Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại Phân viện Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh (Trang 49 - 60)

2.2. Thực trạng phát triển ĐNGV tại Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh

2.2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại Phân viện Bắc Ninh

Hiện nay Phân viện Bắc Ninh - Học viện ngân hàng đang đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức lớn. Quy mô đào tạo hệ trung cấp chính quy dần thu hẹp và dừng hẳn. Việc thu hút và tuyển sinh hệ đại học vừa làm vừa học và văn bằng hai trong năm học vừa qua là rất thấp. Chủ yếu việc thu hút đối tƣợng học viên ở các lớp học ngắn hạn và các lớp Quỹ tín dụng nhân dân ở các tỉnh khu vực phía Bắc, miền Trung. Trong khi số lƣợng giảng viên của nhà trƣờng không giảm. Nhƣ vậy vấn đề đặt ra đối với nhà trƣờng, làm sao để tạo lớp học, giờ giảng cho đội ngũ giảng viên

một cách thƣờng xuyên. Theo chủ trƣơng của Ban giám đốc Học viện Ngân hàng, trong thời gian tới, số giảng viên của Phân viện Bắc Ninh ngoài lịch giảng tại Phân viện, họ sẽ có kế hoạch sang Trụ sở Học viện giảng dạy. Do đó yêu cầu đặt ra đới với đội ngũ giảng viên là cần đảm bảo về trình độ chuyên môn để có thể tham gia giảng dạy đối với các hệ tại Trụ sở. Chính vì vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những yêu cầu cần thiết đang đặt ra cho nhà trƣờng.

2.2.2.1. Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên

Việc tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ cán bộ giảng viên các khoa, bộ môn dựa trên cơ sở về cơ cấu, số lƣợng, tiêu chuẩn, chất lƣợng và xu hƣớng phát triển. Hàng năm, rà soát đánh giá, bổ sung quy hoạch. Thực tế những năm trƣớc đây, nhà trƣờng mới chỉ chú trọng tới việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, chƣa quan tâm nhiều đến quy hoạch đội ngũ giảng viên ở các khoa, bộ môn theo cơ cấu, tiêu chuẩn và chuyên ngành đào tạo. Nhƣng trong 3 năm trở lại đây việc quy hoạch đội ngũ giảng viên theo yêu cầu giảng dạy tại các khoa, bộ môn đã nhận đƣợc sự quan tâm của Ban giám đốc. Trên cơ sở đó có để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho hợp lý với thực tiễn hơn. Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác quy hoạch ĐNGV đƣợc thể hiện qua bảng 2.11 sau đây.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên

Nội dung Mức độ

CBQL Giảng viên Tổng hợp

SL % SL % SL %

Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên

Hợp lý 20 80,0 37 69,8 57 73,1

Tƣơng đối hợp lý 4 16,0 6 11,3 10 12,8

Chƣa hợp lý 1 4,0 10 18,9 11 14,1

(Nguồn tác giả, 2013)

Thực tế khảo sát 25 cán bộ công nhân viên tại Phân viện thì 20/25 phiếu khảo sát đánh giá công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên của trƣờng là hợp lý, đúng đắn và mang tính chiến lƣợc. Kết quả khảo sát đối với giảng viên, thì 37/53 giảng viên cho rằng công tác quy hoạch phát triển giảng viên là hợp lý, số còn lại cho rằng tƣơng đối

hợp lý, theo họ cần rà soát và có sự phân bổ hợp lý nữa về chuyên ngành tốt nghiệp với môn học giảng dạy.

2.2.2.2. Công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Qua ý kiến nhận xét của cán bộ chủ chốt và phòng tổ chức, cán bộ nhà trƣờng đều xác định rằng công tác tuyển dụng và điều động cán bộ là việc làm thƣờng xuyên và rất quan trọng nhằm tăng cƣờng cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBGV, là điều kiện để duy trì có chất lƣợng và hiệu quả sự nghiệp đào tạo của nhà trƣờng. Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm nhà trƣờng căn cứ vào yêu cầu quy hoạch và định hƣớng phát triển ngành nghề chuyên môn để xây dựng chỉ tiêu biên chế và xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tƣợng tuyển dụng từ nhiều nguồn, có năng lực phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng, sinh viên tốt nghiệp từ các trƣờng đại học có thành tích học tập tốt, có chuyên môn phù hợp. Phân viện thƣờng ƣu tiên những đối tƣợng đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài, có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ và tin học sử dụng thành thạo. Quy trình tuyển dụng đƣợc tiến hành theo quy định chặt chẽ, có sự giám sát và phối hợp của Phòng Tổ chức cán bộ Học viện Ngân hàng. Các ứng viên dự tuyển trải qua các vòng: thẩm định hồ sơ, hồ sơ đạt yêu cầu sẽ đƣợc gọi đến phỏng vấn, tiếp theo các thi sinh sẽ tham gia thi viết 3 môn: Luật cán bộ viên chức, tin học và tiếng anh. Các thí sinh đã đạt điểm theo yêu cầu sẽ tiếp thục tham gia thi giảng và hỏi đáp trƣớc Hội đồng tuyển dụng ở các môn học đã đăng ký. Lựa chọn trúng tuyển hay không sẽ đƣợc căn cứ qua số điểm thi giảng của các ứng viên. Sau khi nhận đƣợc kết quả trúng tuyển, họ sẽ có 1 năm tập sự tại Trụ sở Học viện đối với đối tƣợng tuyển dụng có mã ngạch giảng viên. Trong 1 năm tập sự, các thí sinh sẽ có cơ hội đi nghe giảng, có ngƣời hƣớng dẫn về phƣơng pháp cũng nhƣ chuyên môn, đƣợc làm quen dần với môi trƣờng làm việc. Kết thúc 1 năm tập sự các thi sinh này sẽ lại tham gia giảng 1 lần nữa trƣớc Hội đồng. Nếu đạt yêu cầu sẽ đƣợc giảng chính thức ngƣợc lại nếu chƣa đạt yêu cầu họ sẽ phải tập sự lại hoặc kết quả tuyển dụng sẽ do Hội đồng quyết định. Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình tuyển dụng ĐNGV tại PVBN đƣợc thể hiện qua bảng 2.12 sau đây:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Nội dung Mức độ

CBQL Giảng viên Tổng hợp

SL % SL % SL %

Công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Hợp lý 22 88,0 35 66,0 57 73,1

Tƣơng đối hợp lý 3 12,0 11 20,8 14 18,0

Chƣa hợp lý 0 0,0 7 13,2 7 8,9

(Nguồn tác giả, 2013)

Kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên cho thấy 73,1% cán bộ, giảng viên cho rằng công tác này là hợp lý và đúng đắn, 18,0% trong tổng số thì cho là tuơng đối hợp lý và số còn lại là 8,9 % đánh giá là chƣa hơp lý. Số này cho rằng, công tác tuyển dụng hàng năm cũng đã bổ sung một số cán bộ GV theo yêu cầu của nhà trƣờng. Tuy nhiên, công tác này thƣờng kéo dài thời gian, do nhà trƣờng thiếu sự chủ động, và phụ thuộc vào cơ quan quản lý cấp trên. Đối với công tác điều động CBGV đƣợc tiến hành theo năm học, căn cứ vào kế hoạch phân công chuyên môn của các khoa, nhà trƣờng đã điều động GV trong nội bộ nhà trƣờng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Công tác này luôn đƣợc sự lãnh đạo của Đảng ủy và BGH theo đúng quy trình.

2.2.2.3. Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên

Hàng năm trên cơ sở các dự báo phòng Tổ chức cán bộ - phòng Đào tạo nhà trƣờng sẽ làm việc với các khoa về công tác giáo viên. Các khoa sẽ cân đối số lƣợng giảng viên tại đơn vị mình lập kế hoạch cụ thể. Nhà trƣờng đã cùng đơn vị sử dụng, bố trí hợp lý công tác cho giảng viên.

Năm học 2012-2013 vừa qua, nhà trƣờng đã tiến hành rà soát, bố trí và sắp xếp lại các vị trí lao động, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhân lực của Phân viện và đảm bảo đúng chủ trƣơng, kế hoạch sử dụng lao động của Học viện Ngân hàng. Theo chủ trƣơng này, những giáo viên không đủ điều kiện chuyển ngạch từ giảng trung cấp sang giảng dạy Cao đẳng, Đại học sẽ luân chuyển công tác xuống các đơn vị phòng ban. Những giảng viên đủ điều kiện chuyển ngạch sẽ có lộ trình chuyển đổi giảng dạy

theo các yêu cầu của Học viện. Tại Phân viện Bắc Ninh có 20 giảng viên giữ ngạch giảng dạy hệ trung cấp, tuy nhiên chỉ có 10 giảng viên có đủ điều kiện xét chuyển đổi giảng dạy đại học, cao đẳng. Nhƣ vậy số còn lại là 10 giảng viên, thì có 7 giảng viên đã đƣợc Giám đốc học viện phê duyệt luân chuyển công tác xuống các phòng ban. Và còn 3 giảng viên trong thời gian tới cũng có kế hoạch luân chuyển công tác.

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát công tác sử dụng đội ngũ giảng viên

Nội dung Mức độ CBQL Giảng viên Tổng hợp SL % SL % SL % Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên Hợp lý 17 68,0 35 66,0 52 66,7 Tƣơng đối hợp lý 4 16,0 15 28,3 19 24,4 Chƣa hợp lý 4 16,0 3 5,7 8 8,9 (Nguồn tác giả, 2013)

Qua khảo sát 25 cán bộ viên chức và 53 giảng viên của Phân viện Bắc Ninh thì có 52 ngƣời cho rằng: công tác sử dụng đội ngũ giảng viên của trƣờng khá hơp lý, đúng ngƣời đúng việc, đúng chuyên môn và phân công phù hợp theo cơ cấu của ngành học của từng khoa, bộ môn. Có 8 phiếu chƣa phù hợp, qua trao đổi trực tiếp thì số này muốn sử dụng tốt hơn phải gắn với việc đào tào và bồi dƣỡng thƣờng xuyên để ngƣời giảng viên luôn cập nhật kiến thức chuyên môn bổ sung cho việc giảng dạy.

2.2.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Trong những năm gần đây, nhìn chung công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức và nhân viên của trƣờng đã đƣợc quan tâm và đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện việc chuẩn hoá nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của toàn thể đội ngũ. Trong một vài năm gần đây số lƣợng cán bộ, giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh ngày một tăng làm biến đổi đáng kể trình độ chung của đội ngũ. Nhà trƣờng đã có sự phối kết hợp với các cơ quan quản lý cử cán bộ, giảng viên tham gia các lớp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhƣ lớp bồi dƣỡng kiến thức về: thiết kế nội dung giảng dạy(Do hiệp hội NHTW ASEAN phối họp với vụ tổ chức cán bộ Học viện Ngân hàng tổ chức); Đào tạo giảng viên Tiếng Anh cho các

trƣờng chuyên nghiệp, Quản lý công thông tin Học viện Ngân hàng, các lớp bồi dƣỡng nghiệp vự sƣ phạm, quản lý giáo dục, chính trị, các lớp tin học, các lớp ngắn hạn về soạn giáo án điện tử và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ vào công tác giảng dạy và quản lý chuyên môn. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ đã đƣợc đẩy mạnh và đã đạt kết quả nhất định, tỷ lệ giảng viên đƣợc nâng cao trình độ tăng theo từng năm học.

Nhà trƣờng thƣờng xuyên khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian cho đội ngũ giảng viên tham gia đi thực tế tại các cơ sở. Trong mấy năm trở lại đây, việc đi thực tế tại các cơ sở đƣợc coi là nhiệm vụ của mỗi giảng viên. Công tác này, không những giúp cho ngƣời dạy có đƣợc các kiến thức thực tế, bổ ích nhằm nâng cao chất lƣợng bài giảng, hơn nữa nó còn đánh giá ý thức tự học, tự bồi dƣỡng, tự nâng cao trình độ của giảng viên. Đồng thời giúp cho ngƣời học có nhiều cơ hội nắm bắt bài, hiểu bài hơn khi mà lý thuyết và thực tiễn không bị tách rời. Theo chủ trƣơng này, hàng năm các khoa, bộ môn thƣờng xuyên giao nhiệm vụ cho giảng viên tham gia đi thực tế. Trong năm học 2012- 2013 tại Phân viện Bắc Ninh, số lƣợng các đề tài, chuyên đề đƣợc nghiệm thu sau khi đi thực tế của giảng viên đã tăng lên đáng kể, Hầu nhƣ các khoa bộ môn đều có giáo viên tham gia nghiên cứu thực tế tại các Doanh nghiệp, Ngân hàng, tổ chức tín dụng…Đặc biệt có khoa 100% giảng viên tham gia thực tế và toàn bộ các đề tài, chuyên đề đều đƣợc nghiệm thu và đánh giá cao.

Mặt khác, cần phải cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, mạnh dạn áp dụng các phƣơng pháp mới vì phƣơng pháp dạy học có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản phẩm giáo dục của nhà trƣờng để có thể đảm bảo yêu cầu chuẩn đầu ra cũng nhƣ chất lƣợng môn học, mỗi giảng viên cần có ý thức tự hoàn thiện bản thân góp phần hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng GV cho nhà trƣờng, đáp ứng với yêu cầu mới.

Với việc đa dạng hoá đối tƣợng tuyển dụng và đổi mới hình thức đào tạo, bồi dƣỡng GV nhƣ trên mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng GV cho các khoa, tổ bộ môn.

Hơn nữa thực tế trong vài năm trở lại đây việc tuyển sinh ngƣời học ở một số loại hình đào tạo đã giảm đi rất nhiều nhƣ: đào tạo hệ trung cấp chính quy, đại học tại chức, văn bằng II...và để có thể phát huy thế mạnh về CSVC, trang thiết bị của nhà

trƣờng từng khoa, tổ bộ môn đƣợc phép đề xuất mở rộng ngành nghề đào tạo, nhất là đối với những chuyên ngành mà hiện nay các trƣờng chƣa có điều kiện để mở . Do đó, đòi hỏi tự mỗi giảng viên cần chủ động trong việc tự học tập, tự đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ.

Tuy nhiên, nhà trƣờng chƣa có kế hoạch và biện pháp thật cụ thể, chính sách chƣa rõ ràng, phần nhiều dựa vào sự tự nguyện, tự giác của CBGV nên hiệu quả chƣa cao, chƣa động viên đều khắp đội ngũ tham gia. Đa phần giảng viên Nhà trƣờng tự nghiên cứu bồi dƣỡng để đảm bảo chuyên môn giảng dạy. Trong thời gian qua mặc dù vừa đảm nhận khối lƣợng giảng dạy đƣợc giao, nhƣng đội ngũ giảng viên đã tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ theo yêu cầu quy định tự bồi dƣỡng, chƣơng trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó mỗi khoa, bộ môn, phòng chức năng và nhà trƣờng đã đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở động viên giảng viên tự học, tự nghiên cứu. Tự học, tự bồi dƣỡng là yếu tố giúp ngƣời giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn một cách tốt nhất; kể cả giảng viên có học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Nếu không xây dựng kế hoạch tự bồi dƣỡng cũng sẽ trở thành lạc hậu so với sự phát triển khoa học, của xã hội.

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát công tác đào tạo, bồi dƣỡng

Nội dung Mức độ

CBQL Giảng viên Tổng hợp

SL % SL % SL %

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng

Hợp lý 23 92,0 45 84,9 68 87,2

Tƣơng đối hợp lý 1 4,0 6 11,3 7 9,0

Chƣa hợp lý 1 4,0 2 3,8 3 3,8

(Nguồn tác giả, 2013)

Từ kết quả khảo sát 25 cán bộ quản lý, 53 giảng viên tại Phân viện có 3/78 chiếm khoảng 3,8% ý kiến cho rằng nhà trƣờng chƣa quan tâm đúng mức trong việc xét cử GV đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, có 68/78 chiếm 87,2 % ý kiến cho rằng nhà trƣờng đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi và có 7/78 chiếm 9,0% có ý kiến cho rằng vấn đề này là tƣơng đối hợp lý. Thông qua kết quả này cho thấy nhà trƣờng đã rất tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên tham gia các khóa

đạo tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là khuyên khích đối tƣợng đã có bằng thạc sĩ tham gia nghiên cứu sinh và tiếp tục nâng cao trình độ hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì có một số ý kiến cho rằng công tác này còn có phần cứng nhắc, thiếu thực tế. Thể hiện ở việc đó là, những đối tƣợng trong độ tuổi dƣới 30 tuổi đối với nữ và dƣới 35 tuổi đối với nam phải tham gia đào tạo sau đại học ở nƣớc ngoài thì nhà trƣờng mới đảm bảo các chế độ, chính sách đãi ngộ cho việc học tập, nghiên cứu. Mà thực tế tại Phân viện Bắc Ninh, tỷ lệ giảng viên nữ chiếm đa số 77,8% trong tổng số, nên việc tham gia đào tạo sau đại học ở nƣớc ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn do vƣớng mắc vấn đề gia đình, con nhỏ. Nên hầu nhƣ số lƣợng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)