Hoàn thiện về công tác tự kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí tài chính tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 95)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Ngân hàng Nhà nƣớc

4.2.4. Hoàn thiện về công tác tự kiểm tra, giám sát

NHNN cần chú trọng nâng cao chất lƣợng tự kiểm tra tại các đơn vị nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý tài chính có chiều sâu, mang tính tích cực và hiệu quả. Các đơn vị phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tự kiểm tra trong quản lý tài chính tại đơn vị. NHNN nên có văn bản phê bình nghiêm khắc đối với những đơn vị báo cáo chậm trễ tình hình thực hiện theo Công văn số 3830/NHNN- KTNB về việc hƣớng dẫn tự kiểm tra tài chính, kế toán trong hệ thống NHNN.

4.2.5. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi

Để quản lý tốt các khoản chi, bản thân mỗi đơn vị thuộc NHNN cần thực hiện tốt các thủ tục, quy trình kiểm soát nội bộ theo nhiều cấp. Quy trình kiểm soát phổ biến nên áp dụng là kiểm soát qua 3 cấp: Kiểm soát từ cấp phòng, bộ phận thực hiện, kiểm soát của bộ phận kế toán tài chính và cuối cùng mới là sự kiểm soát và phê duyệt của lãnh đạo đơn vị. Để thực hiện đƣợc quy trình này, bộ phận trực tiếp thực hiện chi phí nhất thiết phải tập hợp chứng từ và chuyển cho kế toán đơn vị kiểm soát trƣớc khi trình lãnh đạo phê duyệt. Sau khi đã qua 3 cấp kiểm soát đầy

đủ, kế toán mới đƣợc phản ánh nghiệp vụ đó vào chi phí.

Các khoản chi phí nhƣ khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, chi phí khác,...phải xác định rõ để phân bổ vào chi phí để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí, đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động của đơn vị.

4.2.6. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính

Hiện nay, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc tin học hoá công tác tài chính là một xu hƣớng tất yếu và đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các đơn vị. Tuy nhiên, để thực hiện tin học hoá công tác tài chính đƣợc thành công và thực sự hiệu quả, đơn vị cần tổ chức triển khai đồng thời các giải pháp sau:

Lựa chọn phần mềm: Cùng với việc trang bị đồng bộ máy móc thiết bị và thiết kế đƣờng mạng, việc lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của NHNN đóng vai trò quan trọng. Năm 2012, NHNN đã triển khai đƣa vào sử dụng phần mềm quản lý tài sản của NHNN, Vụ Tài chính - Kế toán có thể tra cứu thông tin trực tiếp về tài sản của các đơn vị rất nhanh chóng.

Xây dựng phần cứng: Để triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, trƣớc hết đơn vị cần trang bị các thiết bị chủ yếu nhƣ: máy vi tính, máy in, lƣu điện, modem, các thiết bị mạng và một số thiết bị ngoại vi của máy vi tính.

Tổ chức triển khai: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính cần đƣợc thực hiện đồng bộ ở trung ƣơng cũng nhƣ tại các đơn vị thuộc NHNN.

Đào tạo cán bộ: Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tài chính cần đi đôi với việc sắp xếp, tổ chức nhân sự trong bộ máy tài chính hợp lý, phù hợp đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong việc phân công chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận.

Có kế hoạch bố trí thời gian và đào tạo bồi dƣỡng trình độ tin học cho các cán bộ làm công tác quản lý tài chính, tạo điều kiện cho cán bộ thực hành thƣờng xuyên trên máy vi tính, ứng dụng toàn bộ công việc quản lý tài chính, tài sản trên

máy vi tính.

NHNN ngày càng nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin đối với việc kiểm soát cũng nhƣ nâng cao hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, để hệ thống công nghệ thông tin hoạt động trơn tru, các phần mềm này cần đƣợc nâng cấp thƣờng xuyên, lập trình cập nhật các yêu cầu chi tiết phục vụ công tác. Đội ngũ cán bộ tin học cũng nhƣ cán bộ chuyên môn đƣợc đào tạo bài bản và ý thức đƣợc sự cần thiết áp dụng công nghệ thông tin sẽ làm cho hiệu quả công việc ngày càng cải thiện rõ rệt.

4.2.7. Lộ trình và điều kiện thực hiện các giải pháp

 Lộ trình thực hiện các giải pháp

Những giải pháp đề xuất trên đây để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại NHNN Việt Nam có những thuận lợi cơ bản trong điều kiện hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phƣơng triển khai mạnh mẽ đổi mới cơ chế quản lý tài chính khu vực công.

Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi có rất nhiều công việc cần phải thực hiện. Chính vì vậy, cần thiết phải có lộ trình, bƣớc đi phù hợp và xác định những ƣu tiên cụ thể đối để tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp có hiệu quả, vừa bảo đảm “Năng lực thực tế và khả năng hấp thụ” của các cơ quan, đơn vị liên quan, vừa đảm bảo “an toàn”, không gây xáo trộn lớn tác động xấu tới toàn hệ thống ngân hàng. Cụ thể là:

- Trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2015, cần tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp hoàn thiện: công tác kế hoạch; công tác tự kiểm tra, giám sát; công tác quản lý các khoản chi.

- Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về: môi trƣờng pháp lý; chính sách nhân sự; hệ thống công nghệ thông tin.

 Điều kiện thực hiện các giải pháp

Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại NHNN cần triển khai đồng bộ theo kế hoạch, lộ trình trên đây để phát huy tác dụng tốt nhất. Trong đó:

- Cần có sự thống nhất quan điểm quản lý tài chính giữa NHNN và Bộ Tài chính. Trƣớc tiên, cần giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại về cơ chế giao

khoán chi phí quản lý của NHNN. Sau đó, đƣa ra các quy định cụ thể về quy trình quản lý tài chính trong NHNN đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.

- NHNN cần xây dựng quy hoạch quản lý tài chính trong đơn vị theo tiêu chí “chuẩn hóa”, theo hƣớng phân cấp để quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị.

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1. Đối với Bộ Tài chính

- Trên cơ sở những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 07/2013/QĐ-BTC về cơ chế tài chính của NHNN, đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với NHNN tìm biện pháp xử lý cụ thể khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nên các khoản thu không đủ bù đắp chi phí mà quyết định 07 chƣa nêu rõ.

- Về việc giao khoán kinh phí hàng năm, đề nghị Bộ Tài chính sớm có giải pháp để kinh phí khoán hàng năm chuyển cho NHNN trong quý I để NHNN có thể chủ động hơn trong công tác quản lý tài chính.

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

- Cần có các chính sách, chế độ quản lý tài chính chi tiết, ổn định thống nhất trong hệ thống. Đó là điều kiện để kế toán, với vai trò là công cụ quản lý tài chính, sẽ phát huy vai trò tích cực trong quản lý.

- Cần sớm hoàn thiện căn cứ, hệ thống định mức, phƣơng pháp thực hiện phân bổ NSNN đảm bảo công bằng, khoa học và sát thực tế. Việc phân bổ NSNN cần có sự quan tâm thoả đáng đến tình hình, đặc điểm và quy mô hoạt động của từng đơn vị. Đồng thời NHNN cũng cần tăng cƣờng việc hƣớng dẫn các đơn vị thuộc NHNN đổi mới công tác lập dự toán NSNN để nâng cao chất lƣợng của dự toán và từ đó nâng cao hiệu quả việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.

- Phân cấp mạnh hơn cho Thủ trƣởng đơn vị trong công tác đấu thầu và mua sắm tài sản.

- Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn, xây dựng định mức chi phí hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ quy mô phát triển của Ngành.

- Cần nghiên cứu, cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và thống nhất của các biểu mẫu chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính kế toán phù hợp với điều kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện nay.

Tóm lại, trong chương 4 luận văn đã làm rõ được các nội dung cơ bản đó là:

- Định hướng phát triển của NHNN trong thời gian tới;

- Trên cơ sở căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển, luận văn đã đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại NHNN trong thời gian tới;

- Luận văn cũng kiến nghị Bộ Tài chính, NHNN một số vấn đề để nâng cao

KẾT LUẬN

Với vị trí là một thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), việc hội nhập quốc tế đối với ngành ngân hàng Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhƣng những thách thức đối với ngành ngân hàng là không ít. Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động mạnh của thị trƣờng tài chính thế giới, nhất là vấn đề tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ… Là cơ quan đứng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, NHNN xây dựng hệ thống quản lý tài chính hữu hiệu, quy chế và quy trình nghiệp vụ bảo đảm an toàn tài sản của nhà nƣớc, hoạt động của NHNN đƣợc triển khai đúng định hƣớng.

Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam”, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại NHNN, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những tồn tại, hạn chế. Về cơ bản luận văn đã đạt đƣợc mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Thông qua phân tích đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại NHNN, luận văn đã làm rõ trong những năm qua tình hình tài chính của NHNN gặp nhiều khó khăn do thực thi các chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, NHNN đã rất cố gắng hoàn thành mục tiêu kinh tế - chính trị đặt ra và duy trì ổn định mức thu nhập cho cán bộ, công chức.

Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ở NHNN. Với những giải pháp, đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại NHNN, giúp NHNN đảm bảo nguồn tài chính hoạt động, đồng thời phát triển theo hƣớng bền vững.

Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu sâu, rộng và tổng hợp đề cập đến nhiều lĩnh vực và những vấn đề khá nhạy cảm, tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp tác giả bổ sung hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản, 2010. Quản lý tài chính các cơ quan

nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

2. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2012. Báo cáo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng. Hà Nội, ngày 20/12/2012.

3. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Báo cáo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng. Hà Nội, ngày 23/12/2012.

4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Báo cáo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng. Hà Nội, ngày 21/12/2012.

5. Nguyễn Tấn Lƣợng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học

công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ,

Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Thu Hà, 2006. Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tỉnh Bình

Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Hạnh, 2015. Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung

ương. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012. Hà Nội, tháng 2 năm 2013.

9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Báo cáo thường niên năm 2013. Hà Nội, tháng 2 năm 2014.

10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Báo cáo thường niên năm 2014. Hà Nội, tháng 2 năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí tài chính tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)