Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 28 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Chất lƣợng hoạt động cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo và sự cần thiết

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng hoạt động cho vay

vay ưu đãi đối với hộ nghèo

1.2.4.1. Nhân tố khách quan:

Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt động có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng văn hoá-xã hội, môi trƣờng chính trị, pháp lý…đó là những nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng nhƣng tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng ƣu đãi của NHCSXH:

+ Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trƣờng, ảnh hƣởng của quá trình phát triển kinh tế không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cƣ.

Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, xét về bản chầt là vốn tín dụng nhƣng đây là vốn do ngân sách cấp chủ yếu nên nguồn vốn tăng trƣởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó vốn tín dụng ƣu đãi của ngân hàng chƣa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, việc cung cấp vật tƣ kỹ thuật cho sản xuất, tổ chức thị trƣờng, lồng ghép các chƣơng trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề tồn tại… dẫn đến hiệu quả đầu tƣ thấp, khả năng trả nợ của ngƣời vay kém... Bên cạnh đó phƣơng thức đầu tƣ chƣa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hƣởng tới hiệu quả đầu tƣ vốn…

+ Môi trường tự nhiên: Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi.... thƣờng xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ. Những năm mƣa thuận gió hoà, những vùng ít gặp bão lũ thiên tai, hạn hán, dịch bệnh…thì sẽ thuận lợi hơn cho việc thực hiện chƣơng trình tín dụng ƣu đãi một cách có hiệu quả.

+ Môi trường hạ tầng, công nghệ: ở các vùng sâu, vùng xa nhìn chung hệ thống đƣờng xá, cầu cống, hệ thống thuỷ lợi, thông tin liên lạc…còn kém phát triển. Thậm trí có những địa phƣơng chƣa có đƣờng giao thông đến xã, thôn, bản nên nhiều hộ nghèo chƣa có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ đƣợc, sức cạnh tranh kém, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ.

+ Môi trường văn hóa, xã hội: Đối với khu vực nông thôn, miền núi và địa bàn có mặt bằng dân trí chƣa cao thì nhìn chung các hộ gia đình còn thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tri thức khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… thậm trí nhiều vùng còn mang nặng tƣ duy bao cấp, lối sống tự túc, tự

cấp, chƣa có tƣ duy sản xuất hàng hoá và do đó còn xa lạ với các dịch vụ, các tiện ích ngân hàng.

+ Môi trường chính trị, pháp luật: Tại mỗi quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ƣu đãi đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp và sự điều hành, giám sát và quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc, của các Bộ, Ngành để phục vụ những mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Nếu chính sách tín dụng và các chính sách ƣu đãi đối với các hộ nghèo chƣa đồng bộ với các chính sách, giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, cung cấp vật tƣ kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trƣờng, lồng ghép các chƣơng trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn thì điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tƣ thấp.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan: Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng. So với nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hƣởng tới tất cả mọi hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ƣu đãi:

+ Năng lực quản trị điều hành: Hoạt động của NHCSXH nói chung và hoạt động tín dụng ƣu đãi nói riêng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị ở 3 cấp (Trung ƣơng, tỉnh, thành phố, quận, huyện và thị xã). Thực sự tín dụng ƣu đãi là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc quản lý thống nhất từ Trung ƣơng đến cơ sở, đƣợc phổ cập rộng rãi trong tầng lớp dân cƣ và các vùng, nhất là vùng khó khăn. Có thể khẳng định rằng chính sách tín dụng ƣu đãi có nhanh chóng đi vào cuộc sống dân nghèo, vùng khó khăn và đạt đƣợc hiệu quả ở mức độ nào là nhờ ở cơ chế quản lý mới của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp l, vai trò giám sát hoạt động của NHCSXH

ở cơ sở, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp.

+ Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: Theo cơ chế chính sách ƣu đãi thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhƣng việc bình xét cho vay từ tổ tiết kiệm và vay vốn và Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã xác nhận đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách đƣợc vay vốn, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Do đó, nếu ngân hàng có sự tuyên truyền, hƣớng dẫn cụ thể, sát sao trong công tác bình xét thì việc xác định đối tƣợng cho vay ƣu đãi mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, do đó hiệu quả tín dụng ƣu đãi mới đƣợc nâng cao.

+ Phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay: Một vấn đề ít đƣợc đề cập trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng đó là phƣơng thức cho vay. Cho đến nay, phƣơng thức cho vay đối với tín dụng chính sách của NHCSXH là cho vay chủ yếu thông qua hộ gia đình nên có những hạn chế nhất định khi thực tiễn đã có những chuyển biến mới với sự xuất hiện của mô hình kinh tế hợp tác. Vì vậy nếu kịp thời chuyển đổi phƣơng thức cho vay theo hộ gia đình sang cho vay hợp tác, liên doanh liên kết, áp dụng hình thức cho vay góp vốn để nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hóa ở những nơi, những đối tƣợng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ƣu đãi của NHCSXH. Ngoài ra, mức đầu tƣ và thời hạn vay cần linh hoạt và cần mở rộng giá trị cho vay cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác phù hợp với tình hình sản xuất, khả năng và năng lực sản xuất cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ƣu đãi. + Quy trình, nhân lực, hệ thống thông tin, mạng lưới giao dịch:

Hoạt động tín dụng ƣu đãi của NHCSXH phải bám sát chủ trƣơng, mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo địa phƣơng, việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ƣơng cần sát với thực tiễn cơ sở. Phƣơng thức cấp vốn tín dụng thông qua hoạt động ủy thác và các tổ tiết kiệm & vay vốn là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cƣờng trách nhiệm trong những ngƣời vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác tín dụng, tăng cƣờng sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể... Với các quy chế cho vay khá đơn giản, hộ vay không phải thế chấp tài sản nhƣng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị xét duyệt công khai từ cơ sở.

NHCSXH không ngừng thực hiện việc đổi mới các chính sách, cơ chế nghiệp vụ cho phù hợp thực tế phát triển của từng vùng, từng thời kỳ, từng đối tƣợng vay vốn, trên tất cả các nội dung nhƣ: Lãi suất cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay… Bởi vì nghiệp vụ cho vay ƣu đãi khác hẳn các nghiệp vụ cho vay thông thƣờng. Đối tƣợng phục vụ là ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách, mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia với sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành, cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp và các tổ chức đoàn thể nhƣ: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... Bên cạnh đó Ngân hàng Chính sách xã hội có lợi thế về mạng lƣới rộng khắp, đội ngũ cán bộ có nghề, tâm huyết; thực hiện xã hội hoá công tác cho vay vốn thông qua việc ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, thành lập các tổ tiết kiệm & vay vốn, kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của chính quyền, sự kiểm tra giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện dân chủ công khai trong công tác cho vay của ngân hàng,

là tổ chức duy nhất trong thời gian qua thực hiện đƣợc tốt việc phân phối vốn và cho vay đều khắp tới các vùng, các nhóm đối tƣợng; tập trung đầu tƣ cho vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, cho vùng đồng bào các dân tộc ít ngƣời...

+ Trình độ nhận thức và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng: Năng lực sản xuất kinh doanh và nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay ƣu đãi đối với ngƣời nghèo. Nếu ngƣời nghèo nhận thức sai về các khoản vay ƣu đãi, coi đây là một hình thức trợ cấp của Chính phủ thì sẽ dẫn đến tình trạng họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không mang lại hiệu quả. Và nếu năng lực sản xuất kinh doanh của ngƣời nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả, ngƣời nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, họ không những không thể thoát nghèo mà thậm chí còn nghèo thêm do tích tụ các khoản nợ ngân hàng. Về phía ngân hàng, khi ngƣời nghèo sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi đƣợc vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng và ngân sách nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)