Hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại ACB Chi nhánh Chùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP á âu chi nhánh chùa hà (Trang 77 - 81)

3.5. Đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại ACB chi nhánh Chùa Hà

3.5.3. Hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại ACB Chi nhánh Chùa

Thứ nhất : Các sản phẩm huy động vốn của ACB Chi nhánh Chùa Hà mang nặng tính truyền thống, chưa có sản phẩm đặc thù, khác biệt nổi trội so với các ngân hàng khác. Các sản phẩm huy động vốn của ACB Chi nhánh Chùa Hà về cơ bản đã

đáp ứng được sự lựa chọn của phần đông khách hàng nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự linh hoạt về số lượng lẫn kỳ hạn. Một điều có thể nhận thấy là: Các sản phẩm huy động vốn truyền thống vẫn có chỗ đứng nhất định của nó nhưng rõ ràng khách hàng sẽ rất háo hức với các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có tính linh hoạt cao như có khả năng chuyển nhượng, được rút gốc linh hoạt; hoặc các sản phẩm có tính an toàn như có lãi suất thả nổi, được đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại tệ mạnh; hoặc các sản phẩm tiết kiệm có mục đích như có bảo hiểm, trả góp, tích luỹ mua sắm nhà cửa hay tiêu dùng. Tính đa dạng và phong phú của các hình thức huy động vốn là một nhân tố không thể thiếu nhằm huy động vốn. ACB Chi nhánh Chùa Hà cần phải

ứng dụng hơn nữa thế mạnh về công nghệ và tạo nhu cầu mới cho thị trường bằng những sản phẩm mới có tiện ích cao hơn và các mức lãi suất hấp dẫn...

Thứ hai : Nguồn vốn huy động của chi nhánh tuy lớn, nhưng cơ cấu vốn không hợp lý, nguồn vốn không kỳ hạn có tính không ổn định chiếm tỷ trọng cao. Nguồn tiền gửi của dân cư cũng có xu hướng giảm, đặc biệt là nguồn dài hạn từ 12 tháng đến 36 tháng giảm mạnh, do trước đây người dân gửi tiền chủ yếu sản phẩm bậc thang

theo thời gian tiền gửi lên đến 36 tháng, hơn nữa lãi suất dài hạn không cao không hấp dẫn bằng lãi suất của các NHTM khác nên nguồn dài hạn trước đây chảy dần sang nguồn ngắn hạn hoặc sang ngân hàng khác, gây khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề kế hoạch hoá nguồn vốn.

Thứ ba : Trong công tác Marketing của chi nhánh đã bộc lộ những yếu điểm cần được khắc phục. Việc đầu tư vào trong công tác này thực sự chưa được chú trọng nên cũng ảnh hưởng đến phần nào trong công tác huy động vốn. Các cán bộ nhân viên của chi nhánh vẫn chưa tích cực quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm của chi nhánh cho từng khách hàng mà khi khách hàng có nhu cầu mới tư vấn. Điều này dẫn

đến việc huy động vốn của chi nhánh bị suy giảm. Ngoài ra, chi nhánh vẫn chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong việc Marketing cùng với các chính sách khuyến kích nhân viên trong công tác huy động vốn đối với khách hàng tiềm năng và trong việc tích cực mở rộng khách hàng.

Thứ tư: Khả năng huy động vốn trung và dài hạn còn hạn chế. Huy động vốn của ACB Chi nhánh Chùa Hà trong thời gian qua chủ yếu là vốn ngắn hạn. Tiền gửi của khách hàng cá nhân lại chiếm tỷ trọng lớn, đây là loại vốn nhạy cảm với lãi suất cao. Trong vốn ngắn hạn, tỷ trọng lớn là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn là chủ yếu. Chi nhánh chưa huy động được nhiều vốn kỳ hạn dài hạn để đầu tư vào các dự án mang tính dài hạn. Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của chi nhánh vẫn mang tính thụ động, chủ yếu vốn huy động này là do nhu cầu từ phía doanh nghiệp nhiều hơn là biện pháp thu hút của chi nhánh.

3.5.4. Các nguyên nhân

v Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất: Nền kinh tế thế giới trong thời kỳ khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng này đã tác động

đến mọi thành phần kinh tế khác nhau và ngân hàng cũng phải đứng trước những khó khăn khi bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính này. Khi hàng loạt chính sách vĩ mô của nhà nước được đưa ra giúp kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoàng trong đó có những chính sách tiền tệđã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi

nhánh. Huy động vốn của toàn ngành ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói riêng cũng bịảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ hai : Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hệ thống ngân hàng thương mại đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khi cơ chế giữa các NH trong và ngoài nước đang cân bằng hơn. Xu thế M&A, hợp tác liên doanh trong lĩnh vực tài chính cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều NH nước ngoài nhanh chóng mở rộng đầu tư

vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc mua cổ phiếu của các NH trong nước kèm theo đó là các hỗ trợ về công nghệ, nhân lực, vốn, kinh nghiệm kinh doanh... Cuộc đua huy động vốn giữa các NH liên tục diễn ra và càng ngày càng khốc liệt. Cuộc chiến trong cuộc huy động vốn không chỉđơn thuần gia tăng lãi suất như

trước đây mà các ngân hàng đã chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy

động vốn (Chứng chỉ tiền gửi, phát hành Giấy tờ có giá với lãi suất bậc thang…) đi kèm với các giải pháp Marketing hấp dẫn như: tặng quà, dự thưởng,…

Thứ ba : Sự sôi động trên thị trường vốn với việc Chính phủ phát hành hàng ngàn tỷ công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ và trái phiếu đầu tư cho các công trình giao thông thủy lợi; và hàng loạt các doanh nghiệp nhà nươc tiến hành cổ phần hóa, các NH phát hành trái phiếu, cổ phiếu tăng vốn...thu hút một lượng khá lớn vốn nhàn rỗi. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây lên sự khó khăn cho công tác huy động vốn.

Thứ tư : Các văn ban pháp luật của nhà nước còn thiếu nhất quán, thiếu sựđồng bộ và còn nhiều sự bất cập đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn cho hệ

thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. v Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất : Mạng lưới hoạt động của chi nhánh tuy đã được mở rộng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn lại tập trung hầu hết ở các quận nội thành mà chưa tập trung triển khai các huyện ngoại thành nên chưa khai thác hết lợi thế về khả năng huy động vốn ởđịa bàn.

Thứ hai : Công tác Marketing của chi nhánh tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa được thực hiện nhất quán, từng bộ phận từng cá nhân chưa ý thức hết tầm quan

trọng của công tác này. Công tác thu thập thông tin về thị trường, khách hàng của cán bộ trực tiếp làm công tác huy động vốn còn hạn chế. Các hình thức quảng cáo tiếp thị

còn ít, dàn trải, hiệu quả chưa cao, khách hàng chưa biết hết tiện ích của một sản phẩm dịch vụ, nhiều khi đưa ra mang tính hình thức mà chưa quảng bá sâu rộng trong quần chúng.

Thứ ba : Chính sách huy động vốn cho từng loại khách hàng chưa sát với thực tế

- Đối với khách hàng là dân cư : Các hình thức tiết kiệm, lãi suất và kỳ hạn cũng như các điều kiện hỗ trợ khác chưa thuận tiện làm cho một khối lượng tiền lớn vẫn lưu thông ngoài NH.

- Đối với khách hàng là các tổ chức tài chính, tín dụng: chưa hoạch định rõ ràng chính sách lôi kéo các NH, tổ chức tài chính tín dụng về mở tài khoản và sử

dụng dịch vụ.

Thứ tư : Chi nhánh chưa phát huy hết thế mạnh của mình trong việc thu hút nguồn tiền kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là một nguồn ngoại tệ dồi dào mà bất kỳ NH nào cũng cần có chính sách khai thác triệt để tạo nguồn vốn kinh doanh.

Thứ năm : Chi nhánh vẫn chưa chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong huy

động vốn, việc đào tạo cán bộ huy động vốn tổ chức không thường xuyên liên tục. Thái độ làm việc của một số nhân viên không nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa cao gây ra sự không hài lòng cao cho khách hàng. Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng còn chưa cao.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Á CHÂU - CHI NHÁNH CHÙA HÀ

4.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà

Tăng cường vốn huy động cả về lượng và chất là điều kiện tiên quyết để

giữ vững vị thế một NHTMCP hàng đầu của ACB Chi nhánh Chùa Hà. Lượng vốn lớn cùng với chất lượng cao mới thúc đẩy được tăng trưởng tín dụng, tạo đà cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh cần xây dựng các đề án, chiến lược hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Đối với hoạt động huy động vốn cần xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý, gắn với sử dụng vốn. Một chính sách huy động vốn hợp lý là phải xác định được vốn huy động bao nhiêu, phương thức và cơ cấu vốn huy động như thế nào, thời gian và đối tượng huy động cũng như lãi suất huy động...

Ngoài ra, trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh, khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới sự thành công trong công tác huy động vốn của chi nhánh. Để có được thành công, trước hết chi nhánh cần tìm hiểu động cơ, thói quen, mong muốn của từng đối tượng khách hàng thông qua phân tích lợi ích của khách hàng. Trên cơ sở những thông tin của khách hàng trong hoạt động huy động và sử dụng vốn, chi nhánh có thể đưa ra hệ thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn.

Vì vậy, trên cơ sở phân tích và dựđoán tình hình phát triển kinh tế của đất nước, xác định tỷ lệ vốn huy động kỳ vọng của thị trường trong và ngoài nước,

đánh giá đúng điểm mạnh, yếu của mình và đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc điểm của các đối tượng khách hàng, ACB chi nhánh Chùa Hà cần có các giải pháp riêng cho mình để một mặt đẩy mạnh huy động vốn mặt khác nâng cao lượng huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP á âu chi nhánh chùa hà (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)