Khả năng về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty siêu thị hà nội trên thị trường bán lẻ hà nội (Trang 71 - 73)

2.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng năng lực cạnh

2.4.2. Khả năng về tài chính

Tiềm lực tài chính là nội dung quan trong để một doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh với các mục tiêu thị trường hay không. Khả năng tài chính là yếu tố quyết định tính quy mô và khả năng đầu tư của doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng thể hiện sức cạnh tranh mang tính nội tại.

Công ty Siêu thị Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, có chính sách phân phối theo loại hình hiện đại như Siêu thị, cửa hàng tiện ích… (loại hình này đòi hỏi với số vốn khá lớn, không phải bất cứ nhà kinh doanh nào cũng có thể tổ chức được) nên khả năng tài chính của Công ty đã được tăng số lượng qua từng năm, được thể hiện qua bảng tổng nguồn vốn qua các năm sau đây:

Bảng 2.2: Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm

Đơn vị: 1000 VNĐ

Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản A. Tài sản lưu động 149.996 358.740 67.768 301.883 390.883 B. Tài sản cố định 2.665.812 3.273.875 4.003.126 4.800.117 6.929.218 Tổng tài sản 2.815.808 3.632.615 4.100.894 5.102.080 7.320.101 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 810.260 387.582 964.834 110.112 192.123 B. Vốn chủ sở hữu 2.003.748 3.245.033 3.136.060 4.991.968 7.127.978 Tổng nguồn vốn 2.815.808 3.632.615 4.100.894 5.102.080 7.320.101

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007) Qua bảng tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn vốn công ty Siêu thị Hà Nội đã có những bước phát triển không ngừng, cụ thể năm 2003 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty chỉ có 2,815 tỷ đồng trong đó tài sản cố định 2,665 tỷ đồng và nguồn vốn chủ sở hữu là 2,003 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 ta thấy tổng số tài sản đã tăng lên với số lượng lớn và đạt mức 7,32 tỷ đồng trong đó tài sản cố định chiếm tới 6,929 tỷ đồng và nguồn vốn chủ sở hưu là 7,127 tỷ đồng. Qua bảng ta có thể thấy rõ khả năng huy động tài chính của công ty là rất lớn, năm 2006 và 2007 là 2 năm triển khai mạng lưới bán lẻ hiện đại với chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart nên công ty đã đồng loạt đầu tư mặt bằng với tổng giá trị của tài sản lên tới 6,929 tỷ đồng chiếm tới 94,6% tổng tài sản hiện có. Như vậy mặt bằng kinh doanh công ty chiếm dụng số lượng tài sản khá lớn, tài sản lưu động chỉ chiếm khoảng 5,4% là con số nhỏ đối với một doanh nghiệp thương mại. Công ty cần phải tăng ngay tài sản lưu động nhằm đảm bảo các hoạt động công ty, tạo ra sự an toàn về kết cấu mặt tài chính.

Về cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty chiếm đến 97,36% tổng nguồn vốn, trong đó nợ phải trả chỉ chiếm 2,64%. Như vậy, nguồn tài chính của công ty chiếm đa số là vốn chủ sở hữu nên đảm bảo rất cao tính an toàn về rủi ro tài chính, tuy vậy việc chiếm dụng vốn đối với công ty là cần thiết, với cơ cấu như vậy thì công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả thực sự trong việc sử dụng vốn.

Tuy nhiên Công ty Siêu thị Hà Nội lại có một sự hậu thuẫn rất lớn cả về mặt tài chính cũng như các hỗ trợ khác từ phía Tổng công ty Thương Mại Hà Nội, có tổng số vốn lên đến 601,534 tỷ đồng (2007) và doanh thu bán hàng và dịch vụ đạt ở mức 1.539,975 tỷ đồng (2007) cùng với các công ty thành viên, đây là một thuận lợi vô cùng lớn về tiềm lực tài chính mà công ty siêu thị có được, chính sách phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại của công ty Siêu thị Hà Nội cũng chính là chính sách kinh doanh mang tầm tính chiến lược của Tổng công ty Thương mại hiện nay và trong tương lai.

Nếu trên thị trường bán lẻ, thông qua con số của Công ty Siêu thị Hà Nội thì khả năng tài chính của công ty còn nhiều hạn chế, chưa có cơ cấu sử dụng vốn hợp lý, nếu để so sánh tiềm lực với các nhà bán lẻ nước ngoài thì số vốn trên của công ty là quá nhỏ, khả năng sử dụng nguồn lực t ài chính còn nhiều bất cập, khả năng chiếm dụng vốn chưa cao chứng tỏ uy tín của Công ty còn thấp đối với các nhà cung ứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức hệ thống nguồn cung ứng đầu vào. Hiện nay, nguồn cung ứng chiến lược của Công ty vẫn còn yếu, chưa có sự hợp tác mạnh của nhà sản xuất, gây nhiều khó khăn cho quá trình kinh doanh, mất đi tính cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty siêu thị hà nội trên thị trường bán lẻ hà nội (Trang 71 - 73)