Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí tài chính tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 98 - 101)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Bộ Tài chính

- Trên cơ sở những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 07/2013/QĐ-BTC về cơ chế tài chính của NHNN, đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với NHNN tìm biện pháp xử lý cụ thể khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nên các khoản thu không đủ bù đắp chi phí mà quyết định 07 chƣa nêu rõ.

- Về việc giao khoán kinh phí hàng năm, đề nghị Bộ Tài chính sớm có giải pháp để kinh phí khoán hàng năm chuyển cho NHNN trong quý I để NHNN có thể chủ động hơn trong công tác quản lý tài chính.

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

- Cần có các chính sách, chế độ quản lý tài chính chi tiết, ổn định thống nhất trong hệ thống. Đó là điều kiện để kế toán, với vai trò là công cụ quản lý tài chính, sẽ phát huy vai trò tích cực trong quản lý.

- Cần sớm hoàn thiện căn cứ, hệ thống định mức, phƣơng pháp thực hiện phân bổ NSNN đảm bảo công bằng, khoa học và sát thực tế. Việc phân bổ NSNN cần có sự quan tâm thoả đáng đến tình hình, đặc điểm và quy mô hoạt động của từng đơn vị. Đồng thời NHNN cũng cần tăng cƣờng việc hƣớng dẫn các đơn vị thuộc NHNN đổi mới công tác lập dự toán NSNN để nâng cao chất lƣợng của dự toán và từ đó nâng cao hiệu quả việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.

- Phân cấp mạnh hơn cho Thủ trƣởng đơn vị trong công tác đấu thầu và mua sắm tài sản.

- Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn, xây dựng định mức chi phí hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ quy mô phát triển của Ngành.

- Cần nghiên cứu, cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và thống nhất của các biểu mẫu chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính kế toán phù hợp với điều kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện nay.

Tóm lại, trong chương 4 luận văn đã làm rõ được các nội dung cơ bản đó là:

- Định hướng phát triển của NHNN trong thời gian tới;

- Trên cơ sở căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển, luận văn đã đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại NHNN trong thời gian tới;

- Luận văn cũng kiến nghị Bộ Tài chính, NHNN một số vấn đề để nâng cao

KẾT LUẬN

Với vị trí là một thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), việc hội nhập quốc tế đối với ngành ngân hàng Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhƣng những thách thức đối với ngành ngân hàng là không ít. Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động mạnh của thị trƣờng tài chính thế giới, nhất là vấn đề tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ… Là cơ quan đứng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, NHNN xây dựng hệ thống quản lý tài chính hữu hiệu, quy chế và quy trình nghiệp vụ bảo đảm an toàn tài sản của nhà nƣớc, hoạt động của NHNN đƣợc triển khai đúng định hƣớng.

Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam”, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại NHNN, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những tồn tại, hạn chế. Về cơ bản luận văn đã đạt đƣợc mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Thông qua phân tích đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại NHNN, luận văn đã làm rõ trong những năm qua tình hình tài chính của NHNN gặp nhiều khó khăn do thực thi các chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, NHNN đã rất cố gắng hoàn thành mục tiêu kinh tế - chính trị đặt ra và duy trì ổn định mức thu nhập cho cán bộ, công chức.

Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ở NHNN. Với những giải pháp, đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại NHNN, giúp NHNN đảm bảo nguồn tài chính hoạt động, đồng thời phát triển theo hƣớng bền vững.

Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu sâu, rộng và tổng hợp đề cập đến nhiều lĩnh vực và những vấn đề khá nhạy cảm, tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp tác giả bổ sung hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản, 2010. Quản lý tài chính các cơ quan

nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

2. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2012. Báo cáo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng. Hà Nội, ngày 20/12/2012.

3. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Báo cáo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng. Hà Nội, ngày 23/12/2012.

4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Báo cáo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng. Hà Nội, ngày 21/12/2012.

5. Nguyễn Tấn Lƣợng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học

công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ,

Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Thu Hà, 2006. Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tỉnh Bình

Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Hạnh, 2015. Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung

ương. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012. Hà Nội, tháng 2 năm 2013.

9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Báo cáo thường niên năm 2013. Hà Nội, tháng 2 năm 2014.

10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Báo cáo thường niên năm 2014. Hà Nội, tháng 2 năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí tài chính tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)