Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP á âu chi nhánh chùa hà (Trang 26 - 32)

1.3. Tổng quan về hoạt động huy động vốn

1.3.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Vốn vừa mang tính chất tiền đề, vừa là vấn đề xuyên suốt cho quá tình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại (NHTM). Mục tiêu tổng quát của NHTM là an toàn và sinh lời trong kinh doanh. Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng là điều rất cần thiết. Mỗi Ngân hàng hoạt động trong một môi trường và điều kiện cụ thể sẽ có các hình thức huy động vốn khác nhau. Song nhìn chung NHTM thường áp dụng các hình thức huy động vốn cơ bản sau

Huy động từ chủ sở hữu :

Nguồn huy động từ chủ sở hữu thông thường gồm vốn tự có và một số quỹ

mang tính chất đặc thù của mỗi quốc gia (như Quỹđầu tư phát triển do Chính phủ

cấp cho một số NHTM quốc doanh ở Việt Nam).

Vốn tự có của NHTM cũng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi luận văn này tôi chỉ xem xét dưới các hình thức như: Vốn pháp định, vốn

điều lệ và các quỹ.

Vốn pháp định: Điều kiện hàng đầu để khởi nghiệp trước khi được phép khai trương Ngân hàng là phải có đủ vốn ban đầu theo đúng luật định. Vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định.

Ở Việt Nam quy định vốn pháp định của các ngân hàng như sau: Nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nước, vốn pháp định do Ngân sách Nhà nước cấp 100% vốn ban

đầu; Nếu là NHTM cổ phần, vốn pháp định do sựđóng góp của cổđông dưới hình thức phát hành cổ phiếu; Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của ngân hàng tham gia liên doanh.

Vốn điều lệ là vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức vốn pháp định do NHNN công bố vào đầu mỗi năm tài chính. Vốn điều lệ quy định cho một ngân hàng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng đó (vốn điều lệ bao hàm cả vốn pháp định).

Vốn tự có của NHTM bao gồm các quỹ dự trữ ngân hàng (đây là các quỹ buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng) như: Quỹ bảo toàn vốn, Quỹ phúc lợi, Quỹ khấu hao tài sản cốđịnh,...

Nguồn vốn tự có của NHTM thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của một ngân hàng, nhưng lại là nguồn vốn rất quan trọng, vì nó cho thấy thực lực, quy mô của ngân hàng, nó là cơ sởđể thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nguồn vốn này có tính ổn

định cao, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tài trợ cho các tài sản cốđịnh của NHTM, tài trợ cho hoạt động liên doanh liên kết, mở rộng mạng lới, hay để chống rủi ro,...; Qua đó nhằm hướng tới mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Theo đà phát triển, nguồn vốn này sẽ được gia tăng về số lượng tuyệt đối thông qua các nghiệp vụ của mỗi NHTM có thể áp dụng như sau:

- Tăng cường và bổ sung thêm vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốn từ

các cổđông, phát hành cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu,...

- Đối với NHTM quốc doanh hay NHTM liên doanh thì có thể tăng thêm vốn tự có thông qua sự cấp thêm vốn của Chính phủ hay đóng góp thêm vốn của các bên liên doanh.

- Ngoài ra, nguồn vốn tự có của NHTM còn được bổ sung thêm từ kết quả

hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc trích lập các quỹ dự trữ và một số quỹ khác.

Như vậy, nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu là nguồn vốn đóng vai trò nền tảng, là cơ sởđể thu hút các nguồn vốn khác. Tuy nó chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM nhưng có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và phát triển của ngân hàng; mặc dù công tác huy động không thuận lợi, phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của ngân hàng nhưng việc tăng cường mở rộng nguồn vốn này một cách hợp lý là rất quan trọng đối với tất cả các NHTM.

Huy động tiền gửi

Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng thì tiền gửi nói chung được hiểu là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Trên phương diện chủ thể gửi tiền thì tiền gửi có thểđược chia thành hai loại: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư; Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội.

Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán)

Một trong những dịch vụ lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi

để thanh toán hộ khách hàng. Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức một lệnh rút tiền cho một cá nhân hay cho bên thứ ba, được chỉ rõ là người thụ hưởng.

Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội

Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội và

được các đơn vị này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Khoản vốn này tạm thời được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn và chưa có nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn.

Đây là nguồn chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM. Bởi lẽ, trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ít khi có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian dài và nếu có thì chỉ là một lượng nhỏ. Tuy vậy nguồn vốn này vẫn không thể thiếu trong cơ cấu tạo nên nguồn vốn của một ngân hàng. Từ đó NHTM có thể sử dụng nguồn vốn một cách chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, góp phần đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. ở các nước công nghiệp phát triển, trong số các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm đứng vị thứ hai cả về mặt số lượng và tầm quan trọng.

Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) người ta cho rằng vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm là một trong các nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Bởi lẽ nếu huy động được nguồn vốn nhàn rỗi tiềm tàng trong các tầng lớp dân cư sẽ có tiền cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Các tầng lớp dân cư gửi tiền tiết kiệm vào NHTM với mục đích chủ yếu là tiết kiệm và sinh lời. Do đó, nguồn vốn này có tính ổn định khá cao.

Để tạo thuận lợi cho khách hàng cũng như ngân hàng, thủ tục gửi tiền cũng rất

đơn giản: Khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng sẽ được nhận một quyển sổ tiết kiệm. Sổ này được coi là giấy chứng nhận số tiền, thời hạn, lãi suất của khoản tiền

đó trong quỹ tiết kiệm. Thông thường lãi suất của tài khoản tiết kiệm cao hơn lãi suất của tài khoản gửi thanh toán và người chủ tài khoản không được hưởng dịch vụ

Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong việc gửi tiết kiệm, các NHTM đã và đang áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú như: Tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng, tiết kiệm có thưởng,... với nhiều kỳ hạn đa dạng và

đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Bên cạnh đó, NHTM cũng từng bước nâng cao các tiện ích cho người gửi tiết kiệm như: Coi sổ tiết kiệm như là một chứng từ đảm bảo tiền gửi, người có sổ có thể mang sổ tiết kiệm đến ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu để vay vốn khi cần thiết.

Tóm lại, nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trò quan trọng trong các hoạt

động kinh doanh của NHTM. Thống thường nguồn vốn này phụ thuộc vào ba thông số chính: Lãi suất do các NHTM chi trả; Lãi suất của các loại hình đầu tư khác như: Trái phiếu, cổ phiếu,... Thu nhập của khách hàng. Trong đó thông số đầu tiên được coi là quan trọng nhất. Vì thế việc đưa ra chiến lược lãi suất như thế nào, hình thức huy động ra sao để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàng đầu của các NHTM.

Vốn đi vay

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng khi dư vốn, đủ vốn, thiếu vốn là lẽ tất nhiên, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Khi một NHTM thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồn khác chưa đủ đáp ứng thì NHTM có thể đi vay. Nghiệp vụ vay vốn của NHTM có thể

chia thành hai loại chính: Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá và vay trực tiếp.

Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá:

Phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hình thức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi ( kỳ phiếu), trái phiếu,...

Người gửi tiền rất nhạy cảm với những thay đổi trong lãi suất huy động của ngân hàng. Vì vậy khi cần vốn, một NHTM có thể phát hành giấy tờ có giá với một mức lãi suất hấp dẫn hơn các loại nghiệp vụ huy động thông thường khác nhằm huy

động được kịp thời lượng vốn cần thiết. Mức lãi được trả cho các công cụ này sẽ được thoả thuận trực tiếp giữa NHTM và khách hàng hoặc được ấn định ở một mức

độ nhất định mà người gửi tiền có thể chấp nhận được, đồng thời đảm bảo hiệu quả

kinh doanh cho ngân hàng.

Vay vốn các tổ chức tín dụng

Khi cần vốn thì các NHTM có thể đi vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng nước ngoài, từ công ty mẹ,... Nhưng dù vay ở nguồn nào thì nhìn chung chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trả cho các hình thức huy động vốn khác.

Việt Nam, nguồn vay vốn của NHTM khá phong phú. Một NHTM có thể

vay ở một số nguồn chính như: Vay từ NHNN và Bộ Tài chính (BTC), vay từ các NHTM khác và tổ chức tín dụng, từ nguồn vay khác.

* Vay từ NHNN và BTC:

- Vay từ NHNN: Trong quan hệ giữa NHTM và NHNN thì NHNN có tư cách là Ngân hàng của các Ngân hàng, là “ Người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM. Thông thường các NHTM chỉ được vay NHNN để bù đắp những thiếu hụt ngắn hạn, tạm thời dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, NHNN vẫn cho NHTM vay để cho vay lại nền kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi. Nhưng khoản vay này thường bị hạn chế số lượng, tùy thuộc vào chính sách vĩ mô của nền kinh tế.

- Vay từ Bộ Tài chính: Mặc dù đã có Tổng cục đầu tư phát triển nhưng Bộ tài chính vẫn có sự hỗ trợ cho các chương trình tín dụng Ngân hàng. Hàng năm, các địa phương được phân bổ một số vốn trung và dài hạn cho các công trình phục vụ các mục tiêu quốc kế dân sinh. Nguồn này sẽđược Bộ Tài chính chuyển sang Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển hoặc của NHTM quốc doanh khác dưới hình thức quỹ đầu tư

phát triển để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi. Nhưng cũng có những dự

án thuộc danh mục Chính phủ chỉđịnh nhưng NHTM sẽ lo vốn đầu tư toàn bộ. Do đó NHTM có thể vay một phần từ Bộ Tài chính để tài trợ cho các dự án này, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền để cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay trung và dài hạn của NHTM là lãi suất ưu đãi để NHTM không bị lỗ trong kinh doanh.

Ngoài nghiệp vụ vay từ NHNN và Bộ Tài chính thì các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay từ các Công ty Bảo biểm để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc:

- Các NHTM phải hoạt động hợp pháp

- Thực hiện việc đi vay và cho vay theo hợp đồng tín dụng.

- Vốn vay phải được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh của NHNN. Nguồn vay mượn này thường có chi phí cao, phụ thuộc nhiều vào quan hệ

cũng như uy tín của NHTM đi vay.

Các nguồn khác

+ Nguồn uỷ thác là nghiệp vụ mà thông qua đó ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ uỷ thác như cho vay, đầu tư, uỷ thác cấp phát, giải ngân, thu ngân hộ... Các hoạt động này tạo nên nguồn vốn uỷ thác tại ngân hàng. Ngày nay, cùng với sự

phát triển của các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh tế, xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của các ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng màng lưới ngân hàng như là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Và kết quả là hình thành nguồn uỷ thác, làm tăng nguồn vốn của ngân hàng.

+ Nguồn trong thanh toán là các khoản thanh toán không dùng tiền mặt có thể

hình thành nguồn thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền kí quỹđể mở L/C,...). Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư tiền từ của các ngân hàng thành viên để chuyển về thực hiện cho vay.

+Nguồn khác, các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả, Tiền khấu hao tài sản nhưng chưa dùng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP á âu chi nhánh chùa hà (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)