôn bán nhỏ. Vốn vay đƣợc lồng ghép vào các chƣơng trình dự án của địa phƣơng, mức cho vay đƣợc nâng lên không những giúp hộ nghèo có đủ vốn và chi phí cho trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh nhỏ mà còn giúp hình thành các vùng chuyên canh cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống. Trong 10 năm, vốn vay đã góp phần giúp hàng ngàn hộ nghèo vƣợt qua chuẩn nghèo do Chính phủ quy định. Nhìn chung các hộ nghèo vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ gốc lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Tỷ lệ thu lãi đạt 97% (trƣớc năm 2003, các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi chỉ đạt 90%); tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,1% tổng dƣ nợ.
Sở dĩ có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do quy mô hoạt động của NHCSXH ngày càng đƣợc mở rộng, nguồn vốn cho vay ƣu đãi đối với ngƣời nghèo ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc NHCSXH thực hiện phƣơng thức cho vay ủy thác đã đƣa NHCSXH ngày càng đến gần với ngƣời nghèo hơn, ngày càng có thêm nhiều ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ƣu đãi của Chính phủ hơn.
Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay ƣu đãi đối với ngƣời nghèo trên phạm vi 13 phòng giao dịch huyện, thị xã. Từ năm 2006,
NHCSXH đã mở rộng cho vay đối với các huyện vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức thu nhập giữa các vùng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là công tác cho vay đối với hộ nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đƣợc triển khai lần đầu năm 2008 tại huyện nghèo Tân Sơn đã tạo điều kiện cho 4.742 hộ đƣợc vay, với số vốn vay là 23.707 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay ƣu đãi không lãi suất đã tạo tiền đề ban đầu cho hộ nghèo vừa làm quen với hoạt động tín dụng hộ nghèo vừa không phải lo về gánh nặng trả lãi. Đến nay, để giúp hộ nghèo có ý thức vay trả trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tính toán làm ăn để có lãi, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 2621/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về việc cho vay đối với hộ nghèo thuộc huyện nghèo, với mức cho vay 10 triệu đồng, lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo thông thƣờng.
2.2.2. Phương thức cho vay đang được áp dụng
Hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho vay đối với hộ nghèo theo phƣơng thức cho vay ủy thác thông qua tổ chức chính trị - xã hội.
Bốn tổ chức chính trị - xã hội tham gia là: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức chính trị xã hội là tổ chức nhận uỷ thác trong quy trình cho vay với 06 công đoạn uỷ thác, gắn kết việc cho vay vốn với hƣớng dẫn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và củng cố hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội. 06 công đoạn ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội gồm:
- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ƣu đãi của Chính phủ đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tƣợng thuộc diện thụ hƣởng các chính sách tín dụng ƣu đãi có nhu cầu vay.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên vào tổ tiết kiệm và vay vốn, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ƣớc hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đƣa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.
Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình đƣợc vay vốn cho tổ tiết kiệm và vay vốn để tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến từng hộ gia đình đƣợc vay vốn. Cùng tổ tiết kiệm và vay vốn chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của ngƣời vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH.
- Phối hợp với ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc ngƣời vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trƣờng hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan nhƣ: sử dụng vốn vay sai mục đích… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
- Đôn đốc ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong các việc sau:
+ Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận.
+ Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các tổ tiết kiệm và vay vốn đƣợc NHCSXH ủy nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch xã của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thỏa thuận (đối với các tổ tiết kiệm và vay vốn không đƣợc NHCSXH ủy nhiệm thu)
+ Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng tổ để xếp loại tổ theo tiêu chí, những tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định
+ Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của ngƣời vay, kiểm tra hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn và của các tổ chức chính trị - xã hội cấp dƣới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phƣơng xử lý các trƣờng hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hƣớng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quản (nếu có)
- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại, vƣớng mắc, bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phƣơng hƣớng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới,… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức hội, cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ƣu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ… để giúp ngƣời vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Đến nay, ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội quản lý, xây dựng, kiện toàn và củng cố hoạt động của 4.321 Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở khắp thôn, bản trên toàn tỉnh.
Đến 31/12/2013 dƣ nợ uỷ thác qua 04 Tổ chức Hội ( Hội Nông Dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh niên) là 2.774 tỷ đồng, chiếm 98% tổng dƣ nợ của NHCSXH tỉnh, với 4.321 tổ TK&VV, 146.301 tổ viên còn dƣ nợ vay, nợ quá hạn 1.081 triệu đồng, tỷ lệ quá hạn 0.038%. Trong đó:
- Hội nông dân quản lý dƣ nợ: 902,3 tỷ đồng, quản lý 1.393 tổ tiết kiệm và vay vốn, số hộ còn nợ là 47.637 hộ. Nợ quá hạn 409 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,014%. Nợ quá hạn giảm 341 triệu đồng so với 31/12/2012.
- Hội phụ nữ quản lý dƣ nợ: 865,8 tỷ đồng, quản lý 1.308 tổ tiết kiệm và vay vốn, số hộ còn dƣ nợ là 44.637 hộ, nợ quá hạn 361 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,013%. Nợ quá hạn giảm 62 triệu đồng so với 31/12/2012.
- Hội Cựu chiến binh quản lý dƣ nợ: 605,8 tỷ đồng, quản lý 975 tổ tiết kiệm và vay vốn, số hộ còn nợ là 32.402 hộ, nợ quá hạn 149 triệu đồng, tỷ chiếm tỷ lệ 0,005%. Nợ quá hạn giảm 108 triệu đồng so với 31/12/2012.
- Đoàn thanh niên dƣ nợ: 400 tỷ đồng, quản lý 645 tổ tiết kiệm và vay vốn, số hộ còn dƣ nợ là 21.625 hộ, nợ quá hạn 162 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,005%. Nợ quá hạn giảm 65 triệu đồng so với 31/12/2012.
Để khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất và phạm vi hoạt động của mạng lƣới giao dịch, NHCSXH đã cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cấp xã, phƣờng tổ chức xây dựng mạng lƣới tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn bản, đây là mạng lƣới tiếp cận với ngƣời vay ở cơ sở, nhằm bình xét công khai để lựa chọn ngƣời đúng đối tƣợng, đủ điều kiện đƣợc vay vốn trình UBND xã, phƣờng xác nhận, phê duyệt; đồng thời giúp đỡ nhau sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Các tổ chức chính trị xã hội thông qua việc giám sát hoạt động của các tổ tiết kiêm và vay vốn sẽ hƣớng dẫn, giúp đỡ các hội viên, tổ chức các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm và củng cố hoạt động của tổ chức hội ở cơ sở.
Để tạo điều kiện cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách tiếp cận đƣợc với vốn tín dụng và tiết giảm các chi phí, NHCSXH tổ chức các điểm giao dịch lƣu động tại xã (đặt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng), để ngƣời vay, tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức nhận uỷ thác tại xã đến giao dịch nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi tại xã, phƣờng hàng tháng.
Tổ giao dịch lƣu động tại xã là một nhóm cán bộ NHCSXH từ 3 ngƣời trở lên thực hiện hoạt động giao dịch tại xã theo phân công của Giám đốc Phòng giao dịch. Chi nhánh cũng đã thành lập 27 tổ giao dịch lƣu động để
thực hiện công tác cho vay, thu nợ, thu lãi trực tiếp tới ngƣời vay tại 268 điểm giao dịch xã. Hoạt động của tổ giao dịch tại xã của NHCSXH đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH và có ý nghĩa, tác dụng to lớn, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, cụ thể:
- Giúp hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Chính phủ thuận lợi.
- Tiết giảm chi phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng vay vốn trong việc vay vốn và thụ hƣởng các dịch vụ ƣu đãi khác.
- Tăng cƣờng sự giám sát của Chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách của NHCSXH.
- Thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách của NHCSXH.
- Thực hiện công khai các nội dung về tín dụng chính sách theo quy định.
- Tăng cƣờng mối quan hệ giữa NHCSXH và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay, chính quyền địa phƣơng và hộ vay vốn.
2.2.3. Lãi suất cho vay
Vì đối tƣợng cho vay là hộ nghèo nên mức lãi suất mà NHCSXH áp dụng là lãi suất ƣu đãi theo quy định của Chính phủ. Hiện tại NHCSXH đang thực hiện cho vay đối với hộ nghèo với mức lãi suất là 0,6%/ tháng. Mức lãi suất ƣu đãi này đã tiếp tục khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống và từng bƣớc thoát nghèo.
Ƣu đãi về lãi suất chỉ là một phần trong chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH, điều quan trọng hơn là NHCSXH đã tạo điều kiện cho hộ nghèo đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay ƣu đãi một cách nhanh chóng, thuận lợi nhƣ ngƣời vay không phải thế chấp, thủ tục cho vay đơn giản đƣợc ngân hàng hƣớng dẫn và không thu phí các hồ sơ vay vốn, phục vụ tận
nơi cho đối tƣợng vay vốn, động viên đƣợc lực lƣợng xã hội cùng tham gia giúp đối tƣợng vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, có chế tài xử lý nợ vay khi ngƣời vay gặp khó khăn, rủi ro… để từ đó NHCSXH sát cánh với hộ nghèo từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình.
2.2.4. Công tác xử lý rủi ro
Khách hàng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, hầu hết họ đều thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó lại thƣờng xuyên bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành nên có thể nói cho vay đối với đối tƣợng hộ nghèo là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Qua 10 năm hoạt động, đến nay cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đã đƣợc hình thành và dần dần đi vào ổn định, tạo đƣợc khung pháp lý thống nhất cho các đơn vị thực hiện tín dụng ƣu đãi cũng nhƣ đối với khách hàng vay vốn. Để khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, giúp hộ nghèo vƣợt qua khó khăn sớm ổn định sản xuất và đời sống, ngày 04/04/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế xử lý nợ rủi ro của NHCSXH. Tiếp theo là Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 thánh 7 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, thông tƣ số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Chủ tịch HĐQT NHCSXH đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH. Theo đó hộ nghèo vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch họa, mất mùa, chết, mất tích… sẽ đƣợc xem xét xử lý nợ rủi ro tạo điều kiện cho hộ nghèo có thời gian khôi phục phát triển sản xuất dần ổn định cuộc sống, cụ thể:
- Hộ nghèo đƣợc miễn lãi tiền vay khi khách hàng có số tiền nợ lãi tại ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tƣơng đƣơng với số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn.
- Hộ nghèo đƣợc giảm lãi tiền vay khi khách hàng có số tiền nợ lãi tại ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tƣơng đƣơng với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn.
- Nếu hộ nghèo vay vốn bị rủi ro nghiêm trọng do các nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng thì sẽ đƣợc ngân hàng xem xét để gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ vay.
Với chủ trƣơng này của Chính phủ đã phần nào hỗ trợ, động viên ngƣời nghèo vƣợt qua khó khăn, khôi phục sản xuất và đời sống mỗi khi gặp thiên tai, dịch họa.
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Thành tựu đạt được
Qua 10 năm hoạt động, NHCSXH đã đạt đƣợc nhiều thành tựu khá