Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 62 - 66)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Thành tựu đạt được

Qua 10 năm hoạt động, NHCSXH đã đạt đƣợc nhiều thành tựu khá toàn diện, chất lƣợng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo ngày càng đƣợc nâng cao, cụ thể:

Thứ nhất,số lượt hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH ngày càng tăng

Chính sách tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời nghèo đã đƣợc NHCSXH truyền tải đến 100% số xã trong toàn tỉnh. Ngày càng nhiều hộ nghèo đƣợc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của Chính phủ, cụ thể: năm 2003 số hộ nghèo còn dƣ nợ là 73.307 hộ, chiếm tỷ lệ 80% số hộ nghèo của tỉnh, đến năm 2013 số hộ nghèo còn dƣ nợ là 56.311 hộ, chiếm tỷ lệ 91% số hộ nghèo toàn tỉnh. Mức cho vay bình quân 1 hộ đƣợc nâng cao, từ 4 triệu đồng/hộ (năm 2003) lên đến 22,1 triệu đồng/hộ (năm 2013). Đồng thời số hộ nghèo đƣợc vay vốn qua các năm cũng tăng (so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh).

Đơn vị : Nghìn hộ 28361 23753 30463 26678 19760 12975 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2003 2005 2007 2009 2011 2013

Biểu đồ 2.2 -Số hộ nghèo vay vốn NHCSXH qua các năm

“Nguồn: Báo cáo Tổng kết 10 năm hoạt động của chi nhánh”

Thứ hai, ngày càng có nhiều hộ nghèo vay vốn NHCSXH thoát khỏi ngưỡng nghèo

Từ năm 2003 đến nay đã có 248,24 ngàn lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH; số hộ nghèo hiện đang còn vay vốn đến cuối năm 2013 là 56.331 hộ; bình quân một hộ nghèo vay vốn hiện là 17 triệu đồng/hộ. Đã có 60.000 hộ nghèo vay vốn của NHCSXH đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo do Chính phủ quy định. Có thể nói đây là một con số rất đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn NHCSXH thoát nghèo tăng đều qua các năm từ 11% năm 2003 lên 16% năm 2013. NHCSXH tỉnh đã đóng góp đáng kể vào thành tích xoá đói, giảm nghèo của tỉnh. NHCSXH đã phát huy vai trò là chiếc cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, ngƣời nghèo đã có cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, cải thiện đời sống, vƣơn lên thoát

nghèo. NHCSXH đã không ngừng đa dạng hoá lĩnh vực cho vay vốn, vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm từ 80-85% tổng dƣ nợ, cho vay đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản chiếm 5%-6%, cho vay phát triển ngành nghề tiểu thu công nghiệp chiếm 5%-7%, cho vay dịch vụ buôn bán nhỏ chiếm 5%-6%, điều này đã giúp hộ nghèo dần thích nghi với sản xuất hàng hoá. Nhiều hộ nghèo vay vốn đã thực sự tạo ra sức sản xuất mới trong nông nghiệp cả về năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng hàng hoá. Nhiều địa phƣơng, cùng với việc lồng ghép các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ của chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị - xã hội, hộ nghèo đã tham gia vào trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và gia cầm có giá trị kinh tế cao, nâng cao giá trị hàng nông sản. Nhiều ngành nghề truyền thống trƣớc đây bị mai một do thiếu vốn nay đƣợc khôi phục lại, nhiều nghề mới đƣợc mở thêm tạo việc làm cho nhiều con em hộ nghèo có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống và từng bƣớc thoát khỏi đói nghèo.

Qua 10 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh đã không ngừng mở rộng mạng lƣới, vƣơn tới những huyện nghèo, xã nghèo, phục vụ ngƣời nghèo không chỉ ở vùng nông thôn mà cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. NHCSXH đã hình thành hệ thống mạng lƣới hoạt động rộng khắp từ tỉnh đến huyện, với 13 phòng giao dịch cấp huyện, 268 điểm giao dịch cấp xã. Hoạt động của NHCSXH đang từng bƣớc đƣợc xã hội hoá, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH còn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nghiệp vụ uỷ thác cho vay vốn thông qua trên 4 ngàn Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản, với hàng ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Điều này đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong việc tiếp

cận hộ nghèo. Với việc định kỳ hàng tháng cán bộ ngân hàng đến điểm giao dịch tại xã để trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại và giúp hộ nghèo nhận thấy đƣợc vai trò của tín dụng chính sách, khích lệ hộ nghèo hơn trong việc sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn cho NHCSXH.

Thứ ba, khả năng người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi năm sau cao hơn năm trước

Tín dụng ƣu đãi là một kênh tín dụng hữu ích đối với ngƣời nghèo, tuy nhiên họ không dễ tiếp cận đƣợc vì đa số hộ nghèo thƣờng bị hạn chế về thông tin, đặc biệt là những hộ sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đó NHCSXH đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay ƣu đãi. Việc thực hiện phƣơng thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức mạng lƣới Tổ Tiết kiệm và vay vốn đến tận các bản, làng, thôn, ấp; tổ chức giao dịch lƣu động tại xã phƣờng đã đƣa nguồn vốn ƣu đãi đến tận tay ngƣời nghèo. Hàng ngàn ngƣời cùng tham gia thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội và trên 4 ngàn tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn bản đã và đang hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi và nợ tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của các chƣơng trình khi nhận bàn giao là 1,2%, đến nay còn 0,2% và ngƣời vay trả lãi đạt 97%. NHCSXH đã thực hiện đƣợc cơ chế quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc tiếp cận dễ dàng với Ngân hàng, vốn đến đúng địa chỉ ngƣời thụ hƣởng, ngăn chặn thất thoát vốn, tiết kiệm chi phí quản lý. Mô hình quản lý và phƣơng thức tín dụng mà NHCSXH đang thực hiện còn có tác dụng gắn kết chƣơng trình tín dụng với các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ.

Bên cạnh đó, NHCSXH cũng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để cho vay, về cơ chế cho vay đối với hộ nghèo. Vốn tín dụng ƣu đãi không những góp phần thực hiện tốt chính sách, chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo, từng bƣớc giúp hộ nghèo làm quen với kinh tế thị trƣờng mà đồng thời cũng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phƣơng theo hƣớng tích cực, phát huy tốt các thế mạnh của từng vùng, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của cả nƣớc. Đây chính là kết quả lớn nhất mà vốn ƣu đãi đã mang lại trong những năm qua. NHCSXH thực sự là công cụ của Đảng, Nhà nƣớc, thực sự là ngân hàng của dân để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)