3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu
3.4.9. Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống Marketing Mix trong công tác
Công ty cần triển khai ứng dụng đồng bộ hệ thống marketing mix trong công tác bán hàng trong toàn bộ hệ thống Hapro Mart.
Marketing - mix là tập hợp những công cụ marketing được sắp xếp với nhau theo một kế hoạch chung, thống nhất mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và xử lý được, được các doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu. Hệ thống Marketing - mix gồm bốn công cụ chính yếu, cơ bản (được gọi là 4 P) là sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến hỗn hợp (Promotion).
Nội dung của chính sách marketing mix yêu cầu Công ty Siêu thị Hà Nội cần phải đưa ra chính sách sản phẩm một cách phù hợp với yêu cầu thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm đối với khách hàng như: chủng loại sản phẩm, chất lượng cũng như xuất xứ, thương hiệu sản phẩm…đồng thời đi song song là chính sách giá cho từng loại sản phẩm một cách phù hợp tuỳ theo thời điểm, địa điểm cũng như mục đích kinh doanh. Giá cả hàng hoá có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do đó chính sách giá phù hợp sẽ là công cụ khá hữu ích để có khả năng tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cần xây dựng chính sách phân phối đa dạng không chỉ bán lẻ trực tiếp qua hệ thống Hapro Mart mà cần xây dựng hệ thống bán buôn, bán đại lý, ký gửi… với chính sách sản phẩm và giá cả phù hợp cho từng loại hình.
Trong hệ thống Marketing mix hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Công ty cần được đẩy mạnh, nghiên cứu và triển khai đồng bộ, quy mô và chuyên nghiệp thông qua 5 công cụ chủ yếu là: quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán và marketing trực tiếp nhằm hỗ trợ bán hàng.
- Quảng cáo (Advertising):Công ty cần phải tổ chức các hoạt động khuếch trương hình ảnh hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên thị trường mục tiêu đặc biệt là thị trường Hà Nội, quảng cáo diện rộng các sản phẩm hệ thống Hapro Mart cung cấp cũng như các dịch vụ tiện ích mà hệ thống đem lại. Cần đa dạng hoá loại hình quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, thúc đẩy bán hàng, nâng cao thương hiệu, hình ảnh cho người tiêu dùng.
- Quan hệ công chúng (Public Relations - PR): Công ty cần tổ chức các hoạt động PR như các chương trình giao lưu gặp gỡ khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe các ý kiến góp ý. Có các chương trình cụ thể đưa hình ảnh cũng như sản phẩm đến với khách hàng, tạo sự quen thuộc hình ảnh cũng như sự tin cậy của người tiêu dùng đối với Công ty và hệ thống bán lẻ Hapro Mart.
- Bán hàng cá nhân (Personal Selling): Nâng cao khả năng tư vấn bán hàng của từng nhân viên cũng như từng cửa hàng, siêu thị trong hệ thống bằng việc đào tạo, áp dụng tính chuyên nghiệp bán hàng cho đội ngũ nhân sự.
- Xúc tiến bán (Sales Promotion): Tổ chức các đợt khuyến mại nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm hay khi đưa ra sản phẩm dịch vụ mới nhằm hỗ trợ công tác bán hàng, quảng bá sản phẩm dịch vụ cũng như tăng quy mô thị phần. Ng
- Marketing trực tiếp (Direct Marketing): Sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp Công ty ứng dụng không sử dụng đơn lẻ một công cụ nào mà có sự phối kết hợp giữa chúng nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Trong mỗi công cụ trên lại bao gồm những phương tiện chuyên biệt để thực hiện hoạt động truyền thông marketing thích hợp trong những điều kiện thị trường cụ thể.
Nghiên cứu và áp dụng marketing mix trong bán hàng là vô cùng cần thiết đối với Công ty Siêu thị Hà Nội hiện nay, là công cụ hữu hiệu, khoa học và gắn liền với thị trường, nhằm tăng khả năng nắm bắt được xu hướng cũng như yêu cầu của thị trường, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá của hệ thống Hapro Mart, tăng khả năng cạnh tranh cũng như thương hiệu bán lẻ trên thị trường.
3.4.10. Phát triển mạnh thƣơng hiệu Hapro Mart, đầu tƣ ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cƣờng khả năng tài chính
Công ty cần phải phát triển thương hiệu trên diện rộng, đầu tư quảng bá một cách hiệu quả tuỳ theo thời điểm, đánh mạnh vào các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn, quảng bá cả hình ảnh dịch vụ cũng như sản phẩm hệ thống cung cấp. Kinh phí đầu tư cho quảng bá thương hiệu Công ty cần được quan tâm đầu tư hơn nữa. Phát triển thương hiệu Hapro Mart của Công ty phải đi đôi với phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hệ thống mới tạo được thương hiệu bền vững, sự tin cậy thương hiệu của khách hàng.
Đồng thời, để đảm bảo khả năng đầu tư, mở rộng kinh doanh Công ty cần tăn cường huy động nguồn tài chính mạnh để đảm bảo an toàn trong kinh doanh như: tiến hành cổ phần hoá công ty, huy động vốn qua ngân hàng, qua thị trường chứng khoán…Đẩy mạnh việc huy động vốn qua hệ thống nhân viên trong Công ty vừa tạo nguồn vốn, vừa tạo sự gắn bó, trách nhiệm làm việc của nhân viên đối với Công ty.
Công ty cần liên tục cập nhật đưa khoa học công nghệ phục vụ bán hàng, tăng năng xuất lao động, giảm thiểu chi phí, mang lại những tiện ích cho người tiêu dùng. Hiện nay việc sử dụng hệ thống thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng giảm, thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng do các ngân hàng cung cấp đang phát triển mạnh tạo ra sự an toàn về thanh toán, nhanh gọn
thuận lợi cho cả người mua và người bán, các siêu thị như Big C hay Metro đã triển khai khá sớm với việc kết nối với ngân hàng. Công ty cần gấp rút triển khai hệ thống thanh toán bằng thẻ, liên kết với các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, tạo ra tiện ích cũng như tính hiện đại, văn minh của Hapro Mart trên thị trường bán lẻ.
Tóm lại, Công ty cần phải có quy trình thực hiện một cách hệ thống, cải thiện các nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm thị trường bán lẻ Việt Nam được mở cửa hoàn toàn vào 1-1-2009./
KẾT LUẬN
Nền Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, trong những năm qua những thành tựu mà nền kinh tế đem lại là vô cùng to lớn. Nền kinh tế phát triển đã nâng cao mức sống của người dân Việt Nam lên một tầm cao mới. Và chính điều này đã mở ra điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các các hình thức bán lẻ hiện đại ra đời, với đặc điểm hoạt động và điều kiện phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới, việc phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại như các siêu thị, cửa hàng tiện ích đang nhận được những điều kiện thuận lợi. Hoà chung với xu hướng tích cực ấy, Công ty Siêu thị Hà Nội quyết tâm xây dựng thành công mô hình bán lẻ hiện đại Hapro Mart nhằm chiếm lĩnh thị phần bán lẻ trước hết trên thị trường Hà Nội.
Trong bài viết này tác giả nhằm đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng vào quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, những nguyên nhân tồn tại từ đó thấy được những mặt hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần ứng dụng vào thực tiễn nâng cao năng lực canh tranh của hệ thống.
Do chưa có điều kiện tìm hiểu sâu, kỹ vào hoạt động thực tế của Công ty và thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được góp ý các thầy cô giáo, các bộ phân lãnh đạo Công ty Siêu thị Hà Nội và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn, được áp dụng vào thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2008
Học viên Mai Thanh Hải
PHỤ LỤC Phụ lục 1.
QUY CHẾ
SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết Định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại)
CHƢƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quản lý hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại, áp dụng đối với thương nhân kinh doanh loại hình Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng.
2. Trung tâm Thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường , phòng họp, văn phòng cho thuê...được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.
3. Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối đi lại) của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.
4. Tên hàng là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.
5. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại là thương nhân tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.
CHƢƠNG 2
TIÊU CHUẨN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI VÀ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM
THƢONG MẠI Điều 6. Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại.
1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sử chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị,Trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của địa phương.
2. Khi lập dự án xây dựng Siêu thị. Trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại 1. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và thức hiện những yêu cầu cụ thể sau:
1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại ( nếu hàng hoá, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hoá, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hoá theo quy định của pháp luật.
1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hoá có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.
1.3. Đối với hàng hoá là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đống gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua sàng lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quần hàng.
1.4. Tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.
1.5. Hàng hoá có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành 1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.
2. Không được kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hoá, dịch vụ sau đây:
2.1. Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...
2.2. Hàng hoá không đúng quy định về nhãn hàng hoá, về tem thuế hàng hoá nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt.
2.3. Hàng hoá có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ i-on hoá quá mức độ cho phép theo quy định.
2.4. Các loại vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ ( như xăng dầu, gas, khí nén...)
2.5. Các loại thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.6. Hàng hoá có chứa hoá chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
CHƢƠNG 3
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI Điều 8. trách nhiệm của thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại có thể là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
3. Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có nội quy hoạt động. Nội quy của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại bao gồm những nội dung chính sau; Quyền hạn và trách nhiệm đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Quyền và nghĩa vụ của khách tham gia giao dịch, mua bán, tham quan trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vị sinh môi trường trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
4. Nội quy của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại do thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại xây dựng theo hướng dẫn và phê duyệt của Sở Thương mại. Bản tóm tắt những điểm chính của nội quy phải được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.
Phụ lục 2. Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO
TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI TÀI LIỆU HẠN CHẾ LƯU HÀNH
THẾ GIỚI WT/ACC/VNM/48/Add.2 27 tháng 10 năm 2006
(06-5203)
BAN CÔNG TÁC VỀ VIỆC GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM