Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 88 - 92)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của khu vực Duyên Hải miền trung, các huyện miền núi của Tỉnh có điều kiện tự nhiên, đất rộng, tiềm năng rừng và đất rừng ngày càng bị cạn kiệt do khai thác không có quy hoạch và kế hoạch, do đó nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVII khẳng định:

… Phát triển quy mô giáo dục - đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch, sắp xếp và nâng cấp các trường chuyên nghiệp, hệ thống trường dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường công tác phổ cập, bồi dưỡng tập huấn nghề nhằm không ngừng nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo. Nâng cấp trường dạy nghề cấp tỉnh đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, gắn kế hoạch xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm với chương trình và kế hoạch dạy nghề … [ tr.11].

Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra đối với các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh là phải phát triển mạnh nguồn nhân lực để đảm bảo yêu cầu thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc về phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong những năm tới.

4.1.1. Đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn nhân lực đƣợc xem là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển, bền vững các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung và của các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Chúng ta đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm để vừa khơi dậy tiềm năng của mọi cá nhân và của cộng đồng, vừa hƣớng tăng trƣởng kinh tế gắn với cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, gắn phát triển với từng bƣớc thực hiện công bằng xã hội.

Do đó, phải coi trọng đào tạo và coi đó là động lực trọng tâm của sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Trƣớc hết, một mặt ngoài việc đào tạo một bộ phận nguồn lao động thực sự có năng lực, có trí tuệ ở các bậc đại học, cao đẳng để tạo nguồn cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ biết tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất cần phải tập trung đào tạo nghề cho số đông ngƣời lao động, đây là lực lƣợng lao động đông đảo sản xuất ra của cải vật chất. Phải coi đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để các huyện miền núi có một lực lƣợng lao động sẵn sàng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

4.1.2. Đào tạo nghề phải gắn liền với tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động nguồn lao động và chuyển dịch lại cơ cấu nguồn lao động

Quá trình tạo việc làm và điều chỉnh cơ cấu trạng thái việc làm phải đảm bảo thỏa mãn đƣợc cả hai mục tiêu kinh tế và giải quyết đƣợc các vấn đề xã hội, giải quyết những vấn đề trƣớc mắt và chuẩn bị các điều kiện cho các bƣớc phát triển về sau. Việc tăng số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo trong độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp giảm áp lực việc làm trong những năm trƣớc mắt và có tác dụng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo.

Đào tạo và tự đào tạo nghề để có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm là trách nhiệm của mọi ngƣời dân, ngƣời lao động phải chủ động tự tạo và tìm kiếm việc làm trong khuôn khổ luật pháp quy định.

Phải chủ động và tích cực nâng cao tính năng động, khả năng thích nghi của nguồn nhân lực với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình chuyển dịch theo hƣớng từ lao động thủ công không qua đào tạo sang lao động đã đƣợc đào tạo có tay nghề, có trình độ kỹ thuật … cần kết hợp nhiều loại trình độ, nhiều loại quy mô, trong đó ƣu tiên những công nghệ tiên tiến phù hợp nhất là các nghề về chế biến nông, lâm sản sẽ tạo ra một vùng nguyên liệu rộng lớn nhằm thu hút đƣợc một lực lƣợng lao động đáng kể ở nông thôn.

4.1.3. Phát huy tối đa nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn ngoại lực để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020

Miền núi tỉnh Hà Tĩnh cũng nhƣ các vùng miền khác trong cả nƣớc đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó muốn thực hiện thành công sự nghiệp đó phải phát huy tối đa các lợi thế và nguồn lực bên trong, kết hợp với thu hút mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài gồm cả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ƣơng, vốn của tỉnh, vốn thu hút từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn hình thành quỹ đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc, các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực và các cá nhân ngƣời lao động. Xây dựng và phát triển mạng lƣới đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực, phải dựa trên những tính toán về khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lực nội sinh và thu hút nguồn lực bên ngoài để đầu tƣ cho phát triển.

4.1.4. Đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thị trường sức lao động trường sức lao động

Trong xu thế giao lƣu và hội nhập quốc tế diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Do đó chúng ta phải mở rộng quan hệ để học tập kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực đào tạo nghề cho ngƣời lao động phục vụ sản xuất, từng bƣớc tạo cơ hội cho họ làm chủ thiết bị, làm chủ công nghệ; đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo theo hƣớng áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực thích ứng với thị trƣờng sức lao động quốc tế.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định:

… Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước; ngăn chặn các hành vi lừa đảo và các hiện tượng tiêu cực khác [ tr.26].

Nhƣ vậy, sự phát triển của thị trƣờng sức lao động không thể vƣợt qua nhƣng cũng không thể lạc hậu hơn so với các thị trƣờng khác. Với tƣ cách là một thị trƣờng yếu tố sản xuất (thị trƣờng đầu vào), việc phát triển thị trƣờng sức lao động không những phải đảm bảo tính đồng bộ với phát triển các thị trƣờng hàng tiêu dùng và dịch vụ (thị trƣờng đầu ra), mà còn phải gắn bó chặt chẽ với phát triển các thị trƣờng yếu tố sản xuất khác.

Tranh thủ các dự án quốc tế về đào tạo, mở nhiều hình thức liên kết với nƣớc ngoài đào tạo nghề, tích cực đƣa ngƣời lao động đi thực tập nghề tại các cơ sở sản xuất của nƣớc ngoài và có chính sách khuyến khích để sử dụng ngƣời học từ nƣớc ngoài trở về phục vụ Tổ quốc. Chú trọng phát triển thị trƣờng sức lao động chất lƣợng cao. Coi trọng đội ngũ giáo viên dạy nghề, nâng cao chất lƣợng đội ngũ này đảm bảo có tỷ lệ thỏa đáng trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành, thợ lành nghề giỏi để truyền nghề. Các cơ sở dạy nghề phải chủ động tìm kiếm thông tin thị trƣờng sức lao động để nắm chắc nhu cầu thị trƣờng, đào tạo nghề mà thị trƣờng cần.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)