Bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 39 - 43)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng cho vay hộ nghèo của một số ch

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

tỉnh Phú Thọ.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại một số chi nhánh nhƣ trên, có thể nhận thấy một số tồn tại cùng nguyên nhân của nó và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo trong hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo cụ thể của NHCSXH tỉnh Phú Thọ:

1.3.2.1. Bài học nên tránh

- Một số nơi thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT. Công tác chỉ đạo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chƣa thƣờng xuyên, còn nhiều bất cập, việc lồng ghép các chƣơng trình kinh tế xã hội với

nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc. Bởi vì, việc chỉ đạo phải thực hiện các chƣơng trình, mục tiêu theo định hƣớng riêng của từng ngành, từng cấp nên điều kiện nâng cao hiệu quả các chƣơng trình đến nay còn nhiều tồn tại, gây lãng phí tài sản, vốn và hiệu quả đầu tƣ thấp.

- Thiếu sự chủ động trong huy động vốn: NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, xét về bản chầt là vốn tín dụng nhƣng đây là vốn tín dụng theo ƣu đãi nên nguồn vốn tăng trƣởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Do vậy tính chủ động trong hoạt động của NHCSXH còn hạn chế. Theo phƣơng thức tạo vốn trong thời gian qua, khối lƣợng vốn huy động phụ thuộc vào mức cấp bù chênh lệch lãi suất từ Ngân sách Nhà nƣớc hàng năm. Đây là vấn đề khó khăn, ảnh hƣởng nhất trong quản lý và điều hành vốn tín dụng của NHCSXH, rất khó có thể phát triển quy mô đầu tƣ nếu không cải thiện đƣợc cơ chế tạo lập nguồn vốn theo hƣớng ổn định nguồn vốn trung và dài hạn.

- Phân loại hộ nghèo mới chỉ căn cứ vào danh sách của ban XĐGN xã, huyện lập ra, mà không thực hiện kiểm tra, thẩm định lại. Nếu nhƣ theo đúng tiêu chuẩn phân định hộ nghèo thì tiêu chí hiện nay mới chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu đảm bảo duy trì cuộc sống hàng ngày, còn rất nhiều các nhu cầu khác chƣa đƣợc tính đến. Trong thực tế những hộ nghèo có thể vay vốn và có đủ điều kiện vay vốn lại rất lớn và thậm chí họ không nằm trong danh sách hộ nghèo theo phân định. Vì vậy, hiện nay NHCSXH chỉ căn cứ vào danh sách mà ban XĐGN của xã, huyện lập ra còn bị ràng buộc bởi nhiều vấn đề nhƣ chỉ tiêu thi đua xã, ấp văn hoá, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, nghị quyết Đại hội Đảng, khả năng ngân sách của từng địa phƣơng dành cho công tác XĐGN, vì ngƣời nghèo đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu

đãi... chứ không căn cứ vào tiêu thức hộ nghèo đã phân định và xác định một cách khách quan. Đây là một vấn đề cần đƣợc xem xét lại.

-Chƣa thật sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn: Với trình độ có hạn, nhiều khi những ngƣời vay vốn rồi nhƣng chƣa biết sử dụng vào mục đích gì để cho có hiệu quả. Bên cạnh đó ở một số nơi cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng chƣa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác cho vay xóa đói giảm nghèo nên khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn, việc phối hợp chỉ đạo còn bị hạn chế. Từ đó làm cho hiệu quả cho vay giảm xuống. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức tập huấn đào tạo cho đội ngũ tổ trƣởng tổ tiết kiệm & vay vốn, ban XĐGN cơ sở ban đầu chƣa làm tốt dẫn đến tình trạng hiểu vốn cho vay của NHCS nhƣ một khoản trợ cấp xã hội, nên nhiều hộ sử dụng sai mục đích dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thậm chí một số hộ vay vốn đến hạn trả nợ nhƣng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ, thiếu ý thức trả nợ gốc và lãi.

- Không nên “cào bằng” về mức cho vay: Việc việc bình xét cho vay tại một số địa bàn còn mang tính “cào bằng” do nể nang, do nguồn vốn cho vay không đủ, không biết nhƣờng nhau trong khi bình xét, cho nên có khi cả tổ cùng vay một mức, dẫn đến hiện tƣợng ngƣời không cần vẫn vay vốn với mức bằng các hộ khác và sử dụng vốn vào trong sinh hoạt hàng ngày, còn những hộ thiếu vốn lại không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, có những hộ lại sợ vay quá nhiều sẽ không trả đƣợc nợ… đều này ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán nợ gốc, lãi khi đến hạn…

1.3.2.2.- Một số bài học chi nhánh NHCSXH Phú Thọ có thể tham khảo

- Các đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng CSXH chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về chỉ thị, nghị quyết của Đảng về các chƣơng trình cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đối với các

Tổ tiết kiệm và vay vốn và quá trình sử dụng vốn của các hộ vay. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ngành ngân hàng. Qua đó, góp phần giải quyết khó khăn cho hộ nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới, xây dựng phát triển kinh tế; cũng nhƣ góp phần ổn định chính trị ở địa phƣơng.

- Ban đại diện NHCSXH cấp huyện tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình, chỉ đạo một cách chặt chẽ và đồng bộ. Duy trì và tăng trƣởng nguồn vốn. Đồng thời tham mƣu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đảm bảo nguồn Ngân sách huyện hỗ trợ hàng năm để chƣơng trình xóa đói giảm nghèo nói chung và các chính sách tín dụng nói riêng trên địa bàn huyện đƣợc đầy đủ, kịp thời. Góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững nguồn nhân lực của huyện. Phải thƣờng xuyên kiện toàn BĐD huyện và Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các xã, thị trấn.

- Cấp ủy, chính quyền và các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần tích cực, tuyên truyền các nội dung chƣơng trình tín dụng. Tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH trong công tác bình xét đối tƣợng; trong kiểm tra, giám sát. Đồng thời có biện pháp tháo gỡ, xử lý đối với các trƣờng hợp nợ quá hạn, nợ xấu…

- Ban XĐGN các xã, thị trấn khi triển khai các chƣơng trình tín dụng phải kiểm tra rà soát chính xác các đối tƣợng để tránh sai sót dù là rất nhỏ; bên cạnh đó phải công khai hoá, dân chủ hoá các chính sách tín dụng ƣu đãi trên địa bàn. Cần sớm phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tƣợng tiêu cực, những biểu hiện trái quy định... tạo niềm tin cho nhân dân.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)