3.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần
3.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu huy động vốn tại ACB ch
Chùa Hà
Quy mô và cơ cấu vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng huy động vốn. Nguồn vốn phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới có thể tài trợ cho các hoạt động cho vay và đầu tư cũng như việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn cũng cần có một cơ cấu hợp lý giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn thì mới đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ có thế mạnh và mang tính đặc thù của từng ngân hàng khác nhau. Tính
của nguồn vốn cũng là một vấn đề mà ngân hàng nào cũng cần được quan tâm. ACB chi nhánh Chùa Hà là một trong những chi nhánh lớn có thế mạnh trên
địa bàn thành phố Hà Nội về việc huy động vốn. Chi nhánh luôn luôn có ý thức rất rõ trong nhiệm vụ huy động vốn của mình. Ban Giám đốc quán triệt tới từng nhân viên trong việc kết hợp công tác huy động vốn với tăng trưởng dư nợ, phát huy thế
mạnh của chinh nhánh kèm theo đó là tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
* Quy mô vàcơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động.
Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu huy động vốn tại ACB chi nhánh Chùa Hà
Đơn vị: Tỷđồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) 1.Tiền gửi của các TC-XH 1.160 37% 1.179 32% 1.511 35% +(-) % -37 314 2. Tiền gửi của dân cư 1.976 63% 2.545 68% 2.807 65% +(-) % 569 262 Tổng 3.136 100% 3.742 100% 4.318 100% +(-) % 119 115
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB chi nhánh Chùa Hà 2012-2014
Qua số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động ACB chi nhánh Chùa Hà tăng trưởng qua các năm, dù tăng trưởng không đều. Ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra phương châm tăng cường huy đông mọi nguồn vốn. Ngân hàng ACB - Chi nhánh Chùa Hà đã cố gắng thực hiện tốt việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là 3.136
đương 19% so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng đến năm 2014, tổng nguồn vốn huy
động được là 4.318 tỷđồng, chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm 2013 đạt 576 tỷđồng. Trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt của thị trường tài chính và các ngân hàng thương mại cùng các tổ chức tín dụng đang cố giành nhau thị phần thì mức tăng này là đáng ghi nhận dù mức tăng vẫn chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh .
Khi xem xét cơ cấu vốn, ta thấy nguồn vốn huy động được từ các tổ chức có qui mô, cơ cấu lớn, tỷ trọng dao động từ 32 – 37%. Trong khi đó, nguồn tiền huy
động từ dân cư lại chiếm tỷ trọng lớn từ 63 -68%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
trong 3 năm trở lại đây có xu hướng không đều về cơ cấu. Điều này cho chúng ta thấy, trong những năm qua lượng vốn lớn của các tổ chức, các doanh nghiệp gửi tại ACB chi nhánh Chùa Hà có biến động không đều qua các năm. Nguyên nhân, nguồn tiền này chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên địa bàn nên luôn chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền gửi dân cư, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn này có qui mô và có sự tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2012-2014, có sự biến động mạnh khi lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu bị bắt dẫn đến tiền huy động trong năm 2012 không đạt như kỳ vọng chỉ đạt 3.136. Nhưng Ngân hàng ACB đã nhanh chóng lấy lại niềm tin để năm 2013 vốn huy động tăng lần lượt là 19% và 15% (năm 2013 so với năm 2012 tăng 569 tỷ đồng; năm 2014 tăng 262 tỷ đồng so với năm 2013). Tiền gửi dân cư có xu hướng tăng đều qua các năm, điều này cũng thật dễ hiểu bởi năm 2012 đến năm 2014 lạm phát tăng cao nên người dân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tích luỹ an toàn và hưởng lãi. Hơn nữa, trong những năm gần đây, ACB - Chi nhánh Chùa Hà cũng đã triển khai các sản phẩm huy động vốn với lãi suất hấp dẫn. Các sản phẩm này phù hợp với nhu cầu khách hàng và khả
năng của ngân hàng nên thu hút được nhiều người gửi tiền hơn. Nguồn vốn này có tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn giúp cho tăng khả năng sử dụng vốn và sức cạnh tranh của ACB - Chi nhánh Chùa Hà .
* Quy mô và Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn.
Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian
Đơn vị: Tỷđồng Nguồn vốn 2012 2013 2014 Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng 1. TG Không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và giấy tờ có giá dưới 12 tháng 1.852 59% 2.047 49,4% 3.051 70,7% 2. TG có kỳ hạn và giấy tờ có giá có kỳ hạn 12 - dưới 24 tháng 72,8 2,3% 79 2,1% 109 2,5% 3. TG có kỳ hạn và giấy tờ có giá có kỳ hạn trên 24 tháng 1.211,2 38,7% 1.646 44% 1.158 26,8% Tổng nguồn vốn Huy động 3.136 100% 3.742 100% 4.318 100%
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản ACB chi nhánh Chùa Hà 2012-2014
Thực hiện chủ trương dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, trong những năm gần đây chi nhánh đã tập trung huy
động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư trung và dài hạn đang tăng cao. Vốn huy động trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên mức độ tăng đó không đáp ứng đủ mức độ tăng nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn. Theo bảng phân tích trên, ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại ACB- Chi nhánh Chùa Hà, vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động, nhất là tiền gửi không kỳ hạn.
Điều đó cho thấy một số vấn đề chi nhánh cần quan tâm ởđây là tình trạng mất cân bằng kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tiềm ẩn rủi ro lãi suất do mất cân đối kỳ hạn, rủi ro thiếu vốn trung dài hạn và trong tương lai có nguy cơ thiếu vốn trung
dài hạn. Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được huy
động chủ yếu từ các doanh nghiệp, huy động từ dân cư không đáng kể. Năm 2013, nguồn tiền này có xu hướng tăng đáng kể từ 1.852 tỷ đồng năm 2012 lên còn 2.047 tỷ đồng năm 2013 nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm do năm 2013 tiền gửi trên 12 tháng tăng lên. Năm 2014, nguồn không kỳ hạn tăng thêm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 3.051 tỷ đồng là do những nỗ lực của chi nhánh trong việc tăng cường sự tiếp thị và tìm kiếm trong khâu huy động.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng là loại tiền mà người gửi đã kế
hoạch từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn ngắn nên nguồn tiền này không được ổn định. Khoản tiền gửi này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 đạt 72,8 tỷđồng, năm 2013 tăng lên 79 tỷđồng nhưng năm 2014 đã tăng mạnh lên 109 tỷ tương ứng là tăng 72%. Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng không ổn
định trong các năm, năm 2013 tăng 435 tỷ, tăng 26% so với 2012 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2014 giảm 488 tỷ, tương ứng 29% do việc lãi suất huy động không còn hấp dẫn so với các khoản đầu tư khác.