Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP á âu chi nhánh chùa hà (Trang 87 - 92)

4.2. Kiến nghị

4.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ

chế và kế hoạch phát triển kinh doanh của toàn hệ thống, trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh nói chung và của ACB Chi nhánh Chùa Hà nói riêng.

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng có thể thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của ACB .

- Để giữ vững và phát triển hơn nữa, ACB cần có những điều chỉnh thích hợp, trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, để có thể mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn từ các dự án ủy thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.

- Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh cũng như ngay tại hội sở chính của ngân hàng một cách thường xuyên, toàn diện, chính xác để phát hiện và sử lý kịp thời các rủi ro. Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu nhập ý kiến đóng góp và những kiến nghị

từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin

để từng bước hiện đại háo công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì không có nguồn vốn, mặt khác nếu có để thực hiện sẽ không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ sẽ không thể vận hành được. Do đó ACB cần phải chủđạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Tăng cường cơ sở vật chất: Đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ mới như dịch vụ thẻ thanh toán điện tử, séc du lịch…

- Mở rộng hoạt động quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của ACB thông qua việc tài trợ cho các chương trình văn hóa – xã hội, thể thao… để thương hiệu và các sản phẩm của ngân hàng được biết đến rộng rãi ở trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, hệ thống ngân hàng Việt nam đã có sự thay

đổi mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và phong cách phục vụ. Người dân thực sự có lòng tin khi gửi tiền vào ngân hàng thay thế cho các hình thức để dành khác như tại nhà hay trong dân cư. Đặc biệt, khi mà thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư là vô cùng lớn, do đó công tác huy động vốn như thế nào

để phát huy tối đa nội lực, góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cải thiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân là cần thiết hơn bao giờ hết.

Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà. Nội dung của luận văn đã tập trung vào hoàn thành việc phân tích thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà. Trong những năm qua, dưới sự

biến động không tốt của thị trường tài chính ngân hàng nói chung và những bước ngoặt khó khăn của ngân hàng ACB nói riêng, ACB Chi nhánh Chùa Hà vẫn đạt

được nhiều thành quả đáng kích lệ trong công tác huy động vốn. Qua phân tích giai

đoạn 2012- 2014, tác giả thấy quy mô của vốn huy động của ACB Chi nhánh Chùa Hà luôn tăng trưởng với sự đa dạng của kỳ hạn, lãi suất và các loại tiền tệ. Đây là một kết quả khả quan đáng được đề cao của chi nhánh. Với việc tỷ lệ vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (tương ứng với 63%, 68%, 65%) cho thấy Ngân hàng ACB nói chung và ACB Chùa Hà nói riêng

đã lấy lại được niềm tin từ người dân.

Tuy nhiên, do hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương Mại nói chung và ACB Chi nhánh Chùa Hà nói riêng là một hoạt động rất phức tạp. Vì vậy, công tác huy động vốn của ACB Chi nhánh Chùa Hà còn bộc lộ một số hạn chế. Các sản phẩm về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Chùa Hà không thực sự đa dạng, mang nặng tính truyền thống, chưa có sản phẩm

đặc thù vượt trội so với ngân hàng khác nên việc huy động gặp khó khăn. Trong khi tổng nguồn vốn huy động cao nhưng cơ cấu vốn chưa hợp lý khi vốn trung và dài

dẫn đến việc không chủđộng vốn cho những kế hoạch dài hạn. Công tác Marketing tại ACB Chi nhánh Chùa Hà vẫn chưa được ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng.

Đồng thời trong luận văn, Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạt động huy động vốn ở ACB Chi Nhánh Chùa Hà. Theo ý kiến riêng của tác giả, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng nhất bởi vì nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ACB Chi nhánh Chùa Hà, 2012-2014. Báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán.

2. Đỗ Thị Ngọc Anh, 2012. Trao đổi về cơ chế áp dụng lãi suất trần trong huy

động vốn của NHTM hiện nay.Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 3+4, trang 27.

3. Bộ Tài chính, 2004. Thông tư số 49/2004/TT-BTC “Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước. Hà Nội. 4. Phan Thị Cúc, 2008. Bài tập - Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại tín

dụng ngân hàng. Trường Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Huy Cường, 2006. Huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Luận văn Tiến sỹ. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

6. Nguyễn Duệ, 2001. Quản trị ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 7. Phan Thị Thu Hà, 2007. Giáo trình ngân hàng thương mại. Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân.

8. Trần Trọng Huy, 2011. Hoạt động huy động vốn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh -Thực trạng và giải pháp.Tạp chí Ngân hàng, số 15, trang 31.

9. Tô Ngọc Hưng, 2009. Giáo trình ngân hàng thương mại, Hà Nội: Nhà xuất bảnThống Kê.

10. Lê Thị Mận, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Lý thuyết và Bài tập). Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

11. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2002. Quyết định 1287/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hàng quy chế phát hành giấy tờ có giá trị của Tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Hà Nội, tháng 11 năm 2002.

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, tháng 6 năm 2010.

15. Hà Thị Sáu, 2012. Quản lý lãi suất của NHTM trong môi trường cạnh tranh hiện nay.Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 6, trang 16.

16. Lê Phan Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng, 2012. Giải pháp hoàn thiện hoạt

động quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam.Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 8, trang 31.

17. Lê Văn Tư và cộng sự, 2000. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP á âu chi nhánh chùa hà (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)